Người trẻ kinh doanh hoa tết ở TP.HCM: Hy vọng không còn cảnh đập chậu hoa
Nhiều người trẻ kinh doanh hoa tết tại TP.HCM hy vọng sẽ không thấy cảnh đập chậu hoa hoặc được về nhà sớm để đón giao thừa cùng người thân.
Anh Nguyễn Hớn Thành Thông, 22 tuổi, quê Khánh Hòa, bán các chậu cúc tại đường Lý Thường Kiệt (Q. Tân Bình, TP.HCM). Ảnh TĐ
Chiều ngày 23.1, nhiều người trẻ kinh doanh hoa kiểng tết tất bật mua bán tại các con đường, công viên tại TP.HCM.
Dự đoán sức mua sẽ “khủng”
Tại đường Lý Thường Kiệt, Q.Tân Bình, TP.HCM, anh Nguyễn Hớn Thành Thông, 22 tuổi, quê Khánh Hòa, tỉ mỉ sơn lại từng chậu hoa kiểng để chuẩn bị đi giao cho khách.
Thông cho hay, dịp Tết Nguyên Đán 2022 này, anh chở hàng trăm chậu hoa cúc đại đóa, pha lê với giá từ 3 – 6 triệu đồng/cặp vào TP.HCM để bán.
“Tôi nhận thấy tình hình bán hoa kiểng năm nay rất khả quan. Năm trước, vào ngày 24, 25 âm lịch, tôi mới bán được, Tuy nhiên, năm nay tôi vừa dọn ra hôm 20 âm lịch thì đã có người đến mua. Dịp tết này, nhà tôi không giảm số lượng trồng hoa. Gia đình tôi cũng đã lên kế hoạch bán hoa kiểng ở quê, đề phòng tình huống TP.HCM hạn chế tiểu thương từ các tỉnh vì dịch”, Thông nói.
Anh Thông tỉ mỉ sơn lại từng chậu hoa kiểng chuẩn bị giao cho khách. Ảnh TĐ
Anh L.B. Vương, 32 tuổi, cũng đăng ký một sạp nhỏ trên đường Bắc Hải, Q.10, TP.HCM để bán các loại hoa kiểng tết.
“Tôi dự đoán sức mua năm nay sẽ khủng và người dân ở TP.HCM có thể sẽ không có hoa để chưng tết vì lượng hoa kiểng bán năm nay không nhiều. Lý do là hơn nửa năm qua bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều nhà vườn đã chủ động giảm số lượng hoa hoặc không trồng”, anh Vương thông tin.
Cúc mâm xôi được giá, nhiều người bán được vài trăm chậu trong một ngày. Ảnh TĐ
Chỉ tay về những chậu hoa cúc mâm xôi, mào gà đang bung nở, anh Vương hào hứng nói: “Đây là năm đầu tiên tôi nhập hoa từ Đồng Tháp lên TP.HCM bán. Thật sự lúc đầu tôi cũng thấy lo lắng, sợ không có ai mua, nhưng chỉ mới 2 ngày (bắt đầu từ 20 âm lịch) tôi đã bán được gần 200 chậu hoa cúc mâm xôi với giá 300.000 – 400.000 đồng/chậu, chủ yếu bán cho các cơ quan, nhà hàng và khách sạn. Dự tính đến ngày 28 âm lịch, tôi sẽ bán hết 1.000 chậu hoa kiểng các loại”.
Video đang HOT
Nhiều người kinh doanh hoa kiểng tết dự đoán sức mua tại TP.HCM sẽ “khủng”. Ảnh TĐ
“Mong bán hết nhanh để về nhà trước giao thừa”
Tương tự, anh Lê Huy, 37 tuổi, quê Khánh Hòa, đăng ký một lô nhỏ tại công viên Gia Định TP.HCM để bán hoa cúc, vạn thọ và dự đoán rằng “năm nay chắc thiếu bông bán”.
Anh Huy chia sẻ thêm: “Đến hiện tại, nhiều lô tại công viên vẫn chưa có ai đăng ký. Còn ở quê tôi, ngoài việc giảm số lượng hoa trồng, thì một số nhà vườn không kinh doanh hoa tết. Do đó, tôi nghĩ rằng việc mua bán hoa kiểng tết tại TP.HCM trong dịp tết năm 2022 hết sức khả quan. Mấy ngày nay, người hỏi dò khá nhiều, người mua cũng không ít. Tôi mong bán hết nhanh để về nhà trước giao thừa”.
Cúc đại đóa vươn mình đón nắng tại công viên Gia Định. Ảnh TĐ
Đây là năm thứ 10 anh Huy chọn công viên Gia Định để bán hoa kiểng trong những ngày cận tết cho đến tận đêm giao thừa. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh năm nay, anh Huy hy vọng gần 1.000 chậu hoa cúc với giá vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng/chậu sẽ được tiêu thụ nhanh.
Nhộn nhịp cảnh mua bán tại công viên Gia Định. Ảnh TĐ
“Có những mùa tết, tôi còn dư mấy chục chậu hoa cúc nên phải đập bỏ vì công sức nhà vườn trồng cực khổ và vận chuyển khó khăn nên không nở bán giá rẻ mạt. Với tình hình năm nay, tôi hy vọng sẽ bán hết và về quê trước đêm giao thừa”, anh Huy tâm sự.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Hồng, 29 tuổi, quê Bến Tre, bán hàng trăm chậu hoa vạn thọ, cúc mâm xôi trên đường Thành Thái, Q.10, TP.HCM, cho hay không chỉ chị mà những người bạn, người thân cũng đang rất phấn khích khi lượng hoa được tiêu thụ mạnh những ngày qua.
Chị Hồng bán được hàng trăm chậu cúc mâm xôi khi mới mở sạp bán tại TP.HCM vài ngày. Ảnh TĐ
Chị Hồng chia sẻ năm nay hoa đẹp hơn những năm trước nhiều. Tùy theo kích thước chậu mà hoa có giá bán phù hợp. Chẳng hạn, cúc đại đóa có giá từ 500.000 – 700.000 đồng/cặp, cúc mâm xôi 300.000 – 400.000 đồng/cặp… Chỉ trong hai ngày, chị Hồng bán được gần 200 chậu hoa các loại.
Nhộn nhịp mua bán hoa kiểng ở đường Bắc Hải, Q.10, TP.HCM. Ảnh TĐ
“Dịch bệnh hoành hành, nhà vườn ai cũng thấp thỏm và lo lắng. Gia đình tôi cũng bấm bụng trồng và giảm số lượng vài trăm chậu so với mọi năm. Tuy nhiên, khi vận chuyển hoa lên TP.HCM bán thì chúng tôi thấy khá ổn, sức mua mạnh. Tôi hy vọng, với tình hình hiện tại thì năm nay không phải chịu cảnh ép giá, người dân không còn đợi đến cận tết mới mua hoa hay không còn chuyện nhà vườn tái diễn cảnh đập chậu hoa trước khi trả sạp về quê ăn tết”.
Những người theo nghề trồng hoa luôn mong muốn về nhà trước đêm giao thừa. Ảnh TĐ
Theo nghề trồng hoa kiểng suốt 5 năm nay, chị Hồng luôn vội vã trong đêm giao thừa. “Có những năm, hoa kiểng không bán được. Buổi chiều ngày cuối năm, tôi phải năn nỉ giá với khách, loay hoay cũng đến khuya. Vì tất bật như vậy nên tôi không bao giờ có được mâm cúng đàng hoàng cho ông bà, không bao giờ có cảnh cùng quây quần bên gia đình trong đêm giao thừa”, chị Hồng tâm sự.
Những mô hình từ thiện 0 đồng ở TP HCM
Các phiên chợ, siêu thị, "ATM cơm", tủ lạnh thực phẩm 0 đồng... là những hình thức từ thiện giúp người nghèo trong Covid-19 ở TP HCM.
Gần một tuần nay, tại góc đường Lê Văn Linh - Nguyễn Tất Thành (quận 4) tổ chức "Phiên chợ 0 đồng" nhằm giúp người khó khăn trong Covid-19. Hoạt động do Hội tình nguyện Chung tay vì cộng đồng và UBND phường 13 thực hiện, mỗi ngày phát 500 phần quà tới người dân vào sáng và chiều.
Sáng 28/6, nhiều bà con xếp hàng chờ tham gia phiên chợ. Mọi người được nhắc nhở tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế, giữ khoảng cách đồng thời đo thân nhiệt, rửa tay trước khi vào chợ.
"Tôi được bạn trong nhóm tình nguyện này rủ tham tham gia hoạt động tình nguyện, giúp đỡ người nghèo. Nhìn thấy người dân thích thú khi nhận quà hỗ trợ tôi vui lắm", anh McClain (quốc tịch Mỹ) cho biết.
Giống như nhiều phiên chợ khác, chợ phiên 0 đồng có nhiều loại mặt hàng như rau tươi, trứng, nước tương, gạo... Người tham gia không cần mang tiền, chỉ cần phiếu được phát sẵn nên ai cũng phấn khởi.
Bé Nguyễn Thị Hồng Nhung (6 tuổi) cùng mẹ nhận rau củ quả từ tình nguyện viên của phiên chợ 0 đồng. "Tôi bán cà phê vỉa hè, hơn tháng nay đường phố vắng hoe nên thu nhập giờ bấp bênh lắm. Giờ có ít thực phẩm từ nhà hảo tâm cũng đỡ được bữa ăn hàng ngay", mẹ bé cho biết.
Mỗi phần quà gồm thực phẩm tươi cùng khẩu trang, dầu ăn gạo, mắm, trứng... có giá trị khoảng 200.000 đồng.
Những ngày đầu phiên chợ, mọi người được thoải mái lấy nhu yếu phẩm cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo cho người đến sau vẫn có đủ các mặt hàng nên nhóm đã đóng gói sẵn trong bịch, phát cho từng bà con.
Từ ngày 27/6, mô hình "Siêu thị mini 0 đồng" được đặt tại đường 17, phường Hiệp Bình Phước (TP Thủ Đức). Tại đây, khu phố sẽ phát khoảng 80 phiếu cho các hộ nghèo trong xóm. Trên phiếu sẽ ghi cụ thể giờ đến siêu thị, để đảm bảo mỗi thời điểm chỉ có tối đa ba người đến.
"Thấy nhiều người lao động mất việc, gặp khó khăn trong từng bữa ăn nên chúng tôi muốn giúp đỡ một phần trong khả năng tới bà con. Mặt hàng cũng là nhu yếu phẩm, dự kiến đủ duy trì trong 10 ngày", ông Huỳnh Văn Tẩn, quản lý siêu thị cho biết.
Nhân viên tính tiền bằng cách thu lại phiếu với giá trị 200.000 đồng một lần mua sắm. Trong đợt hoạt động này, siêu thị sẽ phát 600 phiếu đi chợ cho 200 hộ dân tại phường Hiệp Bình Phước.
Khoảng một tuần nay, nhà thờ Tân Sa Châu(quận Tân Bình) triển khai mô hình "ATM lướt ống" , phát các phần cơm, bánh mì, gạo, khoai... cho người nghèo trong Covid-19. Mỗi ngày, 1.000 suất ăn 0 đồng sẽ được thả vào ống. Việc này vừa đảm bảo giãn cách và không tụ tập đông.
Những người đến nhận cơm chủ yếu là người bán vé số, nhặt ve chai, xe ôm, vô gia cư và công nhân ở các khu công nghiệp. Mỗi người chỉ được lấy một suất cơm và phải nhanh chóng di chuyển cho người khác vào nhận.
Gần chục ngày nay, "Tủ lạnh cộng đồng" đặt trước nhà số 100 đường Ung Văn Khiêm, (quận Bình Thạnh) cung cấp miễn phí rau củ, trứng... Tủ lạnh hoạt động theo hình thức ai dư có thể bỏ vào cho người thiếu. Mỗi ngày, đều có nhiều người xếp hàng tới lấy đồ. Tình nguyện viên luôn đứng bên cạnh nhắc nhở mọi người lấy vừa đủ nhu cầu.
"Những ngày đầu, nhóm tự bỏ thực phẩm vào tủ lạnh, sau đó có thêm người ngoài tới ủng hộ. Ngoài ra, chúng tôi cũng chuẩn bị thêm các suất ăn, gạo, bánh... cho bà con nghèo", anh Nguyễn Tuấn Khởi, chủ nhân ý tưởng cho biết.
Sáng 28/6, chị An mang theo rau, trái cây, trứng để "làm đầy" cho tủ lạnh cộng đồng. "Tôi thấy mô hình này rất hay, vừa bảo quản được đồ ăn mà ai cũng có thể đóng góp được theo khả năng của mình", chị nói, tay xếp rau củ vào các khay.
Ngoài ra, những mô hình 0 đồng khác cũng được tổ chức tại nhiều quận ở thành phố, trong các khu cách ly, phong tỏa để đảm bảo nhu yếu phẩm hàng ngày cho bà con khó khăn.
TP HCM hiện ghi nhận 3.494 ca nhiễm nCoV trong đợt dịch thứ 4, đứng thứ hai cả nước.
Phong tỏa một phần tại chợ Bà Chiểu do có F0 đến mua hàng Sáng 29-6, cơ quan chức năng quận Bình Thạnh, TP.HCM đã cho phong tỏa một phần chợ Bà Chiểu do có trường hợp F0 đến chợ mua hàng cách đây vài ngày. Phong tỏa khu 5 chợ Bà Chiểu sáng 29-6 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Trao đổi với PV Tuổi Trẻ Online , ông Trần Đăng Khoa - chủ tịch UBND phường 1,...