Người trẻ dạo phố, hàng quán nhộn nhịp trở lại
Khi hết cách ly xã hội, nhiều người trẻ cùng bạn bè dạo phố, hàng quán tại TP.HCM đã nhộn nhịp trở lại.
Khi hết cách ly xã hội, nhiều hàng quán về đêm đã nhộn nhịp trở lại – ẢNH: TẤN ĐẠT
Vẫn không lên giá
Có mặt tại đường Hòa Hảo, Q.10, TP.HCM, vào chiều 14.5, có thể thấy các hàng quán đã nhộn nhịp trở lại, nhiều bạn trẻ đi ăn uống, cười đùa cùng bạn của mình. Từ đầu đường cho đến cuối đường, hầu như quán nào cũng có khách, các anh thanh niên giữ xe háo hức khi có người đến quán.
Hối hả làm từng ly chè cho khách, chị Phan Thanh Huệ, 26 tuổi, thủ thỉ: “Nghe mấy bạn học sinh, sinh viên đi học lại mà mừng lắm. Mấy hôm nay hàng quán bắt đầu đông khách trở lại rồi, mong là hết dịch để mọi việc trở lại bình thường”.
Chị Huệ cho biết trước dịch quán thu nhập từ 4-5 triệu đồng/ngày, nhưng từ khi nghỉ dịch giảm xuống còn 400.000 – 500.000 đồng/ngày vì chủ yếu là bán mang về.
Video đang HOT
Quán xá nhộn nhịp trở lại – ẢNH: TẤN ĐẠT
Cũng tại con đường Hòa Hảo, chị Nguyễn Thị Cẩm Tú, 27 tuổi, đang tất bật làm từng ly trà sữa cho các bạn học sinh. Chị Tú cho biết những hôm không cho khách ngồi lại nhìn nơi đây buồn lắm. Mình đã quen cảnh mỗi buổi tối nhộn nhịp, nên khi nhìn cảnh đìu hiu mà chạnh lòng lắm.
“Tuy là doanh thu vừa qua giảm nhiều nhưng không vì thế mà tăng giá khi hết cách ly xã hội, vì mình tin rằng sẽ hết dịch sớm thôi, người ta sẽ đi chơi nhiều giống như trước đó…”, chị Cẩm Tú tâm sự.
Ngồi cùng với những người bạn của mình, Nguyễn Chí Trung, 22 tuổi, trú đường Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM, cho biết quán xá đã hoạt động trở lại hơn một tuần nay nhưng tới giờ Trung mới dám đi ăn cùng với bạn.
“Mình thích đi ăn vặt vì ở đây khá là nhiều món ngon, giá cũng rẻ… Từ chè sinh viên đến phá lấu, rồi trứng cúc lộn xào me…. Hồi đó, cứ chiều đi làm về là tụi mình hay ra đây ăn rồi tám chuyện trên trời dưới đất”, Chí Trung cho biết.
Ăn xong là đeo khẩu trang liền
Tiếp tục di chuyển đến Khu phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ, quận 10, TP.HCM, nhiều bạn trẻ tập trung đến đây để ăn uống, vui chơi khi về đêm.
Lê Thị Xuân Mai, 20 tuổi, sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết đây là lần đầu tiên được mấy bạn dắt đi ăn nơi này. Đoạn đường tuy chỉ tầm 100 m nhưng khiến Mai choáng ngợp vì hàng loạt gian hàng san sát nhau.
“Mình có nghe nói dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nhưng bản thân vẫn không bao giờ chủ quan. Khẩu trang thì mình luôn luôn mang theo bên người, khi nào ăn thì mới tháo ra, ăn xong là đeo vào liền”, Xuân Mai chia sẻ.
Còn Trần Hoàng Tuấn, trú tại đường Thành Thái, Q.10, TP.HCM, cho biết nhà Tuấn cách khu ăn uống chỉ vài trăm mét, cứ tối nào rảnh rỗi là anh ra đây đi dạo và ăn uống.
“Hơn 2 tháng mình đã không đi chơi, bây giờ nhìn những hàng quán nhộn nhịp trở lại mà thấy vui lắm. Tuy nhiên mình mong rằng mọi người phải tuân thủ những quy định phòng dịch Covid-19 mà nhà nước khuyến cáo khi hết cách ly xã hội…”, Hoàng Tuấn cho biết.
Trường nghề không đạt chỉ số về phòng dịch sẽ không được đón sinh viên trở lại
Các trường nghề trên địa bàn TP.HCM phải tự đánh giá theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, nếu không đạt sẽ không được đón sinh viên trở lại.
Bố trí nước rửa tay sát khuẩn là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại trường nghề - MỸ QUYÊN
Xây dựng phòng cách ly, lập đường dây nóng
Chiều nay 29.5, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM vừa có văn bản thông báo về việc đi học trở lại của sinh viên, học sinh, học viên các trường nghề trên địa bàn thành phố.
Theo đó, ngày 4-5.5, các trường nghề phải tổ chức tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Tiến hành thu thập khai báo y tế đối với đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động.
Ngày 6-9.5, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra tình trạng sức khỏe, khai báo y tế, tập huấn, hướng dẫn cho người học các biện pháp tự phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 và triển khai giờ học, kế hoạch học tập, phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của đơn vị. Từ 11.5, sinh viên, học sinh đi học trở lại.
Theo ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, trước khi đón học sinh, sinh viên trở lại, các trường phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí: tiêu độc, khử trùng toàn bộ khuôn viên, phòng học, phòng làm việc theo hướng dẫn của ngành y tế. Bố trí đầy đủ các bình dung dịch khử khuẩn ở các phòng học, phòng làm việc, xưởng thực hành, nhà vệ sinh.
Đồng thời, các trường có phương án bố trí lớp học nhằm đảm bảo sĩ số và khoảng cách tối thiểu theo quy định, bố trí lệch giờ vào học, lệch giờ giải lao để hạn chế tập trung đông người trong cùng một thời điểm; xây dựng phòng cách ly và phương án sử dụng phòng cách ly trong trường hợp phát hiện người học có biểu hiện của bệnh; xây dựng kịch bản chi tiết để xử lý các tình huống phát hiện người học có biểu hiện của bệnh; lập bộ phận thường trực, số điện thoại liên lạc (đường dây nóng) để tiếp nhận phản ánh của người học.
10 tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro
Cũng thời điểm này, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã hoàn thành dự thảo bộ tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 cho các trường và đang đợi Sở Y tế, UBND TP.HCM phê duyệt.
Có tổng cộng 10 tiêu chí, gồm: Mật độ người trong một buổi tại một địa điểm đào tạo; diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo/chỗ học; sĩ số lớp học lý thuyết (bao gồm cả nhà giáo); sĩ số lớp học thực hành; mật độ người tập trung tại nhà ăn, căn tin trong cùng thời điểm; diện tích sử dụng ký túc xá/người; tổ chức đào tạo trực tuyến; tổ chức kiểm tra thân nhiệt, việc đeo khẩu trang khi đến trường; việc bố trí các dung dịch rửa tay sát khuẩn...
Ông Đặng Minh Sự thông tin: "Các trường sẽ căn cứ vào bộ tiêu chí trên để tiến hành tự đánh giá mức độ rủi ro của đơn vị, gửi báo cáo về Sở LĐ-TB-XH kết quả tự đánh giá kèm theo phương án khắc phục trước 17 giờ ngày 5.5. Sau hạn trên, nếu đơn vị không phản hồi xem như đơn vị chưa đủ an toàn trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB-XH sẽ tiến hành đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp của đơn vị theo quy định hiện hành".
Ngoài lương, giảng viên được hỗ trợ tiền khi dạy trực tuyến Nhiều trường ĐH tiếp tục công bố các chính sách hỗ trợ hình thức đào tạo trực tuyến. Không chỉ sinh viên, giảng viên cũng được nhận tiền khi dạy theo hình thức này. Giảng viên Trường ĐH Nha Trang dạy trực tuyến - Trọng Ánh Một số trường ĐH tiếp tục thông báo các chính sách hỗ trợ trong đào tạo trực...