Người trẻ bán hàng online trong những ngày ‘không phục vụ tại chỗ’ vì Covid-19
Sau thông báo của TP.HCM về việc ‘không được phục vụ ăn uống tại chỗ’ để phòng dịch Covid-19, một số cửa hàng đã điều chỉnh để phù hợp với tình hình hiện nay bằng việc chuyển sang bán online.
Các cửa hàng đều chuyển sang hình thức “bán mang về”
Ngoài ra, nhiều bạn trẻ cũng cho biết có nhiều sự thay đổi, khó khăn nhất định khi chuyển sang kinh doanh online cũng như duy trì buôn bán trong mùa dịch Covid-19 hiện nay.
Chủ quán nước Sài Gòn ngủ quên vì ế ẩm trong ngày cách ly xã hội
Bán hàng online khó khăn nhưng phải tuân thủ
Nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng sau khi nhận được chỉ thị của thành phố về việc tạm ngưng hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ, những người trẻ đang là chủ quán ăn, quản lý hay nhân viên cửa hàng cũng phải thay đổi cách làm việc.
Phan Trọng Đức (30 tuổi, nhân viên quán bún bò X., đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM) cho biết những ngày qua anh và các nhân viên trong quán được “training” (huấn luyện) kỹ năng bán hàng online vì quán đã hết phục vụ khách tại chỗ, chỉ bán mang về. Tuy trước kia cũng đã sử dụng dịch vụ bán online nhưng bây giờ Đức và đồng nghiệp của mình cũng phải phân bố lại cách chia đơn hàng hợp lý để tránh tính trạng quá nhiều shipper đến cùng lúc, gây ùn ứ và tụ tập đông người rất nguy hiểm trong mùa dịch.
Trần Nguyễn Minh Quân (27 tuổi, quản lý tiệm bò kho C.M, đường Thăng Long, Q.Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ: “Cửa hàng thực hiện đúng theo chỉ đạo của thành phố, đồng thời nhằm vẫn duy trì được công việc buôn bán phần nào, quán đã thực hiện chương trình giao hàng miễn phí trong 2 km, đảm bảo vẫn giữ được một số khách có nhu cầu dùng món ăn của tiệm trong mùa dịch Covid-19…”.
Nhiều cửa hàng nghĩ ra “sáng kiến” giao hàng bằng những cây nhựa, đảm bảo an toàn cho khách và nhân viên trong mùa dịch Covid-19
Để đảm bảo quy tắc phòng dịch Covid-19, nhiều cửa hàng bán nước đã nghĩ ra nhiều phương án giao dịch với khách để đảm bảo an toàn. Trần Thị Cẩm Tú (nhân viên tại cửa hàng nước uống RMM., đường Lê Văn Sỹ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết: “Cửa hàng mình đang làm việc đã bố trí một rào chắn với khoảng cách tối thiểu 2 m, khách muốn mua gì sẽ ghi vào phiếu do nhân viên đưa qua bằng một cây nhựa nối dài có giỏ đựng. Việc này sẽ giúp khách đến mua hàng và nhân viên cảm thấy yên tâm hơn trong mùa dịch Covid-19 này”, Cẩm Tú chia sẻ.
Thêm 4 bệnh nhân mới, Việt Nam có 222 ca mắc virus corona
Mong dịch Covid-19 chóng qua
Công ăn việc làm của nhiều bạn trẻ đã bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19, tuy nhiên việc tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch và đảm bảo sức khỏe vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhiều bạn trẻ kinh doanh hàng quán chia sẻ. Minh Quân cho biết cửa hàng đã cắt giảm 50% nhân viên trong mùa dịch vì doanh thu đã sụt giảm khoảng 30-40%. Số nhân viên còn lại làm 4 tiếng/ca, quán cũng phải bố trí để thay ca hợp lý. “Hiện tại họ cũng không về quê được, ở đây thì không có tiền nên quán ăn phải cố gắng tạo công ăn việc làm cho nhân viên có đồng ra đồng vào trong mùa dịch Covid-19 này”, Quân chia sẻ.
Cắt giảm nhân viên là tình thế bắt buộc đối với các chủ cửa hàng trong mùa dịch Covid-19
Khắc Trang Thanh Thảo (35 tuổi, chủ quán cơm gà H., đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình) cho biết dù chuyển sang bán hàng mang đi nhưng có bán được hay không lại là một chuyện khác. “Thông báo của chính quyền để ngăn ngừa dịch là một phần, một lý do nữa là giờ vì dịch người ta mất một nguồn thu nhập thì lấy đâu ra người mua đồ ăn của quán hay đi ăn ngoài đâu”, chị Thảo khẳng định.
“Hiện tại thì chủ cửa hàng vẫn chưa nói về việc có giảm tiền lương không, nhưng nếu có giảm thì cũng đành ‘thắt lưng buộc bụng’ thôi. Chỉ mong dịch Covid-19 chóng qua để mọi người có thể trở lại đi làm kiếm tiền”.
Trần Thị Ngọc Thương (30 tuổi, chủ quán Pizza R., đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM) cho biết: “Mình không bán ăn tại chỗ nên doanh thu giảm khoảng 30% thôi. Vì tiền nhà không giảm nên mình vẫn phải tiếp tục bán online để trả chi phí mặt bằng, nhiều nơi mà không bán được online thì tình hình còn khó khăn hơn nữa”.
Các chủ cửa hàng tuyệt đối tuân thủ quy định về phòng chống dịch Covid-19
Chung tay đẩy lùi Covid-19
Tuy chuyển sang hầu hết buôn bán đồ ăn, thức uống dưới hình thức mang đi nhưng các chủ cửa hàng, nhân viên vẫn tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phòng dịch. Tại cửa hàng, Quân cho biết đã trang bị đầy đủ nước rửa tay sát khuẩn và bắt buộc nhân viên và khách phải đeo khẩu trang. “Ai cũng đều lo lắng trong mùa dịch này nhưng tôi có niềm tin rằng chúng ta sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn. Trước hết là đảm bảo được sức khỏe và sau đó là công việc kinh doanh ổn định trở lại”, Quân tin tưởng.
Cẩm Tú cho biết toàn bộ nhân viên tại nơi cô làm đều đeo nón bảo hộ, sử dụng dung dịch sát khuẩn cho khách và nhân viên, dùng dung dịch cồn để sát khuẩn những vật dụng trong quán.
“Hiện giờ chỉ cần tuân thủ đúng những quy tắc phòng dịch Covid-19, có như vậy dịch mới sớm hết, để cho mọi người yên ổn làm ăn, khách hàng họ đi làm lại có thêm thu nhập thì quán mình mới có khách được”, Thanh Thảo chia sẻ.
Quang Khánh
Cách ly xã hội: Bán hàng online, shipper có được hoạt động không?
"Chúng ta cũng đang khuyến khích hình thức mua bán online để hạn chế việc người dân ra đường và tụ tập đông người, tránh lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, người bán hàng phải áp dụng những biện pháp phòng bệnh tuyệt đối", PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết.
Ngày 31/3, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19.
Theo đó, sẽ thực hiện cách ly xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1-4-2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Sau khi biết Chỉ thị số 16, nhiều người dân có thắc mắc về một số nội dung trong đó. PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 sẽ giải đáp các vấn đề này.
Liệu cách ly xã hội có phải là phong tỏa toàn quốc, cấm người dân ra khỏi nhà, cấm đi lại không?
PGS.TS Trần Đắc Phu: "Như chúng ta đã biết, giai đoạn đầu, Việt Nam chống dịch bệnh xâm nhập vào rất tốt, đặc biệt là không để dịch bùng phát như tại một số nước châu Âu, Mỹ và một số nước châu Á. Tuy vậy, thời điểm hiện nay đã có dấu hiệu của việc dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, chúng ta không biết được ai đã nhiễm bệnh và lây lan cho người khác dù biết con số đó là rất nhỏ.
Để thực hiện quyết liệt, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 là cách ly xã hội nhưng chúng ta có thể hiểu đó là việc tuyệt đối không để người nhiễm bệnh tiếp xúc với người khỏe mạnh, không để dịch bệnh lây lan từ người này sang người khác, từ nhà này sang nhà khác.
Chúng ta chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, việc ra ngoài phải giữ an toàn tuyệt đối, tức là không phải cấm người dân ra ngoài nhưng ra ngoài phải đeo khẩu trang, giữ an toàn trên 2m với người khác".
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng khẳng định cách ly xã hội là yêu cầu cao hơn để ứng phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên, yêu cầu "cách ly xã hội" kể từ 0 giờ ngày 1-4 không phải là phong tỏa đất nước.
"Đây chưa phải lệnh cấm như các quốc gia đã làm, mà là dự lệnh, khuyến cáo, hạn chế người dân. Không có chuyện phong tỏa, cũng chưa phải là lệnh cấm hoàn toàn người dân ra đường. Chỉ thị đưa ra biện pháp mạnh để hạn chế tiếp xúc đông người, tránh lây nhiễm, hạn chế đi lại", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
Ảnh minh họa
Hiện các phương tiện công cộng đã bị dừng, vậy có thể dùng phương tiện cá nhân di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác không, có bị cấm về quê không?
PGS.TS Trần Đắc Phu: "Không ai cấm người dân về quê, xét về thực tế, đi xe cá nhân có thể an toàn hơn với dịch bệnh, nhưng đặt giả sử nếu bị nhiễm bệnh mà về quê tức là lây lan ra người nhà, cho những người ở địa phương khác và ngược lại, bạn không mắc bệnh nhưng đến vùng dịch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Vì thế, tốt nhất chúng ta không nên di chuyển nhất là về quê, chỉ đi trong trường hợp thật sự cần thiết".
Các dịch mua bán hàng online hay shipper có được hoạt động không?
PGS.TS Trần Đắc Phu: "Hiện nay chúng ta đang khuyến khích hình thức mua bán online để hạn chế việc người dân ra đường và tụ tập đông người, tránh lây lan dịch bệnh.
Tuy nhiên, người bán hàng phải áp dụng những biện pháp phòng bệnh bằng cách đeo khẩu trang, giữ bàn tay luôn sạch, giữ khoảng cách tối thiểu với người nhận hàng là trên 2m.
Những ai có dấu hiệu ho, sốt không đi giao hàng để đảm bảo dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng".
Hoàng Thanh
Thầy cô chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động, tặng cộng đồng chống dịch Thầy cô Khoa Điện - Điện lạnh, Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên đã vận dụng chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động để tặng cộng đồng chống dịch Covid-19. Thầy cô chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động, tặng cộng đồng chống dịch Trong những ngày vừa qua, 7 thầy cô ở Khoa Điện - Điện lạnh và...