Người trẻ ngày càng lười nhờ được bố mẹ hậu thuẫn: 27 tuổi vẫn ăn bám
“Giới trẻ giờ đâu khổ như thế hệ xưa, được bố mẹ chiều quá nên cần gì kiếm tiền” – Đây chính là nhận định của rất nhiều người hiện nay.
Quả thật điều này không phải là đúng với tất cả người trẻ, nhưng cũng có không ít trường hợp như vậy trong xã hội.
Dù đã bước vào ngưỡng cửa sinh con, lập nghiệp từ lâu, thế nhưng thay vì phấn đấu vì bản thân, họ lại hưởng thụ cuộc sống “ăn bám” gia đình. Tương lai có ra sao, họ cũng chẳng thèm bận tâm, bố mẹ chở che ngày nào thì tính ngày đó.
Thay vì cố sống tự lập, nhiều người trẻ lại chọn trở về nhà “ăn bám” bố mẹ. (Ảnh: Getty Images)
“Những đứa trẻ to xác” chỉ thích sống hưởng thụ bằng tiền bố mẹ
Ở Nhật Bản có một nhóm người, được gọi là Hikikomori, họ không đi làm, cũng chẳng buồn giao tiếp với ai, mỗi ngày đều ở nhà “ăn bám” bố mẹ. Kiểu người này tại Việt Nam cũng không hề hiếm gặp. Dù gia đình có nhiều điều kiện để phát triển bản thân, thế nhưng họ lại chẳng bao giờ biết tận dụng mà ngược lại còn thoải mái tận hưởng cuộc sống an nhàn, mặc cho bố mẹ còng lưng chu cấp. Hiện nay cũng có rất nhiều người, dù đã 27, 28 tuổi nhưng lại chẳng vội vã với cuộc sống, cả ngày chỉ nằm nhà xem phim, nghe nhạc hoặc tụ tập bạn bè.
Thực tế, lối sống này cũng một phần bắt nguồn từ việc được bố mẹ nuông chiều. Thế hệ 7x-8x trước đây hầu như đều có chung một suy nghĩ, đó là làm sao để kiếm tiền, tiết kiệm lo cho cuộc sống của con cái sau này. Đến khi con trưởng thành, họ vẫn tất bật mua nhà cửa, sắm xe cộ cho.
Người trẻ chẳng cần làm gì cũng có nhà, xe sẵn có từ bố mẹ. (Ảnh: Musee Magazine)
Thay vì tốn công, người trẻ lại vui vẻ tận hưởng cuộc sống ấm no nhờ tiền của bố mẹ. (Ảnh: ABC)
Khi bước chân vào đời, những người trẻ đã có sẵn một cuộc sống sung sướng từ bố mẹ. Họ nhanh chóng bị điều đó nhấn chìm, đến mức quên cả việc nỗ lực vì tương lai. Họ tin rằng dù bản thân làm gì cũng đều có bố mẹ lo cho. Cuộc sống hiện tại đối với họ cũng đủ tốt, thế nên chẳng cần phải phấn đấu cho tốn công.
Suy nghĩ đó không chỉ ngày một, ngày hai mà nó còn ngày càng ăn sâu vào tâm trí người trẻ, cuối cùng sinh ra những “đứa trẻ to xác”, chỉ nghĩ đến ăn chơi, hưởng thụ bằng tiền từ gia đình. Kể cả khi kết hôn, sinh con, họ vẫn quen thói “ăn bám” bố mẹ, thiếu gì cũng gọi về xin tiền.
Người trẻ vui vẻ nhận những món quà đắt đỏ từ bố mẹ như một điều bản thân xứng đáng có được. (Ảnh: iStock)
Sự che chở quá mức từ gia đình “chôn vùi” nỗ lực của con trẻ
Có bố mẹ chở che, hỗ trợ là điều tốt, nhưng nếu không biết cách tận dụng, con cái sẽ dễ “lầm đường lạc lối”. Sự yêu thương quá mức từ gia đình đôi khi lại biến những người trẻ trở thành kẻ lười biếng, không coi trọng việc cố gắng, phát triển bản thân.
Nhiều người đi làm như đi chơi. Chỉ cần gặp chút khó khăn hoặc cảm thấy không vừa ý, họ sẵn sàng bỏ việc, quay trở về nhà với bố mẹ. Bản thân họ biết rằng kể cả mình có thất nghiệp thì vẫn có gia đình hậu thuẫn, không phải lo về cơm áo gạo tiền. Đó cũng là một trong những lý do khiến tỉ lệ người trẻ nhảy việc hiện nay lớn hơn nhiều so với các thế hệ trước.
Video đang HOT
Nhiều người còn trẻ nhưng không có mục tiêu, động lực sống. (Ảnh: HubPages)
Đáng buồn hơn là những trường hợp thích viện lý do ăn bám bố mẹ, ví như “tập trung học cao hơn” hay “về nhà để báo hiếu gia đình”. Thực tế, việc họ làm chỉ là ở nhà, vui chơi tận hưởng, tiêu tiền của người thân. Những lời biện minh trên là cách để họ trì hoãn việc ra ngoài kiếm sống. Họ lấy lòng thương từ bố mẹ để thỏa mãn sự lười biếng của chính mình.
Dù bố mẹ có đồng tình hay không, họ cũng chẳng bận tâm, chỉ cần bản thân không phải ra ngoài làm lụng là được. (Ảnh: Eiga)
Xin hãy nghĩ đến bố mẹ và chính bản thân mình
Bố mẹ không thể bên ta mãi mãi – đó là điều hiển nhiên ai cũng biết nhưng không phải ai cũng nghĩ đến. Cuộc sống “ăn bám” bố mẹ cũng vậy, dù thế nào cũng chẳng thể dài lâu. Nhất là đối với những gia đình chỉ đủ ăn đủ mặc. Họ cố gắng cả đời để tạo điều kiện cho con phát triển, đến khi đã già vẫn phải tất bật làm lụng lo cho một người vô công rỗi nghề. Điều đó vô cùng bất công.
Thế nên, nếu có bố mẹ hậu thuẫn, người trẻ cần coi đó là cơ hội quý giá của mình, tận dụng mọi thứ để phát triển bản thân thay vì nuôi thói quen lười biếng. Kể cả khi đã có nhà, xe, mọi người vẫn có thể phấn đấu vì một cuộc sống tốt hơn nữa.
Chẳng có điểm dừng nào cho sự nỗ lực. Hãy nhớ rằng hành động của bản thân bạn không chỉ ảnh hưởng đến gia đình mà còn cả cho thế hệ sau này. Sự nỗ lực của bố mẹ chính là tiền đề để phát triển cho con cái. Thế nên việc bạn nỗ lực ở hiện tại cũng sẽ giúp cho con bạn có thêm cơ hội học hỏi ở tương lai.
Phấn đấu vì bản thân chưa bao giờ là điều dư thừa. (Ảnh: NHK)
Hãy cố gắng vì những gì bố mẹ đã trao cho bạn. (Ảnh: BBC)
Bố mẹ không có trách nghiệm phải chăm lo cho con cái cả đời. Mỗi người nên tự phấn đấu vì cuộc sống của chính mình, kể cả có được hậu thuẫn hay không. Chỉ khi nỗ lực, bạn mới có thể tận hưởng thành quả một cách trọn vẹn nhất.
Cùng cập nhật những tin tức hấp dẫn tại YAN!
Học làm 'bác sĩ'... phục chế sách cổ
Nhiều sinh viên tỏ ra thích thú khi lần đầu tiên được học, hoá thân thành "bác sĩ" phục chế sách cổ và tự tay sửa từng chi tiết bị hư hỏng trên trang giấy của sách Hán Nôm cổ.
Không giống như những lớp học thông thường khác ở Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, các sinh viên chuyên ngành Hán Nôm của Khoa Văn học được trải nghiệm phục chế những trang sách cổ ngay tại trường.
Lớp học hơn 15 sinh viên. Ở đây, ngoài việc học lý thuyết, sinh viên còn được thực hành, hóa thân thành "bác sĩ" và tận tay phục chế những trang sách cổ hư hỏng.
Thạc sĩ Bùi Tiến Phúc được xem là một trong những giảng viên đời đầu của bộ môn này
Lớp học phục chế sách cổ lần đầu được đưa vào dạy chính quy ở trường đại học
Võ Thị Mỹ Lợi, sinh viên chuyên ngành Hán Nôm là một trong số ít những người trẻ hiện nay chọn ngành không phải là xu hướng để theo đuổi. Sở dĩ Lợi chọn chuyên ngành Hán Nôm bởi vì bản thân rất thích môn lịch sử, và thích chữ Hán Nôm.
Theo Lợi, lần đầu tiên bộ môn phục chế sách cổ được đưa vào giảng dạy nên cảm thấy rất thú vị. Những kiến thức phục chế khá thực tiễn và sinh viên có thể làm thêm, kiếm được tiền từ môn học này.
Lợi cho biết: "Thực tế hiện nay rất ít người làm công việc này nên đây cũng là một hướng đi mới cho những sinh viên học ngành Hán Nôm. Ngoài việc biết thêm chữ Hán Nôm, sinh viên còn có thêm kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp tốt hơn khi ra trường".
Cũng yêu thích chữ Hán Nôm, thư pháp nên Đào Thị Thảo Miên chọn chuyên ngành này để học. Với Miên, học phục chế được thực hành trực tiếp trong mỗi buổi học nên cảm thấy rất vui, khác xa với những môn học dịch thuật khác.
"Em nghĩ học Hán Nôm sau khi ra trường sẽ làm các công việc liên quan đến nghiên cứu, dịch thuật. Tuy nhiên, sau khi học môn phục chế sách cổ, em biết thêm một kỹ năng để sau này ra trường nếu không theo nghề dịch thuật thì cũng có thể làm công việc phục chế sách", Thảo Miên chia sẻ.
Hầu hết những buổi học ở đây đều cho sinh viên thực hành tại chỗ
Sinh viên được làm tất cả mọi khâu của việc phục chế. Từ làm hồ, đánh hồ cho đến công đoạn sửa chữa cuối cùng
Trần Hữu Quốc Bảo cho biết khi học chuyên ngành Hán Nôm chỉ nghĩ sau này sẽ làm những công việc liên quan đến nghiên cứu chữ Hán Nôm trên văn bản. Tuy nhiên, khi theo học, Bảo cảm thấy rất mới lạ với việc phục chế sách vì đây là môn học được làm việc với thực tế, được tác động tới những trang sách cổ. Bảo nói: "Làm phục chế rất thú vị từ những trang giấy hư hỏng qua bàn tay của mình nó trở nên hoàn thiện hơn. Và mình xem đây cũng là môn học định hướng cho tương lai sau này".
Theo thạc sĩ Bùi Tiến Phúc (giảng viên bộ môn phục chế sách cổ), việc phục chế một quyển sách cổ rất khó, cần rất nhiều thời gian, kỹ thuật tỉ mỉ. Người thực hiện phải biết được tất cả nguyên vật liệu trong việc tu bổ.
Có 2 phương pháp chính trong việc phục chế hiện nay, đó là phương pháp vật lý thủ công kết hợp với phương pháp hóa học. Để phục chế một quyển sách cổ phải trải qua nhiều quy trình, tuy nhiên thông thường có từ 1-10 bước khác nhau.
Trước tiên cần ghi chép hiện trạng, giải thể, đánh số trang, vệ sinh khô và ướt, tháo gỡ băng keo trong và các vật lạ khác, kiểm tra độ PH của giấy, khử axit cho giấy, nấu hồ, tu bổ cục bộ (vá rách, bổ khuyết) cuối cùng là bồi nền.
Thạc sĩ Phúc cho biết đối với thư tịch Hán Nôm (sách đóng theo kiểu Trung Quốc) công đoạn phục chế bao gồm: gấp trang, ép sách, xếp trang, cố định ruột sách bằng đinh giấy, xén sách (đối với sách bồi nền), chuẩn bị bìa sách, đục lỗ, may sách. Còn với sách quốc ngữ, tiếng Pháp (sách đóng theo kiểu thông thường) công đoạn phục chế bao gồm: gấp trang, ép các tay sách, đục lỗ, may sách, phục hồi bìa, vào bìa, đóng bìa mới.
Cũng theo giảng viên này, khó nhất trong việc tu bổ là gặp phải sách qua tay tức các sách và tư liệu đã qua phục chế không đúng cách. Người tu bổ phải tiến hành tháo gỡ toàn bộ để đưa hiện vật về trạng thái ban đầu. Phổ biến là các trang sách cổ bị dán đầy băng keo trong, sử dụng keo con chó, keo dán sắt để dán... dẫn đến rất khó tháo gỡ.
Cần phải có tính kiên nhẫn và khéo léo khi phục chế
Sinh viên lần đầu được tự tay phục chế các trang sách cổ
PHẠM HỮU
Nhóm sinh viên cho biết khi học bộ môn này luôn cảm thấy có sự thú vị, không bị gò bó và cũng phù hợp với những người trẻ khi có đam mê
Ông Lê Quang Trường, Trưởng khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết trước đây công tác phục chế tư liệu Hán Nôm ở khoa cũng như khu vực phía nam hầu như chưa có nhân sự làm việc. Chỉ duy nhất ở Viện nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện tổng hợp đang thực hiện công tác tu bổ này.
Từ năm 2011, lãnh đạo nhà trường đã giao cho Khoa Văn học sưu tầm, lưu giữ các tư liệu Hán Nôm và việc phục chế tư liệu cũ cũng cần phải phát huy và triển khai trong tương lai. Do đó, Khoa Văn học đã thành lập môn kỹ thuật phục chế tư liệu Hán Nôm và chỉ mới đưa vào giảng dạy lần đầu trong năm 2023. Đây cũng là sự định hướng nhu cầu trong tương lai để có nguồn nhân sự làm công việc tu bổ sách. Ngoài ra, môn học tu bổ sách này cũng gắn liền với chương trình học, giúp sinh viên khi tiếp xúc với tư liệu được hiểu hơn và có thể tự tay phục chế lại tư liệu mà mình nghiên cứu.
Gia đình tạo nên từ tình thân, không chỉ gói gọn hai chữ "ruột thịt" Thời gian gần đây, dân tình không ngừng truyền tay nhau câu chuyện về ông Toán, bà Hòa - cặp bố mẹ chồng quốc dân ở Phú Thọ. Cả hai đã quyết định làm đám cưới để gả con dâu (tên Bảo An) đi lấy chồng mới. Dù không phải ruột thịt, máu mủ thế nhưng cách cả hai đối xử với người...