Người trẻ bị bắt nạt trên mạng xã hội: Tàn nhẫn, dai dẳng gấp nhiều lần ngoài đời
Đi kèm với sự tiện lợi của các phương tiện kỹ thuật là những hiểm họa của chúng khi chúng vẫn còn nằm trong tay của… con người.
Và một trong những vấn nạn phát sinh từ sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và bản chất bạo hành của con người là bắt nạt trên mạng.
Facebook, Twitter, YouTube, WhatsApp, QQ, WeChat, QZone, Tumblr, Instagram, Snapchat… là môi trường để bắt nạt qua mạng – Ảnh: Shutterstock
Ở VN, năm 2015, một nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai đã bị bạn trai tung clip sex lên mạng. Chỉ trong 2 ngày đã có hàng trăm ngàn người vào xem và hàng ngàn người chia sẻ. Rồi mọi người ùa vào trang Facebook của nữ sinh và bạn trai để tiếp tục đưa ra những lời bình luận chế giễu, cợt nhả, nhục mạ. Hai hôm sau cô nữ sinh uống thuốc diệt cỏ tự tử. Năm 2018, một học sinh lớp 11 ở Nghệ An cũng đã tự tử dưới ao trong nhà và một em khác mới tốt nghiệp lớp 12 ở Hà Nội uống thuốc diệt cỏ tự tử vì những hành vi bắt nạt trên mạng.
Tại Mỹ, chiều tối 22.9.2010, Tyler Clementi, 18 tuổi, học ĐH Rutgers, rời ký túc xá đi đến cầu George Washington. Khoảng 2 tiếng sau, Tyler để lại một dòng cuối trên Facebook của mình: “Nhảy xuống cầu GW, xin lỗi”. Chỉ vài ngày trước khi rời nhà vào ở ký túc xá, Tyler báo cho cha mẹ là mình đồng tính. Bạn cùng phòng của Tyler là Dharun Ravi nghi Tyler đồng tính nên đã quay lén một cuộc hẹn hò của Tyler và một bạn trai khác trong phòng bằng webcam trên máy tính của mình rồi sau đó phát tán trên Twitter. Hai ngày sau, Dharun lại cổ vũ bạn bè tiếp tục xem Tyler gặp cậu bạn trai lần hai, nhưng sau đó không quay được và hủy bỏ việc này. Tyler đã gặp Dharun và cả người phụ trách ký túc xá để cố giải quyết vấn đề. Nhưng cuối cùng cậu đã chọn cái chết.
Đó là những vụ ầm ĩ trên truyền thông vì hậu quả bi thương của nạn nhân. Còn biết bao nhiêu con em của chúng ta đang âm thầm chịu đựng những bạo hành qua mạng?
Tồn tại vĩnh viễn khi xảy ra trên mạng
Nhu cầu nối kết với bạn bè của mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên và thanh niên, hẳn không thay đổi trong thế kỷ qua. Ở VN, nếu thời xưa nhu cầu này được đáp ứng bằng những buổi đến nhà bạn học chung hay cùng ngồi bệt trước hiên nhà tán gẫu thì nay nhu cầu đó được thỏa mãn qua Facebook, Twitter, WhatsApp, QQ, WeChat, QZone, Tumblr, Instagram, Snapchat… qua những phương tiện như điện thoại di động, máy tính bảng… được sử dụng khắp mọi nơi và mọi lúc.
Nội quy gia đình thời xưa có thể giới hạn thời gian gặp bạn bè của con cái trong một vài tiếng đồng hồ mỗi ngày, chẳng hạn sau khi ăn uống, làm bài tập và việc nhà xong, và ở vài chỗ, chẳng hạn phòng khách gia đình. Thế nhưng ngày nay cha mẹ hầu như bất lực trong việc hạn chế việc giao tiếp của con; chúng có thể giao tiếp bất cứ lúc nào, kể cả khi ngồi trước mặt cha mẹ trong bàn ăn, và “đi vào” mọi nơi trên thế giới, chẳng hạn phòng ngủ của một tên ấu dâm nào đó ở Âu Mỹ. Chúng nói chuyện với nhau, cùng nhau, về nhau và tất cả mọi chuyện khác mà không hề được phụ huynh kiểm soát hay theo dõi.
Khủng khiếp hơn so với bắt nạt trực tiếp
Kết quả nghiên cứu của các nhóm từ Trường ĐH Giáo dục và ĐH Sư phạm Đà Nẵng đều cho rằng việc bị bắt nạt dù là trên thế giới ảo nhưng lại có ảnh hưởng thực đến tâm lý của học sinh. Đối với những học sinh bị bắt nạt bằng lời trên mạng, kết quả cũng cho thấy có mối tương quan thuận giữa stress lo âu trầm cảm, tăng động, khả năng tự kiểm soát kém và tính bất thường với việc bị bắt nạt.
PGS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (Hà Nội), cho rằng: bắt nạt trực tuyến kinh khủng hơn so với bắt nạt trực tiếp vì việc này là 24/7, không giới hạn về thời gian, trẻ ngồi bất cứ đâu cũng vẫn bị bắt nạt.
Theo PGS Thành Nam, chúng ta đang sống trong một xã hội số và không thể nào cấm trẻ tuyệt giao với công nghệ được. Vậy nên, thay vì cấm thì cha mẹ hãy dạy cho trẻ một số kỹ năng sống an toàn trên mạng xã hội.
Tuyết Mai
Video đang HOT
Theo một số nghiên cứu, bắt nạt là một hành vi hãm hại có ý đồ và được lặp đi lặp lại nhằm tổn thương người khác qua các công cụ điện tử. Chúng xảy ra ở bất cứ môi trường mạng nào mà nhiều người có thể vào xem, tham gia, hay chia sẻ lại nội dung, những nội dung tiêu cực, giả trá, hay độc ác về người khác nhằm vào việc làm cho đối tượng cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã, hay đau khổ.
Những lời nói hay hình ảnh bêu rếu với nội dung tiêu cực, giả trá hay độc ác có thể sẽ mất đi nếu nó xảy ra trong một lần bắt nạt ngoài mạng, nhưng nó sẽ tồn tại hầu như như một “hồ sơ cá nhân” vĩnh viễn khi xảy ra bắt nạt trên mạng. Láng giềng, bà con, nhà trường, công ty… hiện tại và tương lai đều có thể “tham khảo” về hồ sơ này bất cứ lúc nào, vì vậy có thể ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống trẻ bị bắt nạt.
Người bị bắt nạt hoàn toàn bất lực
Sự khác biệt giữa bắt nạt trên mạng và ngoài đời lại tạo ra những vấn đề nghiêm trọng hơn. Cụ thể, hành động của người bắt nạt có thể tàn nhẫn và dai dẳng hơn gấp nhiều lần khi không trực tiếp chứng kiến nỗi đau khổ của nạn nhân. Về phía trẻ bị bắt nạt, chúng có thể không biết ai là kẻ bắt nạt mình hay chủ mưu vì bắt nạt trên mạng có thể thực hiện hoàn toàn ẩn danh nếu không có cơ quan điều tra can thiệp. Số người nghe – xem những tin tấn công bắt nạt là vô hạn, có thể lên đến hàng triệu trong vòng 24 tiếng đồng hồ và không chỉ giới hạn trong địa phương nào.
Với hai tính chất như vậy, trẻ bị bắt nạt trên mạng sẽ cảm thấy hoàn toàn bất lực, không có giải pháp hay phương cách đối phó trong một không gian “thập diện mai phục” mà ngay cả khi người bắt nạt đã ngưng hành động thì tác hại của những tài liệu được tung lên mạng vẫn tiếp tục.
Dùng luật pháp để bảo vệ người trẻ trên mạng
Vào tháng 1.2019, Văn phòng truyền thông Anh (Ofcom) công bố một báo cáo cho thấy tình trạng giới trẻ bị bắt nạt qua các ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội ngày càng tồi tệ hơn trong nhiều năm qua.
Tờ T he Guardian trích nội dung báo cáo cho hay tỷ lệ nhóm người từ 12 – 15 tuổi nói rằng họ bị bắt nạt qua tin nhắn và ứng dụng tăng từ 2% của năm 2016 lên 9% hồi năm ngoái. Cùng khoảng thời gian đó, tỷ lệ người trẻ báo bị bắt nạt trên mạng xã hội tăng gần gấp đôi, từ 6% lên 11%.
Ngày 28.1.2019, Giám đốc truyền thông của Facebook, Nick Clegg khẳng định với BBC rằng công ty đang làm mọi thứ để bảo vệ người trẻ trên mạng. Bộ trưởng Y tế Anh Matthew Hancock cảnh báo với Facebook và các công ty mạng xã hội khác rằng ông sẽ tìm cách dùng luật pháp để buộc họ hành động để bảo vệ người trẻ trên mạng.
Văn Khoa
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tai hại của bắt nạt qua mạng. Trẻ bị bắt nạt thường bị lo lắng, trầm cảm, kém tự tin và thỏa mãn với cuộc sống. Trẻ có thể sa vào nghiện ngập để trốn chạy – giảm khổ đau. Việc học của chúng có thể trở nên khó khăn và chúng có thể chán học hơn khi người bắt nạt là một học sinh cùng trường.
Chắc chắn chúng ta cần hình phạt luật pháp nghiêm khắc cho những kẻ bắt nạt trên mạng. Chúng ta cũng cần những chương trình phòng chống tại học đường, tại khu phố, và trên mạng xã hội để giải quyết vấn nạn của thời đại số này. Tuy nhiên, vấn nạn bắt nạt trên mạng chỉ có thể giải quyết được nếu cả xã hội đồng lòng thay đổi nhận thức của mình. Cho đến khi nào chúng ta mới thực sự trưởng thành để không còn khao khát việc bắt nạt và sỉ nhục người khác vì ảo tưởng sẽ làm vơi đi những nỗi khổ đau và mặc cảm của riêng mình? (còn tiếp)
Theo Thanh niên
Phụ nữ Nhật Bản tìm tới cái chết vì bị quấy rối nơi làm việc
Không chỉ đối phó áp lực công việc, nhiều phụ nữ Nhật Bản còn bị cấp trên bắt nạt và quấy rối sắc dục tại nơi làm việc, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.Zing.vn trích dịch từ South China Morning Post, đề cập vấn đề phụ nữ Nhật Bản gặp nhiều vấn đề tâm lý, thậm chí tìm đến cái chết do bị cấp trên lạm quyền, gây khó dễ tại nơi làm việc hoặc quấy rối sắc dục.
Một báo cáo của chính phủ Nhật Bản công bố đầu tháng 10 năm nay cho biết có đến 1/3 trong số khoảng 1000 phụ nữ đang phải điều trị các vấn đề tâm lý do các hành vi quấy rối, tấn công, bắt nạt của cấp trên tại văn phòng.
Chính phủ đang nỗ lực đưa ra điều luật ngăn chặn việc quấy rối và bắt nạt nhân viên tại chỗ làm. Thậm chí, họ cũng khuyến khích các công ty đưa ra quy định riêng để ngăn chặn việc này. Tuy nhiên, tiến trình thực hiện còn chậm, nguyên nhân chính vì sự thiếu hiểu biết về quyền con người ở Nhật Bản, theo South China Morning Post.
Hệ lụy nghiêm trọng từ việc bắt nạt và quấy rối
Trong một vụ kiện được đệ trình tại Tòa án quận Osaka vào tháng 4, bố mẹ của Miki Tsushima (30 tuổi) đã khởi kiện công ty nơi con gái từng làm việc và đòi bồi thường số tiền hơn 800.000 USD.
Bà Tomoko Tsushima, mẹ của nạn nhân, tại buổi họp báo sau khi đâm đơn khởi kiện công ty con gái từng làm việc ra tòa án. Ảnh: The Mainichi.
Bố mẹ cô kể rằng con gái mình thường run bần bật, mất cảm giác ngon miệng và được chẩn đoán mắc trầm cảm do bị quấy rối tại nơi làm việc. Họ cho rằng lý do là cấp trên bắt Miki Tsushima phải làm việc tại văn phòng sau nửa đêm, thậm chí thường xuyên quấy rối sắc dục cô bằng lời nói.
Cô đã phải nghỉ việc và đã được điều trị tâm thần. Tuy nhiên, Miki Tsushima không thể vượt qua và đã tự sát vào tháng 1/2016.
Vụ kiện cũng giúp điều tra ra thêm ít nhất 5 nhân viên khác của công ty này đã từ chức với lý do tương tự.
Việc bắt nạt nơi công sở gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề nhiều phụ nữ. Ảnh: The Telegraph.
Một trường hợp khác là Kayako (34 tuổi) - nhân viên văn phòng vừa nghỉ việc. Cô không bị bắt nạt bởi sếp nam mà bởi một người phụ nữ lớn tuổi hơn.
"Cô ta chuyển tới từ một bộ phận khác, và vì một lý do nào đó, không thích tôi", Kayako kể.
"Cô ta thường xuyên ra lệnh cho tôi làm công việc lặt vặt, ngay cả khi đó không phải việc của tôi hoặc cô ta không có thẩm quyền ra lệnh. Cô ta còn chỉ trích công việc của tôi trước mặt các nhân viên khác. Tôi thường khóc trên đường về nhà sau giờ tan làm", cô nói thêm.
"Cấp trên đã thuyên chuyển cô ta sang bộ phận khác nhưng đôi lúc chúng tôi vẫn chạm mặt nhau và không thoải mái cho lắm. Sau đó, tôi quyết định thôi việc. Tuy nhiên, thật tuyệt khi công ty đã làm điều đó vì tôi", Kayako kể lại.
Người quấy rối không nhận thức được hành vi?
"Vài ngày trước, tôi trò chuyện với một cô gái người Mỹ sang Nhật tham gia chương trình trao đổi. Một số người đàn ông có những lời nói khiến cô ấy cảm thấy bị xúc phạm. Tuy nhiên, cô nhận ra họ không hề biết đó là hành động quấy rối", Mieko Nakabayashi, giáo sư khoa học xã hội tại Đại học Waseda, kể lại.
Nhiều người không nhận thức được hành vi của mình quấy rối người khác. Ảnh: Live Mint.
"Một trong số họ phát hiện ra cô còn độc thân và đề nghị mai mối với ai đó. Vài người khác thì nói về những vấn đề rất tế nhị. Mặc dù họ đang cố tỏ ra thân thiện, những lời nói đó khiến cô ấy giận dữ", bà nói thêm.
Ngoài ra, việc nhận xét một người phụ nữ về độ tuổi, ngoại hình và cách ăn mặc cũng là hành vi không được đánh giá cao, thậm chí coi là quấy rối.
Trong nhiều năm, phụ nữ Nhật Bản phải tự phát triển khả năng chống đỡ những lời miệt thị, quấy rối, bắt nạt của đồng nghiệp nam và cấp trên. Đồng thời, họ cũng rất sợ mất việc nên thường đồng ý sống cùng sự bắt nạt này cho đến khi bản thân không thể chịu nổi nữa.
Điều này dẫn đến rất nhiều hệ quả nghiêm trọng như mắc bệnh tâm lý, thậm chí là tự kết liễu mạng sống của mình.
Trách nhiệm của luật pháp Nhật Bản ở đâu?
Bà Shino Naito, nghiên cứu viên cao cấp chuyên về luật lao động tại Viện Chính sách và Đào tạo Lao động Nhật Bản, cho biết gần đây có sự gia tăng các cáo buộc về bắt nạt, quấy rối tại nơi làm việc.
Nhiều người lựa chọn cách im lặng vì lo sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp. Ảnh: Pakistan Today.
"Thực tế, mức độ quấy rối ở nơi làm việc tại Nhật Bản vẫn như các năm trước, tương đương ở Anh và Mỹ. Sự gia tăng các cáo buộc là do ngày càng nhiều phụ nữ dũng cảm đứng lên tố cáo hành vi quấy rối. Họ đã nhận thức được những hành động khiến họ gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý", bà chia sẻ.
Bà cũng cho biết, khoảng cách thế hệ trong văn hóa làm việc của Nhật Bản cũng là một nhân tố gây ảnh hưởng.
Nhiều nhân viên tiền bối không chỉ quát mắng mà còn xúc phạm nặng nề nhân viên trẻ hơn, khiến họ trở về nhà trong tâm trạng tệ hại. Các nạn nhân không dám tố cáo cấp trên vì lo sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp cũng như gặp nhiều bất lợi khác.
Nhật Bản là một trong số ít quốc gia chưa làm chặt luật chống quấy rối nơi làm việc. Ảnh: Economic Times.
Theo bà Naito, Nhật Bản sẽ thông qua một đạo luật về vấn đề này vào đầu năm tới. Đạo luật này từng được thông qua vào năm 1997 nhưng không thể mang lại kết quả tốt.
"Luật pháp đã có hiệu lực từ hơn hai thập kỷ trước, nhưng nó không có nhiều tác động trong thực tế. Chúng tôi vẫn thấy rất nhiều trường hợp bị quấy rối nhưng không tố cáo, cụ thể chỉ có 0,9% các trường hợp là được báo cáo", bà chia sẻ.
Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia hiếm hoi cùng với Hungary và Chile trong tổng số 36 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) không có luật chống quấy rối tại nơi làm việc.
Theo news.zing.vn
Giới trẻ nói về cyber-bully: Bắt nạt online như cách nhanh nhất để một số người điền cảm giác hả hê vào khoảng trống tâm lý mà họ đang gặp phải! Với những người trẻ, lực lượng sử dụng MXH đông đảo nhất thì việc bắt nạt và bị bắt nạt qua mạng đã chẳng còn lạ lẫm gì. Vài năm gần đây, bắt nạt online, bắt nạt qua mạng đã trở thành vấn đề nhức nhối, đặc biệt là với cộng đồng mạng. Thế nhưng thực tế thì vấn đề này lại không...