Người trẻ và hợp đồng tiền hôn nhân trước khi về một nhà
Có sẵn tài sản hơn chục tỷ, chuẩn bị tiến tới hôn nhân, cần làm gì để sau khi kết hôn không mất một đồng nào cho vợ, nếu ly hôn thì nuôi hết con? Một bạn trẻ xin tư vấn về hợp đồng tiền hôn nhân.
Cụ thể, bạn này viết: “Mình là nam 30 tuổi có tài sản bao gồm bất động sản và công ty riêng trị giá trên 15 tỷ đồng. Mình sắp kết hôn và mình muốn lập hợp đồng tiền hôn nhân với các yêu cầu:
1. Cả 2 độc lập tài chính và mình không muốn mất 1 đồng nào cho vợ nếu ly hôn.
2. Mình muốn giành toàn bộ quyền nuôi con nếu ly hôn.
3. Cài các điều khoản làm sao cho nếu mình có ngoại tình hay phạm lỗi gì cũng không ảnh hưởng đến tài sản và quyền lợi.
Mong được các bạn tư vấn và hỗ trợ mình nếu ai làm được nhé”.
Dòng trạng thái của bạn trẻ này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Một số người thì cho rằng việc lập hợp đồng tiền hôn nhân và quy ước về tài sản là việc làm rất tiến bộ, bởi lẽ, nó đảm bảo về tài sản nếu không may cuộc hôn nhân tan vỡ.
Thế nhưng, có người lại cho rằng nếu vậy tốt nhất cứ sống với nhau, cần gì kết hôn bởi lẽ nhiều cặp vợ chồng sống với nhau, sinh con đẻ cái cũng có cần kết hôn đâu và nếu quá sân si vì tiền bạc thì việc ký vào tờ giấy kết hôn là không cần thiết.
Lập hợp đồng tiền hôn nhân, quy ước trước về tài sản đang gây tranh cãi
Vũ Diễm Ngọc – sinh viên khoa Luật, Đại học Luật Hà Nội chia sẻ: “Theo quan điểm từ 1 người học luật, em nghĩ là không nên lập hợp đồng tiền hôn nhân và quy ước về tài sản trước hôn nhân.
Video đang HOT
Hiện nay pháp luật cũng có những quy định rõ những tài sản trước và sau hôn nhân và em nghĩ là những nhà làm luật quy định như vậy cũng là do xuất phát từ những tranh chấp xảy ra trong hôn nhân ví dụ như sự xuất hiện của người thứ 3.
Vũ Diễm Ngọc – sinh viên khoa Luật, Đại học Luật Hà Nội.
Đứng từ phương diện của 1 người trẻ thì em nghĩ rằng nên có những thoả thuận rõ ràng với nhau về kinh tế trước khi tiến vào hôn nhân. Tuy nhiên không nên quá rạch ròi, ví dụ như những khoản đóng góp chung thì vẫn phải có để đảm bảo sự công bằng như đóng góp về ăn uống, tiền nhà, tiền nuôi con hay đóng góp phụ dưỡng cha mẹ 2 bên”.
Diễm Ngọc cho rằng phụ nữ cũng có nhiều thiệt thòi hơn khi bước vào một mối quan hệ hôn nhân so với nam giới. Còn bên cạnh đó, nếu muốn cả 2 đều có thể để cho mình những “quỹ đen” phòng trường hợp cần thiết.
“Em nghĩ khi mình rạch ròi quá với nhau cũng sẽ làm mất đi sự tin tưởng trong mối quan hệ hôn nhân và cũng là lý do khiến cuộc hôn nhân không thực sự hạnh phúc bởi chỉ khi người ta tin tưởng nhau mới trao hết tâm can, yêu đương cho nhau được”, Ngọc tâm sự.
Nguyễn Phương Chi (sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân) cho rằng hợp đồng trước hôn nhân quy định về tài sản là một điều rất tốt vì mất lòng trước được lòng sau, tốt cho cả hai phía vì tài sản và nghĩa vụ 2 bên rạch ròi dẫn đến hạn chế sự thua thiệt quyền lợi.
“Hơn thế, hợp đồng tiền hôn nhân còn góp phần đảm bảo được ổn định tài chính cho con cái nếu có bất trắc gì xảy ra. Thỏa thuận tiền hôn nhân là hợp lý. Trước hết là phân định rõ tài sản riêng, tránh tranh chấp khi chia tay. Đó là biện pháp ngăn chặn lòng tham của một bên nếu có. Trong quá trình sống chung, hai bên vẫn có quyền sử dụng tài sản chung theo thỏa thuận đóng góp.
Đây là điều rất văn minh nên làm nếu cuộc hôn nhân hạnh phúc trọn vẹn thì hợp đồng không cần dùng tới nhưng nếu có trục trặc và phải chia tay thì có hợp đồng này làm căn cứ, ly dị khỏi phải cãi nhau về tài sản riêng và phân chia tài sản chung cũng như nghĩa vụ với con chung của từng bên.
Xã hội đang phát triển trong xu thế nên có hợp đồng tiền hôn nhân và khám sức khỏe tiền hôn nhân để đảm bảo quyền lợi cho các bên”, nữ sinh chia sẻ quan điểm.
Tuy nhiên, một người có cuộc hôn nhân 15 năm – chị Nguyễn Thu Trà (Hà Nội) cho biết: “Tôi cho rằng hôn nhân là duyên phận, có người sống với nhau cả đời, có người ngay sau đám cưới đã muốn tan rã, lý do thì muôn kiểu.
Không có một công thức chung hay những lý giải chung cho những gì diễn ra trong hành trình của một cuộc hôn nhân. Vì thế, chẳng có một lời khuyên nào đúng, bởi nó đúng với người này nhưng không đúng với người khác.
Mình nghĩ bạn không nên bước vào hôn nhân khi bạn có tư tưởng quá rạch ròi về tiền bạc vì nó sẽ giết chết cảm xúc yêu đương giữa hai người và điều đó khiến hôn nhân bạn sẽ rất khó có được hạnh phúc”.
Hậu ly hôn, mẹ chồng tới đề nghị con dâu quay về
Sau khi ly hôn không lâu, mẹ chồng gọi cho tôi nhưng tôi không nghe máy, nên bà đã tìm tới tận căn hộ tôi ở để nói chuyện.
Tôi và chồng đã ly hôn sau 1 năm chung sống, bạn bè hai đứa biết tin thì ngạc nhiên lắm vì chúng tôi quen nhau từ thời đại học, yêu nhau được 7 năm mới tiến tới hôn nhân. Cho nên, họ không thể ngờ rằng vì 1 năm kết hôn mà đôi Kim Đồng - Ngọc Nữ khiến nhiều người ngưỡng mộ lại kết thúc chóng vánh như vậy.
Thực ra, nguyên nhân khiến tôi và chồng ly hôn có lẽ một phần là do mẹ chồng tôi. Bố chồng tôi đã mất khi anh còn rất nhỏ, một mình mẹ chồng nuôi anh khôn lớn nên người. Không nỡ để bà cô đơn một mình nên sau khi kết hôn vợ chồng tôi đón bà lên ở chung.
Mẹ chồng đã chịu khổ nhiều rồi nên giờ tôi muốn bà được hưởng phúc, vì vậy tôi chẳng bắt bà phải động tay động chân làm gì cả. Sáng trước khi đi làm thì tôi đã đi chợ đầy đủ, chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa luôn cho mẹ chồng. Đến trưa cơm canh nguội thì bà chỉ cần hâm lại ăn là được. Chiều sau khi tan sở, tôi lại về cơm nước, dọn dẹp từ trong ra ngoài, giặt giũ...
Khi thấy chồng tôi giúp tôi làm việc nhà, mẹ chồng tỏ vẻ khó chịu lắm. (Ảnh minh họa)
Ban đầu, chồng cũng vào phụ giúp tôi làm việc nhà, nhưng mỗi lần như vậy mẹ chồng tôi lại tỏ vẻ khó chịu lắm. Dần dần, chồng tôi ít phụ tôi làm việc nhà hơn hẳn, họa chăng chỉ là phơi đồ, dọn cơm thôi.
Tôi vẫn chịu đựng hết, gồng gánh tất cả, ôm hy vọng một ngày nào đó quan niệm cổ hủ của mẹ chồng sẽ thay đổi, vì vợ chồng vốn nên san sẻ việc nhà với nhau mà, thời buổi nào rồi mà chỉ có đàn bà mới vào bếp còn đàn ông thì không. Nhưng, tôi đã nhầm to.
Một lần, tôi bị ốm nên đành phải nhờ chồng rửa bát hộ, không ngờ rằng mẹ chồng lại quát thẳng vào mặt tôi: "Đây là việc của cô, không phải việc của con trai tôi. Có mấy cái bát cũng không rửa được, làm bộ làm tịch ốm với đau. Đàn ông chí phải ở bên ngoài, quanh quẩn bếp núc là không được".
Nghe mẹ chồng nói vậy tôi tức lắm, nhưng điều tôi không ngờ là chồng tôi lại bỏ đống bát đũa đó lại cho tôi và đi ra ngoài thật. Anh thương mẹ, nghe lời mẹ, tôi biết nhưng tôi không ngờ anh lại nhu nhược tới mức này.
Chỉ vì chuyện rửa bát mà tôi và mẹ chồng xảy ra cãi vã. (Ảnh minh họa)
Không thể chịu đựng được nữa, tôi và mẹ chồng cãi nhau lớn. Trong cơn thịnh nộ, tôi viết giấy ly hôn. Không ngờ, anh lại nghe lời mẹ ký luôn khiến tôi sốc tập 2. Đã vậy thì tôi cũng chẳng cần phải lưu luyến gì nữa, tôi thu dọn đồ đạc rời đi ngay trong đêm.
Không lâu sau khi ly hôn, mẹ chồng cũ bỗng gọi điện cho tôi nhưng tôi không thèm nghe máy. Không ngờ rằng, bà lại tìm được căn hộ mà tôi đang ở. Thôi thì bà cũng đến đây rồi, tôi cũng muốn xem bà muốn gặp tôi để làm gì.
Đứng trước mặt tôi, mẹ chồng cũ bắt đầu khóc lóc rồi nói: "Con dâu à, mẹ biết sai rồi. Con bỏ đi, ở nhà không ai nấu cơm nữa, con về nhà với mẹ được không".
Mẹ chồng cũ nói câu này khiến tôi càng sôi máu. "Mẹ à, đó là mẹ đang muốn tìm giúp việc chứ không phải tìm con dâu. Con gả cho anh ấy về làm vợ, làm con dâu mẹ chứ không phải về làm giúp việc cho nhà mẹ. Ngày trước mẹ đối xử với con như thế nào mà giờ mẹ còn muốn con về đó. Thật nực cười, mẹ đi về ngay đi, đừng tới tìm con nữa", tôi tức giận đáp.
Sau khi ly hôn không lâu, mẹ chồng bất ngờ tới tìm tôi, xin tôi quay về. (Ảnh minh họa)
Thành thật mà nói, sau khi ly hôn tôi vẫn còn lưu luyến, thậm chí hy vọng chồng cũ và mẹ anh ta biết sai mà sửa, thay đổi suy nghĩ lạc hậu đó để tôi và anh cùng nhau xây lại tổ ấm. Nhưng mọi thứ đã vụn vỡ, hy vọng trong tôi bị dập tắt khi nghe mẹ chồng nói những lời đó.
Vậy nên các bạn gái à, khi yêu ai đó mà có ý định tiến tới hôn nhân với anh ta thì bạn hãy cố gắng tiếp xúc nhiều với bố mẹ anh ta, để biết họ tính tình có phóng khoáng, cởi mở hay không vì mối quan hệ nàng dâu với nhà chồng quả thật rất quan trọng trong hôn nhân. Đừng như tôi, yêu nhau 7 năm nhưng chỉ về gặp mẹ anh được 2 lần, quá ít để hiểu rõ về một người.
Tiền bạc, công việc và thế giới ảo lấy mất cơ hội kết hôn của giới trẻ Nhật Bản Không chỉ tiền bạc và công việc, thế giới ảo cũng đang là nguyên nhân khiến số lượng người trẻ tuổi ở Nhật Bản tiến tới hôn nhân sụt giảm. Khảo sát cho thấy cứ 4 người ngoài 30 tuổi ở Nhật Bản lại có 1 người cho biết không có kế hoạch kết hôn. Theo các nhà phân tích, nguyên nhân xuất...