Người trẻ ngày càng ít kiên nhẫn với bố mẹ, hở một tí liền không vừa ý
Có rất nhiều người càng lớn lại càng trở nên xa cách bố mẹ hơn. Họ chỉ về nhà, tương tác với người thân vì trách nghiệm, không phải tình cảm. Khi được bố mẹ nhờ vả, họ liền tỏ ý không bằng lòng. Chỉ cần người nhà làm điều gì đó không vừa ý, chắc chắn họ sẽ thể hiện thái độ khó chịu, thậm chí còn dùng lời lẽ đau lòng để lên án, phán xét.
Nhưng điều họ quên mất rằng, bản thân cũng từng là một đứa trẻ, bố mẹ đã nhẫn nhịn nuôi lớn suốt hàng chục năm. Không báo hiếu đã đáng trách, tại sao còn khó khăn với gia đình?
Nhiều người ngày càng xét nét, khó chịu với chính bố mẹ của mình. (Ảnh: Onelike)
Ra đường thì niềm nở, về nhà lại hoạnh họe đủ điều
Có rất nhiều người trẻ ra xã hội thì tươi vui, niềm nở, nhưng khi về nhà lại khó khăn với chính gia đình của mình. Mỗi một hành động của bố mẹ, họ đều cảm thấy không vừa mắt. Thậm chí chỉ một chút sai lệch nhỏ, họ cũng sẵn sàng lên án cha mẹ. Lúc nào những người này cũng cho rằng bố mẹ cổ hủ, không biết gì nên từ chối nói chuyện, tiếp xúc cùng.
Nhưng có thật là thế? Thực ra ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ đã làm đủ thứ để chúng ta có được một cuộc sống tốt nhất. Chỉ cần con cái muốn, họ sẽ làm mọi thứ để đáp ứng. Có lẽ cũng vì điều này mà nhiều người con đã hiểu lầm rằng, việc làm hài lòng chúng là bổn phận và trách nhiệm của bố mẹ. Nếu bản thân không hài lòng thì luôn sẵn sàng hoạnh họe, khó chịu với bố mẹ.
Chỉ cần bố mẹ làm gì không vừa ý, những người con sẽ tỏ thái độ khó chịu. (Ảnh: Kknews)
Người trẻ ngày càng khắt khe hơn với bố mẹ. (Ảnh: Pexels)
Đáng buồn hơn, nhiều người con hiện nay còn không muốn giúp đỡ gia đình của mình, kể cả là việc nhỏ nhặt. Điển hình như khi bố mẹ muốn học sử dụng điện thoại thông minh, ipad, con lại viện cớ, không muốn mất thời gian ngồi hướng dẫn. Chỉ cần bố mẹ hiểu chậm, con cái cũng lập tức gắt gỏng, bực mình. Hay như chuyện nói tiếng Anh cũng vậy. Cứ thấy bố mẹ không biết gì là một số người lại đùa giỡn, cười chê chính người nhà của mình.
Nhưng có lẽ những người con được nhắc đến ở trên quên rằng ai là người đã giúp chúng có được cuộc sống như hiện tại. Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục còn đáng quý hơn. Bố mẹ chính là người đã dạy con biết đi, biết đọc, biết viết. Chính nhờ những đồng tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ mà các con mới có cơ hội tiếp xúc nhiều với internet, smartphone, được đến trường học thêm những thứ mới. Khi con cái đòi hỏi, họ chưa từng quay lưng. Dù con cái có làm điều gì sai, họ cũng kiên nhẫn dạy bảo, đồng hành bên cạnh.
Một số người trẻ còn đổ lỗi cho bố mẹ, trách họ đòi hỏi, làm phiền mình. (Ảnh: CNN)
Hãy luôn kiên nhẫn với bố mẹ, bởi họ cũng đã từng như vậy với chúng ta. (Ảnh: Keiro)
Hãy đối xử với gia đình bằng tình cảm, đừng chỉ nghĩ đó là trách nghiệm
Video đang HOT
Những người trẻ khi đã có thể sống tự lập, họ rời xa gia đình, không còn gắn bó với bố mẹ như trước. Họ tính toán từng ngày về thăm bố mẹ, nhưng bạn bè rủ đi chơi lại chưa từng nao núng.
Mỗi khi về quê, họ lại ngủ, xem phim cho hết ngày, cho rằng sự hiện diện của bản thân đã đủ để làm tròn bổn phận bên gia đình, còn việc bố mẹ muốn làm gì, có vui hay không chưa bao giờ là nỗi bận tâm. Thậm chí có những người chỉ về nhà khi bố mẹ gọi nhiều, còn tâm can luôn cảm thấy khó chịu, phiền phức.
Càng trưởng thành, người trẻ càng ít hào hứng về quê thăm bố mẹ. (Ảnh: BBC)
Bố mẹ rất muốn được ở bên con cái. (Ảnh: The Zoe)
Thực tế chẳng có bố mẹ nào lại không muốn ở bên cạnh con cái của mình. Đối với họ, mỗi phút giây được ở cạnh con đều rất đáng trân trọng. Dù không thể mãi ở bên nhưng lúc nào họ cũng cố gắng yêu thương, chăm lo cho con cái. Vì vậy, nếu còn có thể, xin hãy dành thời gian cho bố mẹ. Họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và thương yêu.
Già đi chưa bao giờ là một việc dễ dàng, quãng thời gian này cũng rất khó khăn đối với bố mẹ. Thế nên những người con hãy đồng hành bên cạnh bố mẹ, giống như cách họ luôn ở bên khi ta khôn lớn, trưởng thành.
Hãy luôn quan tâm, chăm sóc cho bố mẹ. (Ảnh: Works Of Life)
Hãy nhớ rằng chẳng có gì quan trọng hơn gia đình. (Ảnh: The New York Times)
Bố mẹ nào cũng vậy, dù luôn nỗ lực vì con cái nhưng lại không muốn chúng phải vất vả vì mình. Kể cả vậy, mỗi người con vẫn nên báo hiếu gia đình, đó là điều hiển nhiên, không cần ai phải nhắc nhở.
Đừng quên cùng Yan.vn cập nhật thêm những tin tức hấp dẫn về đời sống và xã hội!
Anh em đoàn kết cùng nhau góp tiền xây nhà báo hiếu bố mẹ tuổi già
Người ta thường nói "một mẹ có thể nuôi được 10 con, nhưng 10 người con lại không nuôi nổi một mẹ".
Thời xưa bố mẹ chỉ làm nông, không được học hành đầy đủ nhưng vẫn gắng sức nuôi các con ăn học nên người. Vậy nhưng khi đã khôn lớn trưởng thành và có gia đình riêng không ít người lại đùn đẩy trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ già. Người thì cho rằng đó là trách nhiệm của con cả, người thì cho rằng đó là trách nhiệm của con út hay người nào sống chung với bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ là của chung không phải trách nhiệm của riêng ai.
4 anh em cùng góp tiền xây nhà báo hiếu bố mẹ, hẹn khi già về quê ở chung.
Một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con lại không nuôi nổi một mẹ
Các bà, các mẹ ngày xưa đều sinh khá nhiều con, gia đình nào ít thì 2-3 con, nhiều thì 5-7 người là chuyện bình thường. Tuy đông con, kinh tế lại khó khăn nhưng bố mẹ vẫn đùm bọc nuôi lớn các con trưởng thành. Thế nhưng, sau khi có gia đình riêng, ít người con nào lại mong muốn ở chung với bố mẹ. Tôi từng đọc được hoàn cảnh của một cụ bà đã ngoài 90 tuổi vẫn phải cặm cụi ngồi bán trái cây vỉa hè.
Cụ tâm sự mình có 9 người con trong đó có 5 anh con trai và 4 cô con gái. Nhưng vì hoàn cảnh nghèo khó lại bệnh tật nên 4 người con trai của cụ lần lượt ra đi, còn lại một người tinh thần không tỉnh táo. Dù đã hơn 50 tuổi nhưng đầu óc chỉ như đứa trẻ, phải phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. 4 cô con gái của cụ đều đã lấy chồng, có gia đình riêng nên không thể đùm bọc cưu mang được mẹ và cậu út.
Một mẹ có thể nuôi được 10 con nhưng chưa chắc 10 người con đã nuôi nổi một mẹ. (Ảnh minh họa: CNBC)
Hay trường hợp của một cụ bà khác ở Hà Nội cũng có tới 9 người con. Trước đó bà tần tảo nuôi các con khôn lớn, thậm chí còn cho họ đất, giúp con cái xây nhà. Thế nhưng đến nay không hiểu vì lý do gì, cả 9 người con đều không ai chăm sóc bà, còn bà thì ngày nào cũng lang thang không nơi nương tựa. Thậm chí, có những ngày đi trên đường chạm mặt nhau mà các con cũng không chào mẹ một câu, coi như người dưng. Cụ bà cũng vì muốn giữ sĩ diện cho con nên đôi lúc có gặp trên đường bà cũng lảng đi.
Các con đều ở xung quanh bà, có chạm mặt nhau nhưng không ai quan tâm mẹ. (Ảnh: Cắt từ clip Cardina Memories)
Ở gần nhà tôi cũng có một cụ bà có 5 người con trong đó có 3 cậu con trai và 2 cô con gái. Vì tuổi cao nên cụ đã bị lẫn, không được tỉnh táo. Chính vì thế, anh em luôn đùn đẩy trách nhiệm trông nom cụ. Họ phân chia cho cụ cứ luân phiên ở nhà từng người con 1 tuần. Hết 1 tuần cụ lại phải thu dọn hành lý đi sang nhà người con tiếp theo. Nghe cách phân chia của con cái cụ chỉ biết rưng rưng nước mắt.
Hoàn cảnh của cụ bà này cũng từng khiến nhiều người thương cảm, dù có 3 con nhưng cụ vẫn phải vất vả mưu sinh. (Ảnh: Cắt từ clip L.T.T)
May mắn cụ có một chàng rể tốt, anh nhận trách nhiệm trông nom cụ, để cụ về sống hẳn với gia đình mình. Tuy nhiên lúc này các cậu con trai lại cho rằng vợ chồng anh nhăm nhe căn nhà cấp 4 của cụ. Cũng vì thế mà họ cãi nhau suốt không thôi, anh em chẳng còn nhìn mặt nhau nữa.
Bố mẹ là của chung, không phải trách nhiệm của riêng ai
Trên thực tế dù bố mẹ có đông con hay ít con thì trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ là trách nhiệm của tất cả con cái. Bởi trước đó khi sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta bố mẹ có phân biệt đứa nào được chăm nhiều hơn, đứa nào được ăn ngon hơn đâu. Khi bố mẹ về già điều mong mỏi nhất là có thể đoàn viên, sum họp cùng con cháu.
Nếu người con nào ở xa quê có thể góp tiền cùng các anh em xây một căn nhà chung để bố mẹ ở. Cuối tuần hoặc các dịp lễ tết ăn em cùng tụ họp về nhà. Những ai ở gần thì có trách nhiệm chạy qua chạy lại hoặc ở chung cùng bố mẹ.
Ngôi nhà 4 người con xây dành tặng bố mẹ ở Hà Tĩnh. (Ảnh: Dân Trí)
Trong đó phải kể đến câu chuyện 4 anh em góp tiền xây nhà từ 30 nghìn viên đá ong cho bố mẹ. Cụ thể, thông tin đăng tải trên báo Dân trí cho hay ông Bình (85 tuổi) và bà Hữu (75 tuổi) ở Hà Tĩnh có 4 người con lập nghiệp ở xa. Năm 2016, khi điều kiện kinh tế khá giả hơn, các con của ông bà đã cùng nhau góp tiền xây nhà ở quê báo hiếu bố mẹ.
Họ sử dụng 30 nghìn viên đá ong để xây dựng ngôi nhà thêm phần cổ kính, mang dáng dấp làng quê thời xưa. Ngôi nhà có 7 gian, trong đó có 2 gian nhà gỗ. Một trong những lý do khác khiến 4 anh em chọn đá ong làm nguyên vật liệu chính là bởi nó hấp thụ nhiệt kém, tỏa nhiệt nhanh. Vì vậy vào hè sẽ rất mát, còn đông về lại ấm rất tốt cho sức khỏe của bố mẹ.
Nét kiến trúc cổ kính tái hiện lại khung cảnh làng quê thời xưa được bố mẹ rất yêu thích. (Ảnh: Dân trí)
Hay mới đây nhất là trường hợp 4 anh em góp tiền tỷ xây biệt thự 700m2 báo hiếu bố mẹ được đăng tải trên báo Thể thao & Văn hóa. Đáng chú ý, ngôi nhà được làm tới 11 phòng ngủ đủ cho 11 thành viên. Họ đã hẹn nhau chờ tới lúc nghỉ hưu sẽ cùng nhau về quê "sống hòa thuận".
Căn biệt thự nhà vườn được 4 người con trai góp tiền xây tặng bố mẹ ở Thanh Hóa. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Anh em đoàn kết, gia đình vui vẻ sum vầy
Đối với các bậc phụ huynh gia đình có từ 2 con trở lên điều họ mong mỏi nhất chính các con có thể đoàn kết, đùm bọc yêu thương nhau. Bởi con cái thì đứa nào cũng là khúc ruột của bố mẹ. Con cái có xích mích bố mẹ cũng không biết nên đứng về phía người nào. Đặc biệt là vấn đề chia tài sản là một trong những vấn đề khiến anh em dễ bất hòa với nhau nhất. Chính vì thế, bố mẹ cũng cần đối xử công bằng và phân chia thấu tình đạt lý.
Ngược lại, con cái cũng không nên chỉ chăm chăm vào tài sản mới chăm sóc bố mẹ. Với phần đất của bố mẹ ở quê tốt nhất nên để xây nhà thờ hoặc xây một căn nhà khang trang làm nơi thờ cúng ông bà tổ tiên cũng như nơi để anh em tụ họp mỗi dịp lễ tết.
Điều bố mẹ mong muốn nhất khi về già là cùng con cái sum vầy đoàn viên. (Ảnh minh họa: Maya Feller Nutrition)
Thay vì suốt ngày cãi vã, tranh giành khiến bản thân mệt mỏi, bố mẹ buồn lòng thì anh em đoàn kết, hòa thuận chẳng phải vui vẻ và ý nghĩa hơn sao? Bên cạnh đó nếu sinh sống và làm việc xa quê bạn cũng nên sắp xếp thời gian về thăm bố mẹ thường xuyên. Tại sao hồi nhỏ anh em lúc nào cũng hòa thuận, có gì cũng nhường nhịn bảo vệ nhau mà lớn lên lại xa cách như vậy? Đó là bởi chúng ta chưa đặt sự ưu tiên cho gia đình lên hàng đầu. Thay vì các cuộc vui cá nhân thì ngày lễ tết hãy dành thời gian để tụ tập với anh em, bố mẹ để vun đắp tình cảm.
Căn nhà với 11 phòng ngủ này cũng được 4 người con góp tiền xây tặng bố mẹ. (Ảnh: Zhihu)
4 người con trai hào hứng chụp ảnh cùng bố của mình. (Ảnh: Zhihu)
Không ít gia đình đời bố mẹ thì anh em rất thân thiết nhưng đến đời thứ 2 các con lại không mấy gần gũi. Thậm chí, nhiều anh chị em trong họ còn chẳng biết mặt nhau. Đó là do bố mẹ ít để con cái có dịp về quê, giao lưu. Chỉ cần anh em đoàn kết, luôn nhớ đến nhau thì gia đình sẽ luôn vui vẻ và đầy ắp tiếng cười.
Tự biến mình thành "con ghẻ" chỉ vì mang thú cưng về cho bố mẹ "Đang yên đang lành bỗng thành con ghẻ" chính là tình trạng của rất nhiều người sau khi mang thú cưng về cho bố mẹ nuôi. Chỉ vì sự xuất hiện của chúng mà bản thân bỗng chốc bị ra rìa, bố mẹ chẳng thèm quan tâm đến, riết rồi chẳng thể biết đâu mới là con ruột thực sự trong gia đình....