Người trẻ mắc bệnh tình dục là hư hỏng?
Nhiều người cho rằng người trẻ mắc bệnh tình dục là hư hỏng, xấu xa nên nhiều người còn e ngại, né tránh kiểm tra.
“Một lần”… dính bệnh
GS – bác sĩ Đỗ Trọng Hiếu, phòng khám Nam khoa Ánh Sáng (Viện Phát triển sức khoẻ cộng đồng Ánh Sáng) cho biết, thường xuyên đón tiếp các teen đến khám bệnh. Trong đó, các bệnh thường gặp nhất là sùi mào gà, giang mai, nấm… Các em đều ở độ tuổi 15-17, mới quan hệ tình dục. Thậm chí, không ít em thử kinh nghiệm lần đầu với gái mại dâm và không dùng bao cao su.
Có một em mới 15 tuổi ở Vĩnh Phúc đến khám bệnh trong tình trạng bị sùi các u mềm, màu hồng, lan cả mảng rộng, che gần kín đầu “thằng nhỏ”, trông giống như cái mào gà. Em cho biết đã được một số anh lớn rủ rê “vào đời” với một gái mại dâm. Và để không “mất cảm giác” của lần đầu, các anh bảo em không nên dùng bao cao su. Sau 2 tuần, vùng kín của em bắt đầu ngứa, xuất hiện các chấm màu hồng sồi nhú gai, sùi lên. Em sợ hãi, không dám nói với bố mẹ. Đến lúc “thằng nhỏ” bị đau nhức thì mới dám đi khám.
GS Hiếu cho biết, bệnh sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gặp với bất cứ ai, nhưng dễ điều trị. Tuy nhiên, do hổng kiến thức tình dục, cộng với định kiến của mọi người trẻ cho rằng mắc bệnh tình dục là hư hỏng, xấu xa nên nhiều người còn e ngại, né tránh đi khám.
Tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ đang khám và tư vấn cho một ca mắc bệnh qua đường tình dục.
Tiến sĩ – bác sĩ Lê Vương Văn Vệ – Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn cho biết, khi có quan hệ tình dục, các em thường có lo lắng nếu như có “biểu hiện lạ” ở vùng kín. Nhưng nếu sùi mào gà xuất hiện ở miệng, vòm họng thì lại không hề biết, thường nhầm sang bị lở miệng, nhiệt miệng…
“Nếu bạn tình nam bị bệnh có thể lây ngay sang nữ giới, làm tăng nguy cơ ung thư tử cung và có khả năng truyền từ mẹ sang con” – tiến sĩ Vệ cho biết.
Video đang HOT
Trẻ 8 tuổi cũng bị… sùi mào gà
Gần đây, GS Hiếu cũng điều trị cho một bệnh nhân nam 8 tuổi (Phú Thọ) bị bệnh sùi mào gà. Cháu bé được mẹ mang đến khám với dấu hiệu có các nốt đỏ, sần sùi ở đầu “thằng nhỏ”. Bà mẹ vừa lo lắng, vừa ngơ ngác vì không hiểu sao con trai mình lại mắc bệnh “người lớn” như vậy.
“Loại trừ khả năng em bé bị lạm dụng tình dục thì kể cả trong quá trình người chăm sóc lơ là, chủ quan, mất vệ sinh thì đều có thể gây bệnh sùi mào gà cho trẻ” – GS Hiếu cho biết.
Tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ cho biết: “Cần nâng cao kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục cho tất cả mọi người, từ cha mẹ đến trẻ mới lớn để có thể tự phòng ngừa cho bản thân. Đồng thời “cởi bỏ” định kiến mắc bệnh tình dục là hư hỏng, xấu xa khiến cho thanh thiếu niên giấu bệnh, không dám chia sẻ, không dám đi khám”.
Theo GS Hiếu, các virus lây truyền qua đường tình dục có thể tồn tại vài giờ qua tay chân tiếp xúc với bộ phận sinh dục, qua quần áo vừa thay. Nếu vừa chạm vào “chỗ kín” bị nhiễm bệnh mà không rửa tay tiệt trùng mà lại chăm sóc, tắm rửa cho trẻ, đụng chạm vào bộ phận sinh dục của trẻ thì rất có khả năng truyền vi khuẩn sang con.
Theo GS Hiếu, việc điều trị bệnh sùi mào gà cho trẻ em dưới 10 tuổi khá khó khăn vì cũng phải bôi, phải uống thuốc như người lớn chứ không hề có thuốc dành cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu việc điều trị không khéo, để lại sẹo tại dương vật có thể khiến cho việc “trưởng thành” của dương vật gặp khó khăn. Nếu sẹo to có thể khiến phần da co rút, khó lớn.
Theo Tuấn Kiệt (Dân Việt)
Dấu hiệu cảnh báo đột tử ở người trẻ
Tuy đột tử xảy ra rất đột ngột và bất ngờ nhưng không phải không có dấu hiệu báo trước và cách phòng tránh.
Đột tử ở những người dưới 35 tuổi thường xảy ra do các bệnh về tim. Khi các trường hợp đột tử xảy ra, nguyên nhân thường do bệnh nhân tham gia các hoạt động tiêu tốn thể lực.
Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột tử do bệnh tim
Khi bị đột tử do bệnh tim, tim bệnh nhân sẽ ngừng đập, hệ hô hấp không hoạt động bình thường và máu không được cung cấp cho cơ thể. Gần như ngay lập tức, bệnh nhân sẽ mất ý thức và ngã xuống. Lúc đó, các bác sĩ thường không thể bắt được mạch cho bệnh nhân.
Những người trẻ tuổi có nguy cơ cao bị đột tử do bệnh tim thường xuất hiện 2 dấu hiệu sau đây:
- Ngất xỉu không rõ nguyên nhân
Ngất đột ngột và không rõ nguyên nhân thường xảy ra trong quá trình hoạt động thể lực. Đây là một dấu hiệu cho thấy tim bạn có vấn đề. Ngoài ra, bệnh nhân có thể lên cơn co giật.
- Bệnh sử gia đình
Nếu trong gia đình bạn có người đột tử khi còn trẻ, bạn nên đặc biệt chú ý tới tình trạng sức khỏe của mình và nói chuyện với bác sĩ để tiến hành kiểm tra.
Hơi thở ngắn hoặc đau ngực cũng là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ đột tử do bệnh tim. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy ít xảy ra hơn và có thể là triệu chứng của những căn bệnh khác như hen suyễn.
Có thể đề phòng đột tử ở người trẻ tuổi
Đôi khi có thể ngăn chặn những trường hợp đột tử như vậy. Nếu bạn có nguy cơ cao bị đột tử do bệnh tim, bác sĩ thường khuyên bạn tránh tham gia các môn thể thao cạnh tranh.
Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của bạn, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên dùng thuốc hay tiến hành phẫu thuật để giảm nguy cơ đột tử.
Với một số bệnh tim cụ thể như bệnh cơ tim phì đại, bệnh nhân có thể chọn giải pháp cấy máy khử rung tim (ICD). Đây là một thiết bị nhỏ như máy nhắn tin, được cấy vào ngực của bạn để theo dõi nhịp tim. Nếu chứng loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng xảy ra, máy ICD sẽ tạo ra những cú sốc điện để phục hồi nhịp tim bình thường.
Những đối tượng cần kiểm tra để phát hiện nguy cơ đột tử
Trong những năm qua, các bác sĩ vẫn tranh luận về việc kiểm tra các vận động viên trẻ để phát hiện những người có nguy cơ đột tử cao. Tại một số quốc gia như Italy và Nhật Bản, các bác sĩ thường kiểm tra những người trẻ tuổi bằng cách tiến hành đo điện tâm đồ để ghi lại tín hiệu điện tim. Tuy nhiên, cách kiểm tra này đôi khi mang lại kết quả sai, gây ra những lo lắng không đáng có.
Sau đây là những điều bạn cần làm nếu bạn lo lắng về nguy cơ đột tử của mình: Nếu một người nào đó trong gia đình của bạn chết trẻ, điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân cái chết. Nếu người đó chết do bệnh tim, các thành viên trong gia đình nên đi kiểm tra sức khỏe. Kể cả sau lần đầu kiểm tra, các bác sĩ đánh giá rằng tim của bạn hoạt động bình thường, bạn vẫn nên thường xuyên tái kiểm tra.
Những người trẻ tuổi có nên tránh hoạt động thể chất nếu bị dị tật tim?
Nếu bạn có nguy cơ đột tử do bệnh tim, hãy hỏi bác sĩ về mức độ hoạt động thể chất bạn được phép tham gia. Bạn chỉ có thể thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng hay được phép tập thể thao, tất cả phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của bạn. Không chỉ nói chuyện với bác sĩ về những hoạt động bạn được tham gia, bạn còn nên nắm rõ những hành động mình cần phải tránh.
Theo SKDS
5 thắc mắc chị em nên hỏi bác sĩ phụ khoa Nếu không nói chuyện cởi mở với bác sĩ phụ khoa, bạn sẽ hầu như không biết điều gì là đúng và điều gì là không ổn đang diễn ra trong cuộc sống tình dục của mình. Sức khỏe tình dục luôn là vấn đề tế nhị mà không phải ai cũng dễ dàng nói ra, hoặc có thể nói ra với bất...