Người trẻ than quá bận rộn, làm sao để an yên?
Chỉ khi nào tâm ta không còn những khắc khoải mong cầu hay chống đối, chấp nhận và tùy thuận mọi hoàn cảnh thì ta mới nếm được chất liệu bình yên và hạnh phúc chân thật.
Tâm ta vốn gắn kết chặt chẽ với ngoại cảnh, vì hai nhu cầu hưởng thụ căn bản nhất của con người là tiện nghi vật chất và tiện nghi tinh thần (danh dự) đều nằm ở bên ngoài. Thế nên, ngày đêm ta không ngừng cầu mong những điều kiện thuận lợi luôn đến với mình.
Chỉ khi nào những ước nguyện của ta đều được thành tựu, hay ít nhất không có bất kỳ khó khăn nào xảy ra thì ta mới thấy lòng bình yên.
Cảnh không bình yên thì tâm cũng không bình yên. Minh họa: SLFMag.
Rồi chẳng bao lâu những điều bất như ý lại ập đến, hoặc chính trong ta phát sinh những mong cầu khác nên cái bình yên kia không còn cơ sở để tồn tại được nữa. Cảnh không bình yên thì tâm cũng không bình yên.
Bây giờ nhiều người trẻ hay than cuộc sống quá bận rộn, đến nỗi họ không còn thời gian để nghỉ ngơi. Nhưng khi có được những ngày nghỉ thì họ lại kiếm đủ mọi việc để làm. Không đi mua sắm thì họ đi gặp bạn bè; không nấu nướng thì họ lên mạng tìm kiếm thông tin; không xem tivi thì họ lang thang ngoài đường.
Dường như họ không thể nghỉ ngơi.
Tâm tư phải bám vào một cái gì đó, ít nhất là phải nghĩ tưởng đến những điều gì mà họ cho là cần thiết. Như vậy họ mới thấy ổn.
Khi nào đuối sức họ mới chịu dừng lại và chìm vào giấc ngủ; hoặc khi nằm trên giường bệnh hay rơi vào một tai nạn khốn đốn họ mới thấy giá trị của sự nghỉ ngơi.
Video đang HOT
Tâm bình yên trong trường hợp này vẫn còn dựa vào điều kiện của hoàn cảnh, vẫn nằm ngoài sự chủ động của ta.
Nhiều người sau khi trải qua những tai nạn lớn lao, cảm nhận được giá trị của cuộc sống, ý thức được điều gì đáng giữ gìn, nên họ tưởng rằng mình đã bước sang khúc quanh khác của cuộc đời.
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ngủi thì những hấp dẫn của ngoại cảnh lại đưa họ trở về với tâm thức cũ. Họ lại tiếp tục tranh đấu và đầy mệt mỏi như chưa từng ngộ ra điều gì cả.
Sách Hiểu về trái tim tái bản 2020.
Có một vị tên là Huệ Khả đến cầu đạo với thiền sư Bồ Đề Đạt Ma. Trải qua nhiều ngày mà Huệ Khả vẫn chưa thấy thiền sư trao truyền những kinh nghiệm tu tập quan trọng như mong đợi, lòng chợt hoang mang. Huệ Khả liền lấy hết can đảm, bước tới chỗ thiền sư và quỳ xuống xin ban cho phương pháp giúp tâm yên ổn.
Thiền sư bảo: “Đưa tâm không yên đây ta giúp cho”. Huệ Khả nhìn kỹ lại mình để tìm kiếm tâm không yên, rồi thưa: “Dạ, con đã tìm nhưng không thấy ạ”. Thiền sư cười đáp: “Ta đã yên tâm cho con rồi đấy”.
Ngay cả khi ta mong muốn được tiếp nhận những điều hay lẽ phải, tìm học những phương pháp giúp thăng hoa giá trị tâm hồn thì cũng có thể khiến tâm ta không yên, mệt mỏi và khổ sở.
Lẽ dĩ nhiên, không ai có thể đưa tâm mình ra cho người khác xem, bởi nó vốn không có hình tướng cụ thể. Huống chi, tâm không yên chỉ là một hiện tượng tâm lý nhất thời, nó không thể giữ nguyên một trạng thái.
Nhưng thiền sư lại đề nghị đem tâm không yên ra là vì muốn giúp thiền sinh hiểu rằng: Khi lòng còn mong cầu là còn không yên, hết mong cầu thì tự nhiên tâm sẽ yên. Đúng ra, thiền sư chẳng trao truyền phương pháp gì cả, chỉ nhắc thiền sinh quay lại dùng chính cái không yên của mình để tìm ra cái yên.
Cái yên không dựa vào điều kiện bên ngoài như thế mới là cái yên chân thật. Tất nhiên, phải thêm nhiều công phu nữa mới giữ vững tâm yên ấy, nhưng đó là khởi điểm rất quan trọng.
Câu chuyện Thiền sư và tách trà nóng hàm ẩn bài học về sự buông bỏ
Cùng là đón nhận tách trà nóng từ vị sư nhưng mỗi người lại có hành động khác nhau, dẫn tới kết quả khác biệt. Bài học thâm thúy về sự buông bỏ từ đó thấu rõ trong tâm can mỗi người.
Tình huống 1:
Một thương gia đến tìm một nhà sư, ông hỏi: "Thưa thầy, nhiều khi con muốn buông bỏ hết vì quá mệt mỏi nhưng không được. Thầy có cách nào giúp con không?"
Nhà sư đưa cho ông một cốc tách trà và bảo ông cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào tách, nước chảy tràn ra cả tay làm thương gia bị bỏng. Ông buông tay làm vỡ tách trà.
Lúc này nhà sư từ tốn nói: "Nếu con muốn buông bất cứ chuyện gì thì hãy buông ngay trước đó, chứ đừng để bị tai họa rồi mới buông thì đã trễ!"
* Thế nhưng, tại sao phải buông bỏ ngay từ đầu khi chưa biết chuyện sắp xảy ra tốt hay xấu?
Ảnh minh họa
Tình huống 2:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi: "Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá."
Nhà sư đưa cho cô gái một tách trà và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào tách, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị bỏng, cô buông tay làm vỡ tách trà.
Lúc này nhà sư từ tốn nói: "Đau rồi tự khắc sẽ buông!"
* Thế nhưng, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
Tình huống 3:
Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi: "Thưa thầy con muốn buông bỏ tất cả nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng".
Nhà sư đưa anh ta một cái tách trà và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng, nước chảy tràn ra khiến tay chàng trai bỏng rát. Chàng trai đau quá nhưng vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và thấy rất ngon.
Lúc này nhà sư từ tốn nói: "Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!"
* Tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp hơn?
Câu chuyện để lại những suy ngẫm về việc buông bỏ của mỗi người. Trong cuộc sống này, không ai giống ai, không trường hợp nào giống trường hợp, quyết định buông bỏ hay không chỉ có thể dựa vào chính bản thân người trong cuộc. Tuy nhiên, nếu người trong cuộc có ý chí, nhẫn nại thì vạn sự có thể xoay chuyển theo chiều hướng tích cực hơn.
Tháng nào cũng đưa vợ 40 triệu mà đến khi hỏi thì vợ bảo không còn đồng nào, tôi nặng lời trách móc cô ấy cho đến khi biết sự thật thì ngớ người Tôi hỏi vợ về số tiền tiết kiệm bao lâu nay thì cô ấy thở dài hỏi lại tôi bao lâu nay có gọi điện hỏi thăm bố mẹ vợ lời nào không? Tôi hoang mang không hiểu gì cho đến khi vợ kể lại chuyện đã xảy ra. Vợ chồng tôi lấy nhau 5 năm nay, vợ thì ở nhà chăm sóc...