Người trẻ phát ’sốt’ với du lịch tại chỗ: Săn mây, ngắm lá phong
Dịch COVID-19 khiến việc đi lại giữa các quốc gia, thậm chí giữa các tỉnh, thành trong nước bị gián đoạn.
Tình hình đó khiến du lịch tại chỗ (staycation) trở thành xu hướng và Đà Lạt là vùng đất lý tưởng để phát triển loại hình du lịch này.
Hồ Tuyền Lâm thơ mộng-ảnh Võ Trang
Nhiều bạn trẻ thích xê dịch thổ lộ đã có được những trải nghiệm mới mẻ ở những nơi không quá xa ngôi nhà của mình.
Nhóm bạn Minh – Hoa – Thanh – Tú – Hoàng (trú tại Phường 5, TP.Đà Lạt) vừa trở về từ chuyến du lịch 3 ngày 2 đêm tại hồ Tuyền Lâm (thuộc địa bàn các phường 3 và 4, Đà Lạt).
Lá phong đang đổi màu.
Minh – trưởng nhóm, cho biết năm nào, cả nhóm cũng đi du lịch 5-7 lần, cả trong và ngoài nước; năm nay do dịch COVID-19 nên không thể xuất ngoại. Nhóm cũng đã đến nhiều tỉnh thành khác, nhưng lần này quyết định “đổi món”, đi du lịch ngay tại Đà Lạt.
“Lâu nay chúng tôi cứ nghĩ đi du lịch là khám phá vùng đất mới lạ, còn nơi mình sinh sống thì quá bình thường. Thế nhưng gần đây, khi lên mạng, thấy khách phương xa ca ngợi hồ Tuyền Lâm nhiều quá. Nên cả nhóm quyết định du lịch ngay tại đây xem sao”, Hoa chia sẻ.
Sau khi di chuyển bằng xe máy đến hồ Tuyền Lâm (chỉ cách trung tâm TP. Đà Lạt khoảng 5 km), cả nhóm chèo thuyền ngắm phong cảnh rồi leo lên đỉnh Samson ngắm lá phong đang chuyển sang màu vàng và đỏ rực.
Đỉnh Pinhatt là địa điểm lý tưởng để “săn mây”. Từ độ cao 1.691m (so với mặt nước biển), có thể ngắm thành phố và hồ Tuyền Lâm tuyệt đẹp, trông như một phần của vịnh Hạ Long nổi tiếng.
Video đang HOT
Khung cảnh tuyệt đẹp nhìn từ đỉnh Pinhatt – Ảnh: Võ Trang
Đêm xuống, nhóm bạn đốt lửa nướng thịt để thưởng thức cùng với một số loại rau rừng mà hướng dẫn viên du lịch chỉ cho hái khi leo núi.
Anh Ngô Anh Tuấn, một hướng dẫn viên kỳ cựu ở Đà Lạt cho biết, một số tour khác cũng thu hút đông đảo giới trẻ là leo núi Lang Biang hoặc Bidoup để ngắm lá phong, nghe chim hót, thăm buôn làng của người K’Ho; tham quan cây thông cô đơn, ngắm cỏ hồng, cỏ tuyết ở huyện Lạc Dương; tour khám phá những điểm ngắm dã quỳ độc đáo…
Dã quỳ nở vàng rực núi đồi – Ảnh: Lâm Viên
Không chỉ giới trẻ mà các hộ gia đình cũng có xu hướng du lịch tại chỗ. Chị Kim Ngân (Phường 10, Đà Lạt) kể: “Hè năm nay, rơi đúng vào thời điểm bùng dịch COVID-19 tại Đà Nẵng, gia đình không đi du lịch biển như mọi năm.
Tuy nhiên, vì sợ các con buồn, vợ chồng tôi quyết định vào hồ Tuyền Lâm, thuê một căn hộ nhỏ trong khu du lịch để vui chơi 2 ngày. Sau khi chèo thuyền, leo núi ngắm cảnh, cả nhà quây quần bên nhau đốt lửa sưởi ấm, tổ chức tiệc nướng BBQ và đàn hát đến tận khuya”.
Chèo thuyền kayak – Ảnh: Ngô Anh Tuấn.
“Mọi người đều có những trải nghiệm thú vị mà lại an toàn, không tốn thời gian di chuyển, tiết kiệm chi phí đi lại…”, chị Ngân vui vẻ kể.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Lâm Đồng, tỉnh từng đón khoảng 6 triệu lượt khách du lịch trong năm 2019. Thế nhưng từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng khách giảm hơn 50%.
Trước tình hình đó, ngành đã khuyến cáo các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch giảm giá và đầu tư thêm một số dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho khách lưu trú.
Cũng theo bà Ngọc, du lịch tại chỗ có nhiều tiềm năng phát triển tại Đà Lạt bởi khí hậu mát mẻ trong lành, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, nhiều khu điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trải nghiệm, ngay cả với người địa phương.
Câu chuyện về chiếc ống khói trên những mái nhà ở Paris
Bạn sẽ có thêm một bất ngờ nếu biết rằng tại kinh đô ánh sáng của thế giới - Paris, hình ảnh này xuất hiện dày đặc trên các mái nhà.
Ống khói có mặt ở Châu Âu từ thế kỷ 13 được dùng để đốt lửa bên trong sưởi ấm.
Những quảng trường xinh đẹp, những cây cầu cổ kính bắc qua dòng nước chảy hiền hòa hay những nhà thờ Hồi giáo, cung điện nguy nga, bạn nghĩ đâu là đặc trưng của vùng đất Châu Âu?
Câu trả lời mà chúng tôi đưa ra sẽ khiến bạn phải kinh ngạc. Đó chính là những chiếc ống khói đặt trên các ngôi nhà hay tòa cao ốc.
Đặc biệt ở kinh đô ánh sang Paris, hình ảnh này xuất hiện dày đặc trong thành phố. Bạn có thể dựa vào đó để đếm xem trong tòa nhà có bao nhiêu lò sưởi cá nhân được lắp đặt.
Ống khói có mặt ở Châu Âu từ thế kỷ 13. Trước đó, nhà của người dân được sưởi ấm bằng cách đốt lửa bên trong lò làm bằng đất nung hoặc gạch đặt ở giữa nhà.
Họ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên mái nhà hoặc các bức tường để tránh ám khói nhưng cách này không hiệu quả lắm. Những ống khói đầu tiên được sử dụng trong những ngôi nhà lớn đến thời Tudor thì chúng trở thành những món đồ thời thượng.
Những ống khói đầu tiên được sử dụng trong những ngôi nhà lớn đến thời Tudor đã trở thành một món đồ thời thượng.
Sự ra đời của ống khói không giúp loại bỏ hoàn toàn khói ra khỏi nhà bởi thiết kế chưa hoàn hảo và sự thô sơ của vật liệu đốt cháy để sưởi ấm.
Vào thế kỷ 18, hầu hết các nhà khoa học tin rằng khói được tạo ra khi sinh nhiệt. Khói sẽ di chuyển từ nơi ấm sang nơi lạnh. Vì vậy, khi trong nhà đủ ấm, khói sẽ thoát ra ngoài trời bằng đường ống.
Than đốt thời đó rất đắt đỏ nên chỉ những gia đình khá giả mới có đủ điều kiện sở hữu ống khói. Cũng vì thế, người dân bắt đầu phô trương sự giàu có bằng cách lắp thật nhiều ống khói phía trên các mái nhà.
Than đốt thời đó rất đắt nên chỉ những gia đình khá giả mới có đủ điều kiện để sở hữu ống khói.
Những gia đình nghèo hơn không đủ tiền mua than cũng cố gắng sở hữu một chiếc để chứng minh với hàng xóm của mình.
Thời kỳ Victoria là "Kỷ nguyên vàng" của những chiếc ống khói. Trong giai đoạn này, ống khói được làm bằng đất sét hoặc vật liệu kim loại đã trở nên phổ biến trong xã hội. Mọi người đã sử dụng những thứ này để xây dựng như một cách "cá nhân hóa" ngôi nhà của họ.
Ngày nay, con người đã phát minh ra hệ thống sưởi bằng điện nhưng trên bầu trời Paris vẫn còn những chiếc ống khói dù không được sử dụng.
Ngày nay, trên bầu trời Paris vẫn tồn tại những ống khói không sử dụng.
Một câu chuyện khác về những chiếc ống khói, ở châu Âu, ông già Noel sẽ chui theo đường ống khói để vào nhà tặng quà cho trẻ em trong đêm Giáng sinh. Nhưng tại sao ông không trực tiếp gõ cửa mà lại chọn đường ống khói?
Lò sưởi được coi là nơi ấm áp, nguồn gốc của mọi phước lành và người ta tin rằng hầu hết những người thân cận với ông già Noel và các vị thánh sẽ mang quà đến cho những đứa trẻ ngoan qua cánh cổng này.
Con đường đi vào qua chiếc ống khói của ông trở thành một truyền thống ở các nước phương Tây. Bài thơ "Chuyến thăm từ St. Nicholas" của Clement Clarke viết năm 1882 đã mô tả điều đó.
Chuyện kể rằng ông già Noel đi xuống ống khói của bạn để tặng quà.
Check-in mùa hoa cỏ cuối năm dọc đất nước Tháng 11 và 12, trong khi cúc họa mi báo đông đến Hà Nội thì Đà Lạt bước vào mùa cỏ hồng duy nhất trong năm. Ảnh: Nhật Tân Khoảng cuối tháng 10 đến đầu tháng 12, núi đồi Hà Giang lại điểm xuyết những ruộng hoa tam giác mạch khoe sắc. Loài hoa này mọc nhiều ở địa phận huyện Quản Bạ,...