Người trẻ châu Âu ngấm đau thương từ Covid-19
Sau khi nhiễm nCoV hồi tháng 10, vận động viên chạy nghiệp dư Max Sprick, người từng chạy 130 km mỗi tuần, giờ đây bước đi cũng khó khăn.
“Tôi cảm thấy kiệt quệ theo cách mà tôi không hay biết. Việc hít thở trở nên vô cùng khó khăn. Tôi phải vật lộn để có cảm giác không khí tràn vào phổi”, Sprick, người đàn ông 33 tuổi sống tại thành phố Munich, Đức, chia sẻ về trải nghiệm cận kề cái chết sau khi nhiễm nCoV.
Sprick được xác nhận dương tính với nCoV 6 ngày sau buổi đi chơi với ba người bạn. Giống như anh, hàng triệu người Đức khác cũng tin rằng việc tụ tập dùng bữa bên ngoài với bạn bè là an toàn, miễn họ tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội. Sprick còn có lý do chính đáng khác để không quá lo lắng về nCoV, khi giới chuyên gia nói rằng người cao tuổi dễ bị tổn thương hơn.
“Tôi phải thú nhận rằng mình đã đánh giá thấp virus. Trước đây, tôi có thể chạy nhiều cây số, nhưng bây giờ mỗi bước chân đều là thử thách. Tôi thậm chí không thể đi từ phòng ngủ ra bếp mà không phải ngồi xuống nghỉ và hít thở sâu”, Sprick kể lại.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại Berlin, Đức, hôm 23/12. Ảnh: AFP .
Sprick nằm trong số hơn 20 triệu người nhiễm nCoV tại châu Âu, chiếm hơn 1/4 tổng số ca nhiễm toàn cầu. Nhiều trường hợp ban đầu bắt nguồn từ thị trấn nghỉ dưỡng trượt tuyết Ischgl ở Áo, nơi hàng trăm du khách được cho là đã nhiễm virus, sau đó phát tán khắp lục địa khi họ trở về nhà.
Biên tập viên sách người Đức Elisabeth Schmitten đã nhiễm nCoV từ vùng Tyrol lân cận. “Vào ngày thứ 5 của kỳ nghỉ, tôi và chị gái bắt đầu cảm thấy như bị cảm. Cả hai đều ho và sổ mũi, nhưng không xuất hiện triệu chứng nào nghiêm trọng hơn, nên chúng tôi không lo lắng. Khi đó, Covid-19 dường như vẫn còn xa vời”, Schmitten cho hay.
Schmitten nhận kết quả dương tính với nCoV khi trở về Đức và mất tới 5 tuần để bình phục. Tương tự nhiều người khác, cô không chắc sức khỏe bản thân có thể bị ảnh hưởng ra sao trong tương lai. “7 tháng sau khi nhiễm virus, vẫn có những lúc tôi cảm thấy khó thở. Việc hô hấp của tôi dường như đã thay đổi, tuy nhẹ nhưng rõ rệt. Tôi không còn sung sức khi chơi thể thao như trước đây”, cô nói.
Video đang HOT
Công tác ứng phó dịch của chính quyền được cho là vô cùng quan trọng, quyết định thành bại của cuộc chiến chống Covid-19. Ngay cả ở bang Bavaria, nơi Thủ hiến Markus Soder được đánh giá đang làm tốt công việc, sự thiếu chuẩn bị của chính quyền trong phòng chống dịch đã khiến Sprick ngỡ ngàng.
“Khi bạn tôi nhận kết quả dương tính với nCoV, cậu ấy đã khai báo cho cơ quan y tế rằng từng đi cùng tôi, nhưng 4 ngày sau họ mới gọi điện báo tin cho tôi. Khoảng thời gian đó tôi đã ở nhà một mình, nếu không có thể tôi đã phát tán virus trong 4 ngày”, Sprick cho biết, nói thêm rằng anh còn khó chịu vì ứng dụng khai báo Covid-19 của Đức không hoạt động suốt nhiều ngày.
“Trong đợt phong tỏa đầu tiên hồi mùa xuân, tôi đã tuân thủ tất cả quy tắc, ở nhà và không gặp gỡ bất cứ ai. Nhưng đến mùa hè, khi số ca nhiễm giảm dần và ánh nắng ngập tràn, tôi đã bớt cảnh giác. Do bản thân đã nhiễm virus, tôi cố gắng khuyến cáo mọi người về đại dịch, nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của virus này, cũng như tầm quan trọng của việc chấp hành quy định từ chính phủ”, Sprick nói.
Ngay cả với những ca nhiễm chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ, như Tilly và 4 người bạn cùng phòng tại Đại học Exeter của Anh, 2021 sẽ là một năm nhiều thay đổi. “Trong khi hy vọng thoát khỏi khủng hoảng, chúng tôi cảm thấy biết ơn và trân trọng mọi thứ xung quanh hơn. Điều đó giúp tôi nhìn thấy khía cạnh dễ mến của xã hội nói chung”, Tilly cho biết, lấy ví dụ rằng hàng xóm đã gửi email hỏi cô có cần giúp gì hay không trong thời gian cách ly.
“Mọi người thực sự đã xích lại gần nhau. Tất cả bạn bè bên ngoài đều gửi tin nhắn hỏi thăm rằng liệu chúng tôi có cần thêm thực phẩm không”, cô kể lại.
Người dân đeo khẩu trang, đằng sau là biển cảnh báo số ca nhiễm nCoV cao và yêu cầu ở nhà tại London, Anh, hôm 23/12. Ảnh: AFP .
Đối với các nhà xã hội học và giới chức, ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn, sự nhận thức vững chắc về việc đặt xã hội lên trên cá nhân trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu sẽ là những đặc điểm nổi bật của châu Âu trong năm nay, cũng như nhiều thập kỷ tới.
Từ việc không tin vào tác dụng của khẩu trang đến hoàn toàn chấp hành yêu cầu đeo chúng, từ việc uống rượu tại quán đến tìm công thức pha chế trên mạng, từ việc đi làm hàng ngày đến kết nối với nhau qua Zoom, những thay đổi đang xuất hiện khắp nơi, đối với mọi thế hệ, trải rộng toàn bộ châu Âu và thế giới.
Tuy nhiên, một số người lại tỏ ra lo ngại về “tác dụng phụ” của đại dịch. “Các chuẩn mực xã hội đang thay đổi do đại dịch. Ngay cả việc bắt tay như một lời chào cũng trở nên bất khả thi. Tôi cảm thấy khoảng cách giữa mọi người đang ngày càng nới rộng. Xã hội đã quen với việc nghi ngờ lẫn nhau, điều mà tôi nghĩ là không tốt cho sự phát triển”, Schmitten nêu ý kiến.
Đối với nhiều người khác, những biến cố trong năm 2020 đã để lại mất mát to lớn, như Pedro, người nhận được cuộc gọi từ cha mình hồi cuối tháng 3. Sau khi nghe tin cha bị sốt và khó thở, anh tức tốc trở về nhà ở Barcelona, Tây Ban Nha, và có mặt trong vòng 45 phút.
Tuy nhiên, đây cũng là lần cuối cùng Pedro được nhìn thấy cha mình. Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ sau đó đưa cụ ông 76 tuổi nhập viện. Ông nhanh chóng được chẩn đoán nhiễm nCoV và bị tổn thương cả hai bên phổi. Hai tuần trước lễ Phục sinh, chỉ 6 ngày sau khi gọi điện cho con trai, cha của Pedro qua đời mà không có cơ hội từ biệt gia đình.
“Tôi không ngừng nghĩ đến cảnh cha ra đi một mình trong phòng bệnh mà không có bất cứ cơ hội nào nói lời từ biệt với thân nhân. Báo chí và truyền hình chẳng giúp ích gì. Cả ngày họ chỉ nói những thứ giống nhau, như các ca nhiễm, tử vong, bệnh viện quá tải”, Pedro cho hay.
“Mọi điều đáng sợ mà chúng ta từng chứng kiến trên phim ảnh nhiều năm qua về những chủng virus chết chóc đã trở thành hiện thực trong năm 2020, trên toàn cầu”, anh nói thêm.
Saudi Arabia bắt đầu triển khai tiêm chủng
Ngày 17/12, Saudi Arabia đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 theo kế hoạch đề ra. Bộ trưởng Y tế nước này, ông Tawfig al-Rabiah đã được tiêm chủng ngay trong ngày đầu tiên này.
Sản xuất vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 tại công ty công nghệ sinh học BIOCAD ở Strelna, Nga ngày 4/12/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trước đó một ngày, Saudi Arabia đã tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên. Đến nay, cơ quan chức năng nước này đã tiếp nhận yêu cầu tiêm vaccine miễn phí của hơn 150.000 cá nhân.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở Saudi Arabia gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 dành cho người có nguy cơ lây nhiễm cao; giai đoạn 2 dành cho người trên 50 tuổi và giai đoạn tiếp theo tiêm chủng đại trà nhằm đảm bảo tiêm chủng cho công dân và người nước ngoài đang lưu trú tại nước này.
Cùng ngày, một quan chức Bộ Y tế Lào cho biết nước này dự kiến tiếp nhận và phân phối vaccine ngừa COVID-19 trong năm 2021. Theo Cục trưởng Cục kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế Lào, ông Rattanaxay Phetsouvanh cho biết Lào sẽ tiếp nhận vaccine được sản xuất tại Anh.
Tính đến ngày 17/12, Lào đã xét nghiệm tổng cộng 86.481 ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 41 ca có kết quả dương tính với virus này. Hiện có 36 bệnh nhân đã phục hồi và còn 5 ca được được điều trị tại bệnh viện Mittapphab ở thủ đô Viêng Chăn. Lào ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 24/3.
Tại Đức, Bộ trưởng Y tế nước này Jens Spahn ngày 17/12 thông báo tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 từ ngày 27/12.
Tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho tình nguyện viên ở Berlin, Đức ngày 29/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Jens Spahn đưa ra thông báo ngay trước khi Thủ tướng Đức Angela Merkel có cuộc gặp với lãnh đạo hãng sản xuất vaccine BioNTech. Theo ông Spahn, Đức sẽ triển khai chương trình tiêm chủng nếu cơ quan chức năng EU cấp phép lưu hành vaccine đúng thời gian dự kiến.
Liên quan đến việc thu mua vaccine ngừa COVID-19, hãng tin Rerters dẫn lời một số quan chức EU và văn bản nội bộ cho biết khối này sẽ quyết định mua bổ sung hơn 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer và BioNTech phát triển sau khi gạt bỏ thỏa thuận mua bán này hồi tháng 7.
Sự thay đổi này là do một số vaccine tiềm năng mà EU đặt mua có thể giao chậm hơn dự kiến do sự chậm trễ trong quá trình thử nghiệm. Vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer/BioNTech đồng phát triển và sản xuất là loại vaccine đầu tiên được nhà quản lý dược phẩm phương Tây cấp phép lưu hành, trong đó có Anh và Mỹ. EMA - Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu dự kiến cấp phép lưu hành vaccine vào ngày 21/12 tới.
27 nước thành viên EU có kế hoạch bắt đầu chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 trong cùng một ngày để biểu thị tình đoàn kết nhằm vượt qua đại dịch. Hiện dư luận đang gây sức ép để EU phê chuẩn việc lưu hành vaccine phòng COVID-19, để bắt kịp Mỹ và Anh - vốn đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng cho người dân loại vaccine do hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) bào chế.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) lên kế hoạch nhóm họp để thảo luận việc cấp phép cho vaccine của Pfizer/BioNTech vào ngày 21/12 tới, nhanh hơn 1 tuần so với dự kiến ban đầu.
Theo quy định, các nước EU có thể tự tiến hành chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, song EC muốn các nước phối hợp cùng nhau để đảm bảo không nước nào bị bỏ lại phía sau.
Tổng thống Akufo-Addo tái cử nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp Ngày 9/12, theo công bố của Uỷ ban bầu cử Ghana (EC), Tổng thống Nana Akufo-Addo đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đầy tranh cãi, sau khi ông vượt qua đối thủ lâu năm John Mahama để tái cử nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp. Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh về đầu tư...