Người trẻ hiện nay đi làm kiếm thêm kinh nghiệm hay mong sớm ổn định?
Những người mới bắt đầu đi làm, nên nhảy việc chấp nhận lương thấp để học hỏi kinh nghiệm hay ở một công ty lâu dài để nhanh chóng ổn định?
Xu hướng làm việc của nhiều người trẻ hiện nay là xoay chuyển làm sao để dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, không vùi đầu vào công việc. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, họ cần phải có đủ kiến thức, kinh nghiệm và thu nhập ổn định. Nhưng trước khi đạt được đến điều đó, họ vẫn còn loay hoay mục đích đi làm trước mắt hiện nay là học hỏi kiến thức hay làm việc chỉ để kiếm thật nhiều tiền.
Làm việc vì kiến thức, kinh nghiệm là một dạng tận hưởng
Chính vì xu hướng đi làm không chỉ để kiếm tiền mà là tận hưởng cảm giác làm việc, người trẻ đề cao việc học hỏi kiến thức hơn so với đồng lương.
“Là một workaholic, mình tự tin khẳng định bản thân đi làm để học hỏi. Vì đối với mình, nếu đã học thì sẽ không bao giờ là đủ và bản thân phải luôn cố gắng từng ngày. Mình luôn quan niệm rằng, càng nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong ngành nghề, sẽ khiến bản thân “pro” hơn. Lương – có lẽ đối với nhiều người là một vấn đề khá nhạy cảm, “có thực mới vực được đạo” cũng khá là đúng. Tuy nhiên, khi còn trẻ điều quan trong chính là luôn thử nghiệm những điều mới và không ngại khó khăn. Mình cũng đã từng đi làm đồng lương thấp chỉ để học hỏi kinh nghiệm và mình thấy đó chính là quyết định sáng suốt. Nếu đã mang trong mình “một bụng” kiến thức, thì có đi bất kì môi trường nào cũng có thể “sống sót” tốt.” – Chị Linh Trần đang làm việc tại TP HCM.
Chị Lê Giang
“Mình rất quan trọng kinh nghiệm và kiến thức khi đi làm. Giàu kinh nghiệm không chỉ tốt cho những dự án cá nhân sau này, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm với đồng lương tốt hơn. Mình sẵn sàng nhận công việc phù hợp với định hướng dù lương không cao, vì mình đang trong giai đoạn cần ưu tiên cho mục tiêu kiến thức. Có thể khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức thì mình sẽ đến giai đoạn tích lũy tài chính. Đối với mình, “ổn định” về mặt tài chính chỉ mang tính chất tạm thời và có thể “bất ổn định” nhanh chóng vì tác nhân khách quan. Chỉ có giàu kiến thức và kinh nghiệm mới được gọi là “ổn định” thực sự” – Chị Lê Giang hiện đang là nhân viên của một công ty công nghệ tại TP HCM.
Anh Minh Tuấn cũng chia sẻ: “Nếu cứ cố cam chịu làm ở một nơi nào đó vì mức lương có thể giúp mình duy trì một cuộc sống ổn định, thì ắt là một cực hình. Bởi vì 1/3 thời gian 1 ngày mình dành cho công việc, thế nên nếu không thể thoải mái, tận hưởng nó thì cuộc sống bạn khó có niềm vui. Thế nên mình chọn công việc dù có mức lương không ổn định, nhưng tính chất công việc mang đến mình nhiều thử thách mới, nhiều kiến thức mới, thì mỗi ngày đều thức dậy trong sự háo hức được đi làm”.
“Cuộc sống ổn định” vẫn là quan niệm của nhiều dân văn phòng từ trước đến nay
Video đang HOT
Anh Hoàng Luân, 25 tuổi
“Thực tế thường khắc nghiệt hơn những gì mình tưởng” chính là cách nghĩ của nhiều người khi lần đầu bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp. Nhiều người nói rằng “tiền không mua được hạnh phúc”, nhưng quên mất một điều nếu thiếu tiền thì cuộc sống cũng khó mà vui.
Anh Hoàng Luân, hiện đang làm việc tại một công ty điện lực: “Khi vừa mới ra trường xin việc, mình đã có suy nghĩ rằng việc tốt thì có thể nhiều nhưng quan trọng phải tìm được việc có mức lương tốt. Vì khi đi làm, tự lập rồi sẽ có khá nhiều khoản phải chi trả, nếu có nhà ở thành phố thì quá tốt, nhưng mình là dân tỉnh lẻ, phải trả tiền thuê trọ, điện, nước, sinh hoạt… Nhiều lúc để hỗ trợ cho công việc tốt hơn, mình mua trả góp một số thiết bị như điện thoại, laptop… Mặc dù vẫn có dư để lâu lâu tự thưởng cho bản thân đi du lịch, mua sắm nhưng vẫn có một áp lực vô hình về số tiền lương. Đi làm có vui, có nhiều kinh nghiệm đi chăng nữa nhưng đồng lương ít ỏi thì vẫn cảm thấy không hài lòng”.
Chị Thanh Trâm
Đồng ý kiến, anh Ngọc Huy nói rằng: “Là đàn ông nên mình khá áp lực trong thành công sự nghiệp. N ếu có nguồn thu nhập cao, bản thân mình sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều khi tiếp xúc với bạn bè, người thân. Nên đối với mình, càng nhành chóng ổn định tài chính càng tốt, làm nghề nào cũng vậy, kiếm tiền nhiều đồng nghĩa với việc mình phải ra sức nhiều, kinh nghiệm cũng từ đó sẽ học được thôi”.
“Hết 60% sự quan tâm của mình dồn vào tiền lương khi đi làm. Mình có thể sẵn sàng làm việc vì đam mê, lấy kinh nghiệm để phát triển sự nghiệp sau này, nhưng đam mê thì cũng cần phải có tiền để sống. Thậm chí mình chỉ sắp đến giai đoạn từ 25 đến 30 tuổi, nếu có một công việc thu nhập cao nhưng lệch định hướng thì mình cũng sẽ cân nhắc” – Chị Thanh Trâm hiện đang làm việc tại một công ty giải trí ở TP HCM chia sẻ.
Rất khó để cân bằng cả hai yếu tố
Kinh nghiệm làm việc và mức lương luôn có mối liên quan đến nhau. Nếu đi làm không quan trọng lương, sẽ đến một thời điểm người trẻ bị mất cân bằng vì cuộc sống văn phòng cần nhiều thứ để chi trả. Ngược lại, nếu chọn công việc vì tiền sẽ hình thành tính “thực dụng”, áp lực công việc khiến cuộc sống trở nên khó thở.
Chị Thanh Trâm
“Cố gắng trong công việc là cách mình đang làm để tiến đến những chức vụ cao hơn trong công ty. Tiền lương khá quan trọng, có lẽ cũng chiếm phần lớn trong nhu cầu hiện tại của mình, nhưng tiền lương không giúp mình leo tới những bậc cao hơn được. Để trở thành một người có tiếng nói, điều mình phải làm chính là tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Yếu tố quyết định đó chính là sức trẻ, sự nhiệt huyết đối với việc mình đang làm. Tiền có thể kiếm lại được, nhưng kinh nghiệm và kiến thức sẽ mất nhiều thời gian hơn, chí ít là đối với mình. Vì vậy, khi còn trẻ, chủ động tham gia và thử thách bản thân ở những dự án lớn, đầy tính mạo hiểm cũng là một cách để mình khẳng định khả năng. Mong rằng trong tương lai, với sự cố gắng không ngừng, đồng lương của mình sẽ còn tăng gấp nhiều lần nữa” - Chị Thanh Trâm.
“Ngoài học hỏi kinh nghiệm ở công ty mình còn muốn học thêm những kiến thức khác để nâng cao tay nghề. Song, mình đang nhận làm thêm nhiều việc tự do để đáp ứng mong muốn đó và cùng lúc có thêm thu nhập. Thay vì tìm công việc cung cấp nhiều kiến thức và mức lương cao, mình chủ động tự cân bằng trước” – chị Ngọc Tâm.
Mẹ bỉm than thở con 8 tháng mà chưa biết đi, loạt phụ huynh vào an ủi: "Thế là nguy rồi, con mình 5 tháng đã làm phương trình bậc 2 rồi cơ"
Các em bé này có vẻ hơi lạ lạ ấy, mới mấy tháng mà cái gì cũng biết luôn.
Chăm con là một hành trình không hề dễ dàng, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ. Dù có đọc bao nhiêu sách nhưng với mỗi đứa trẻ, người mẹ lại được trải nghiệm những điều mới lạ riêng. Đôi khi là cả những câu hỏi và suy nghĩ ngây ngô như "không biết con ngủ say thế liệu có đang... thở không nhỉ", hay "ăn 2 bình sữa rồi mà vẫn đòi ăn, hay là đói"... và cả những trường hợp dở khóc dở cười như trong câu chuyện dưới đây.
Ông bà vẫn có câu "3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi" để chỉ sự phát triển của một em bé sơ sinh. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi em bé lại có sự phát triển không giống nhau, tùy vào thể trạng, sức khỏe, dinh dưỡng... và nhiều yếu tố khác. Thế nhưng, vì đây là dấu mốc nên nhiều bà mẹ vẫn dựa vào đó để xem con mình liệu có đang phát triển tốt hay không.
Rõ ràng điều này là rất đúng, tuy nhiên đến mức cực đoan quá như trường hợp dưới đây thì khó có thể chấp nhận. Cụ thể, bà mẹ này lên mạng than thở với mọi người: "Buồn thực sự, sinh con ra chỉ mong con khỏe mạnh, cứng cáp như bao đứa trẻ, vậy mà bé nhà mình 8 tháng vẫn chưa thể đứng được".
Mẹ bỉm đặt ra câu hỏi khá hài hước.
Dưới phần bình luận, hội phụ huynh tỏ ra ngán ngẩm nhưng cũng đoán có lẽ vì người mẹ này quá lo lắng nên mới tỏ ra buồn rầu một cách vô lý như thế. Thông thường với mốc 8 tháng, cũng có em bé đã biết đứng vịn hay đi men, thế nhưng để đứng vững mà không cần hỗ trợ thì khá khó. Bởi vậy, việc buồn rầu về một chuyện như vậy không nhận được sự đồng tình từ mọi người.
Thậm chí, loạt comment trở thành chuyện hài bởi vô số bình luận "trên trời" của mọi người. Quả thực nói về độ lầy lội lẫn hài hước thì không ai qua được dân mạng. Không biết mẹ bỉm sau khi đọc xong comment có bị "tiền đình" hay "sang chấn tâm lý" không, tuy nhiên có lẽ người mẹ này vẫn phải đọc thêm nhiều sách và học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người xung quanh.
Cư dân mạng cũng lầy lội không kém.
Toàn các em bé mà như "siêu nhân" cả luôn mọi người ạ.
Thôi thì chịu thua, có lẽ từ lần sau không ai dám hỏi những câu như thế này nữa.
Dẫu vậy, có một số người đoán có lẽ người mẹ này chỉ trêu dân mạng cho vui mà thôi chứ chẳng ai có thể nghĩ ra một câu hỏi khá vô lý như vậy.
Tổng kết 1 năm chơi chứng khoán sóng gió của Gen Z: Mình thích 1 anh trên Facebook, nghe theo mã anh giới thiệu và rồi... Người thắng kẻ thua nhưng thứ thu về nhiều nhất chắc chắn chính là kinh nghiệm đầu tư chứng khoán. Gen Z tập tành gia nhập vào thị trường chứng khoán, đa số họ đều là "tay mơ" nên việc bị "dập" tơi bời cũng là chuyện dễ hiểu. Cùng nhìn lại xem một năm qua hội "ăn nằm" với những con số...