Người trẻ Hàn mệt mỏi vì phải đi nhậu, ăn uống với sếp vào cuối tuần
Văn hóa “kkondae” đề cao thứ bậc, tuổi tác trong xã hội Hàn Quốc không cho phép người trẻ từ chối những yêu cầu, sắp xếp từ người lớn tuổi hơn.
“Đội trưởng nhóm kế hoạch có biệt danh là ‘ruột già’. Những lời thốt ra từ miệng ông ta chưa bao giờ tốt đẹp”, Kim Min-chul (32 tuổi), đang làm việc tại một công ty thương mại ở Yeoksam-dong, Seoul, Hàn Quốc, mô tả về sếp của mình.
Kim và hầu hết đồng nghiệp của anh đều không muốn dính dáng gì đến “ruột già”. Nhưng ước muốn đó chỉ thành hiện thực nếu họ nghỉ việc.
Còn ở đây, hiện tại, người đàn ông ngoài 50 tuổi kia là sếp, tiền bối, người lớn tuổi nhất trong nhóm. Ở Hàn Quốc, sếp của Kim là một “kkondae” điển hình.
“Kkondae” trong tiếng Hàn có nghĩa là một người lớn tuổi thích ra lệnh cho người khác và luôn xem thường năng lực của người trẻ tuổi hơn.
Trong xã hội vốn coi trọng thứ bậc như Hàn Quốc, khái niệm này không chỉ xuất hiện tại nơi làm việc mà còn được sử dụng trong trường học, gia đình.
Zing.vn trích dịch bài viết trên The Economist và Chosun News về sự phổ biến của “kkondae” tại Hàn Quốc và cách người trẻ xứ kim chi đấu tranh để chống lại văn hóa “trọng già khinh trẻ” này.
Những người sếp “kkondae” không hiếm gặp trong xã hội Hàn Quốc. Ảnh: Phim Nameless Gangster: Rules of Time.
Ghét cay ghét đắng
Sếp của Kim bị ám ảnh về thứ bậc và tuổi tác. Ông ta luôn muốn nhân viên phải kính trọng, tuân lệnh, thậm chí sợ sệt mình.
Kim và những người đồng nghiệp của anh không bao giờ dám ra về trước sếp dù đã quá 7h tối. Những cuộc nhậu sau giờ làm, leo núi vào cuối tuần họ bắt buộc phải tham gia. Sếp sẽ quyết định tất cả giờ nào, đi đâu, ăn gì…
Việc của họ là đi theo, nướng thịt và ngồi nghe sếp dạy bảo. Những kẻ hay xu nịnh có thể bận rộn hơn.
Tại Hàn Quốc, đất nước nổi tiếng với hệ thống phân cấp ngột ngạt, nghiêm khắc dựa trên tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm làm việc, những “kkondae” như sếp của Kim không hiếm gặp.
Nhậu nhẹt sau giờ làm, leo núi vào cuối tuần với sếp khiến nhiều người trẻ xứ kim chi mệt mỏi. Ảnh: Joins.
Khái niệm này phổ biến đến mức có hẳn những trang web cung cấp các bài kiểm tra về mức độ “kkondae” và lời khuyên khi gặp phải dạng người này. Một kênh truyền hình gần đây cũng dành riêng một chương trình để trò chuyện, thảo luận về “kkondae”.
Mọi người xung quanh không muốn làm việc cùng bạn? Bạn thường góp ý về trang phục, cuộc sống cá nhân của những đồng nghiệp nhỏ tuổi hơn? Bạn khó chịu khi đồng nghiệp không lấy cà phê giúp mình?…
Nếu câu trả lời đa số là có, nhiều khả năng bạn chính là một “kkondae”, kiểu người mà giới trẻ Hàn ghét cay ghét đắng.
Tuy nhiên, “kkondae” không chỉ phổ biến ở nơi làm việc và chỉ những người sếp hống hách mới bị gọi bằng cái tên này, người Hàn Quốc có thể dùng từ này để chỉ một người đàn ông gia trưởng trong gia đình, một tiền bối ngạo mạn trong trường đại học, một chính trị gia tham nhũng…
Thách thức văn hóa ‘kkondae’
Trong những ngày đầu năm mới, phụ nữ Hàn Quốc phải dành nhiều ngày để nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa mà không có sự giúp đỡ từ đàn ông.
“Tôi thường phải giúp mẹ. Còn anh trai tôi chỉ ngồi đó và không làm gì cả”, Park Ji-soo, sinh viên 24 tuổi, nói.
Trước đây, mọi người cho rằng điều đó hoàn toàn bình thường nhưng ngày càng nhiều người trẻ không nghĩ như vậy.
Theo Cho Han Hae-joang, một nhà nhân chủng học tại ĐH Yonsei ở Seoul, phụ nữ Hàn Quốc ngày nay không còn quá áp lực trong chuyện phải chiều theo ý người đàn ông. Nhiều bà mẹ trẻ thậm chí có thể thuyết phục chồng giữ con ở nơi công cộng và phụ giúp việc nhà.
Một số thanh niên cảm thấy 52 tiếng làm việc mỗi tuần là quá đủ. Họ từ chối các cuộc nhậu cùng sếp sau giờ làm.
Ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc phản đối văn hóa “kkondae”. Ảnh: Chosun.
Moon Seung-sook, giảng viên trường Vassar College (Mỹ) cho rằng những người trẻ tiếp thu một nền giáo dục tiến bộ hơn đang có suy nghĩ khác với thế hệ trước.
Họ không chấp nhận việc bị phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác, giới tính và sẵn sàng thách thức văn hóa “kkondae”.
Tuy nhiên, như giới trẻ ở các quốc gia khác, thanh niên Hàn Quốc cũng cảm thấy bất an.
Lee Do-hoon, một nhà xã hội học tại Đại học Yonsei, cho rằng kể cả khi được giáo dục tốt hơn thì giới trẻ xứ kim chi, những người luôn có cảm giác bấp bênh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997- 1998, vẫn thấy an toàn khi sống trong một xã hội đề cao thứ bậc.
Văn hóa “kkondae” vì thế sẽ không thể biến mất sau một đêm. Những người trẻ tuổi đang không ngừng đấu tranh sẽ làm gì khi họ già đi?
Nhiều người rất có thể sẽ trở thành “kkondae” khi không đạt được thành công mình mong muốn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những thế hệ sau được giáo dục tốt hơn, không trải qua khủng hoảng và bất an nhiều khả năng sẽ không chấp nhận trở thành nạn nhân của “kkondae”.
Theo Zing
Thấy "cô em tên Tân" hot rần rần MXH, Ông 3 Vlog U80 ra tay làm thau hoa quả dầm lấy lại danh dự cho cánh đàn ông
Đầu đoạn video, Ông 3 Vlog đã nói một câu khiến ai cũng cười ngất: "Chào các cháu, ông xem trên mạng thấy cô em tên là Tân đang rất là hot. Ông sẽ làm cho các cháu học tập, cánh đàn ông bây giờ phải theo kịp cánh đàn bà".
Nổi lên nhờ vào các món ăn "siêu cay khổng lồ" của mình, Bà Tân Vlog đã trở thành hiện tượng hot nhất nhì MXH thời gian gần đây. Bà gần như trở thành một trong những người tiên phong thành công nhất, dẫn đầu trào lưu "khi nông dân làm Vlog". Mỗi đoạn clip của bà, dù đơn giản, chân tình không quá hào nhoáng và đầu tư như lại thu hút được hàng triệu lượt xem. Chính vì lẽ đó nên không có gì là lạ khi rất nhiều người trẻ đã ngả mũ bái phục trước bà và dành cho bà rất nhiều lời khen ngợi.
Bà Tân Vlog - người tiên phong và thành công nhất trong trào lưu "nông dân làm Vlog
Nối tiếp chuỗi trào lưu cực hot ấy, mới đây đã xuất hiện một Vlogger U80 có tên "Ông 3 Vlog". Dù chỉ mới tham gia vào lãnh địa này với vỏn vẹn 3 video nhưng Ông 3 vẫn nghiễm nhiên thu về hơn 150k lượt đăng ký theo dõi. Đặc biệt, video gần đây nhất của Ông 3 có đến tận hơn 1,7 triệu lượt xem. Đoạn video không chỉ hút người xem vì đi theo mô-tuýp làm món ăn "khổng lồ" mà còn gây được sự tò mò bởi Ông 3 đã tuyên bố... lấy lại danh dự cho cánh đàn ông.
Hình ảnh Ông 3 Vlog U80 trong video làm thau hoa quả dầm lấy lạ danh dự cho cánh đàn ông.
Đầu đoạn video, Ông 3 đã nói một câu khiến ai cũng cười ngất: "Chào các cháu, ông xem trên mạng thấy cô em tên là Tân đang rất là hot. Ông sẽ làm cho các cháu học tập, cánh đàn ông bây giờ phải theo kịp cánh đàn bà". Nói xong, Ông 3 Vlog liền bắt tay vào làm một thau hoa quả dầm tương tự như "cô em tên Tân" cách đây ít lâu.
Ông 3 Vlog làm thau hoa quả dầm lấy lại danh dự cho cánh đàn ông. (Nguồn: Ông 3 Vlog)
Dẫu biết tuyên bố của Ông 3 Vlog nghe có vẻ như đang muốn cạnh tranh độ hot với Bà Tân Vlog nhưng sự thật có lẽ chỉ là đùa vui với mục đích làm cho nội dung video của mình thêm phần thú vị. Tuy nhiên, sự thành công ngoài sức tưởng tượng của Ông Ba Vlog U80 mới xuất hiện này đã làm không ít người cảm thấy bất ngờ. Nhất là những người trẻ.
(Ảnh cắt từ video)
Quả thật, ai nói thời đại 4.0 chỉ dành cho những người trẻ và đẩy những người già thụt lùi lại về sau. Sự tiến bộ của xã hội bao gồm công nghệ, y tế, giáo dục... mà lớp trẻ đang thụ hưởng chính là nhờ một phần đóng góp của thế hệ đi trước. Họ hoàn toàn có thể "chơi lớn" và có đủ khả năng khiến bao bạn trẻ phải trầm trồ thán phục. Làm vì đam mê cũng được, vì tiền cũng được, miễn sao vui là được. 4.0 hay một thời nào đó tiến bộ hơn nữa trong tương lai, tin chắc rằng sẽ luôn có những gương mặt "lão làng" làm chao đảo giới trẻ.
Không phải tự nhiên mà trong mọi nền văn hóa từ muôn đời nay, người càng có tuổi thì càng được kính trọng, phải không nào?
Theo Helino
Hot teen Việt đồng loạt khoe hình sống ảo cùng bộ lon in hình Việt Nam Với thiết kế độc đáo xen lẫn sự thân thuộc, từ khi mới ra mắt, bộ lon phiên bản đặc biệt "Việt Nam tôi yêu, Coca-Cola tôi yêu" khiến không ít bạn trẻ Việt săn đón. Với tên gọi "Việt Nam tôi yêu, Coca-Cola tôi yêu", bộ lon chinh phục bạn trẻ không chỉ bởi thiết kế đậm chất Việt Nam mà còn...