Người trẻ Trung Quốc ‘tiết kiệm phục thù’, có người xài chỉ 1 triệu đồng/tháng
“Tiết kiệm phục thù” đã trở thành xu hướng trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, khi giới trẻ nước này nỗ lực tiết kiệm.
Nhiều người trẻ Trung Quốc “tiết kiệm phục thù” – Ảnh minh họa: CNBC/GETTY IMAGES
Sau đại dịch COVID-19, truyền thông quốc tế thường đề cập tới trào lưu “revenge shopping” ( mua sắm phục thù) hay “revenge spending” (chi tiêu phục thù), để chỉ hành vi mua sắm thoải mái như một cách giải tỏa tinh thần, “phục thù” cho khoảng thời gian dài không chi tiêu trước đó.
Nhưng trái ngược với trào lưu trên, hiện nay trên các trang mạng xã hội Trung Quốc nổi lên xu hướng “tiết kiệm phục thù” (revenge saving).
Có người chi chỉ 1 triệu đồng/tháng
Tài khoản Little Zhai Zhai chia sẻ về những bữa ăn tiết kiệm trên mạng xã hội Xiaohongshu – Ảnh chụp màn hình
Theo kênh CNBC ngày 1-7, thay vì phung phí, nhiều người trẻ Trung Quốc đang tiết kiệm một cách quyết liệt, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang trong tình trạng trì trệ.
Video đang HOT
Như trường hợp người dùng “Little Zhai Zhai” (26 tuổi) trên mạng xã hội Xiaohongshu nỗ lực hạn chế chi tiêu hằng tháng của mình ở mức chỉ 300 nhân dân tệ (41,28 USD, tương đương khoảng 1 triệu đồng). Trong một video gần đây, cô chia sẻ về việc giảm chi phí ăn uống một ngày xuống chỉ còn 10 nhân dân tệ (1,38 USD, tương đương 35.000 đồng).
Có những người còn tìm kiếm “đối tác tiết kiệm” trên mạng xã hội. Nhóm đối tác này sẽ đảm bảo các thành viên bám sát mục tiêu tiết kiệm. Ăn uống tại căng tin cộng đồng thường dành cho người già, nơi các bữa ăn được bán với giá tương đối rẻ… nằm trong số các cách tiết kiệm.
Ông Shaun Rein, giám đốc điều hành Tập đoàn Nghiên cứu thị trường Trung Quốc (CMR), nhận định với kênh CNBC: “Giới trẻ Trung Quốc có tâm lý tiết kiệm phục thù. Không giống như giới trẻ trong những năm 2010 thường chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được và vay mượn tiền để mua những món đồ yêu thích như túi xách Gucci và điện thoại iPhone, hiện nay người trẻ Trung Quốc đã bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn”.
Điều này hoàn toàn trái ngược với xu hướng rộng rãi hơn trong giới trẻ, đặc biệt là Thế hệ Z (hay Gen Z, chỉ những người sinh từ năm 1997 đến 2012).
Theo báo cáo Chỉ số thịnh vượng của Công ty Intuit, thay vì cắt giảm chi phí để tăng tiền tiết kiệm, 73% những người thuộc Gen Z ở Mỹ cho biết họ thà có chất lượng cuộc sống tốt, hơn là có thêm tiền tiết kiệm trong ngân hàng.
Vì sao giới trẻ Trung Quốc chi tiêu thận trọng hơn?
Ông Christopher Beddor, phó giám đốc phụ trách nghiên cứu Trung Quốc tại Công ty Gavekal Dragonomics, giải thích: “Những người trẻ tuổi có lẽ cảm nhận được điều tương tự như những người khác: Nền kinh tế đang hoạt động không tốt”.
Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tổng tiền gửi bằng nhân dân tệ của các hộ gia đình ở nước này trong quý 1-2024 đã tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù GDP quý 1 của Trung Quốc vượt qua kỳ vọng, đạt mức tăng trưởng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, nhưng các dự báo vẫn chỉ ra sẽ tiếp tục có sự suy giảm. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo mức tăng trưởng là 4,5% vào năm 2025.
Các chuyên gia nói thêm một yếu tố khác là thị trường lao động bị thắt chặt, đặc biệt bất lợi cho giới trẻ. Trong tháng 5, tỉ lệ thất nghiệp ở người trẻ nước này từ 16 đến 24 tuổi ở mức 14,2%, cao hơn nhiều so với mức bình quân toàn quốc là 5%.
Nghịch dại quấn xích sắt vào cổ, 2 cô gái say rượu cầu cứu lực lượng cứu hỏa
Hai cô gái say rượu cầu cứu lực lượng cứu hỏa sau khi họ tự quấn xích sắt quanh cổ và ném chìa khóa vào bồn cầu.
Hai cô gái sinh sống ở miền đông Trung Quốc buộc phải cầu cứu lực lượng cứu hỏa sau khi tự quấn xích vào cổ nhau và khóa lại. Tuy nhiên, chiếc chìa khóa lại bị vứt vào trong bồn vệ sinh. Sự việc xảy ra khi 2 cô gái cùng ngồi uống rượu và tham gia trò chơi đang "nổi như cồn" trên mạng xã hội Trung Quốc.
Theo The Paper, 2 cô gái được giấu danh tính đều ngoài 20 tuổi và sống ở tỉnh Chiết Giang. Dư luận Trung Quốc tỏ ra vô cùng bức xúc khi biết 2 cô gái đã tự xích cổ mình lại trong lúc chơi trò chơi "sống và chết".
Lính cứu hỏa dùng kìm cộng lực để phá chiếc xích quấn quanh cổ 2 cô gái. (Ảnh: The Paper)
Hôm 11/11, trạm cứu hỏa ở thành phố Hàng Châu đã nhận được thông tin 2 cô gái đang cần được giúp đỡ tại một nhà hàng do để "mất" chiếc chìa khóa mở xích sắt mà họ quấn quanh cổ của nhau. Nguyên nhân là do một trong 2 cô gái đã tự ném chìa khóa vào bồn vệ sinh.
Sau khi bất lực không thể tìm thấy chìa khóa, các nhân viên cứu hỏa đã phải dùng kìm cộng lực để bẻ xích sắt.
Đoạn video ghi lại sự việc cho thấy một lính cứu hỏa dùng kìm cộng lực để giải thoát 2 cô gái đang đứng cạnh nhau với sợi dây xích quấn trên cổ.
Tai nạn bất ngờ xảy ra khi 2 cô gái bước vào nhà hàng và lên mạng đặt mua một chiếc xích sắt kèm theo khóa. Sau đó, họ yêu cầu một khách hàng ngồi gần bàn khóa hộ chiếc xích quanh cổ. Trước khi bước vào nhà hàng, 2 cô gái này mới rời khỏi quán bar gần đó.
Một nhân viên cứu hỏa cho hay "Chúng tôi tới nơi và biết được chuyện 2 cô gái đã nhờ một người đàn ông lạ mặt ngồi ở bàn kế bên quấn xích quanh cổ để khóa lại".
Hai cô gái đã cùng vào nhà vệ sinh, nhưng một trong 2 người lại ném chìa khóa xuống bồn cầu và trở lại bàn để tiếp tục uống rượu.
Nhân viên nhà hàng đã đề nghị dùng kìm để phá xích sắt, nhưng 2 cô gái từ chối vì cho rằng hành động này sẽ phá luật chơi.
Hai cô gái đã bị dư luận Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ sau khi sự cố bất ngờ của họ được lan truyền trên mạng xã hội.
"Chẳng nhẽ họ không còn việc gì hay ho hơn để làm hay sao? Đúng là chỉ biết gây rắc rối", một cư dân mạng bình luận.
"Xin đừng có làm tốn nguồn nhân lực công cộng. Các chiến sĩ cứu hỏa đã bận rộn lắm rồi", người khác nhấn mạnh.
Những trò chơi trong lúc uống rượu trở thành văn hóa phổ biến của giới trẻ Trung Quốc, nơi ghi nhận tình trạng tiêu thụ rượu đang gia tăng.
Một trò chơi hay được giới trẻ đất nước tỷ dân chơi có tên "đoán tăm". Theo đó, người chơi sẽ phải đoán số lượng tăm mà một người cầm trong tay. Người nào đoán được gần đúng nhất số tăm nhất sẽ phải uống một ly.
Ngoài ra, một trò chơi khác gọi là "số 7" yêu cầu người chơi lần lượt đếm số và ai là người gọi tên số 7 nhiều nhất sẽ phải uống rượu.
Trọng chữ tín, vợ chồng hàng chục năm nuôi con người khác như con đẻ Trang Qianjiang Evening News Hourly đưa tin, tại Tiêu Sơn, Hàng Châu, Trung Quốc đang xôn xao về câu chuyện cặp vợ chồng già hơn 80 tuổi tìm người chăm sóc cho một người đàn ông 54 tuổi tên Tuyên Thế Tài gặp vấn đề về trí tuệ. Theo đó, ông Lý Thái Anh và bà Tuyên Bính Thủy đã nhận nuôi anh...