Người trả kết quả xét nghiệm giả có thể bị phạt tới 5 năm tù
Luật sư cho rằng không chỉ nhân viên y tế trả kết quả xét nghiệm giả phải chịu trách nhiệm hình sự mà lãnh đạo khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức cũng không thể vô can. Bệnh nhân có quyền kiện bệnh viện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trước việc Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Hà Nội trả kết quả xét nghiệm giả cho bệnh nhân, luật sư Vũ Tiến Vinh (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng việc làm này bên cạnh vi phạm về y đức còn có dấu hiệu phạm tội hình sự. Theo ông, kết quả xét nghiệm sẽ là căn cứ để bác sĩ điều trị chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nhưng sai phạm xảy ra tại khoa Xét nghiệm khi “nhân bản” cả nghìn kết quả xét nghiệm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kê thuốc và đưa ra phác đồ điều trị. “Nếu bệnh nhân mắc bệnh nan y mà không khám lại ở nơi khác, có thể tính mạng của họ gặp nguy hiểm do không được điều trị đúng”, ông Vinh đưa ra tình huống.
Phân tích trách nhiệm pháp lý của những người liên quan vụ bê bối này, luật sư cho rằng không chỉ các nhân viên y tế trả kết quả giả phải chịu trách nhiệm hình sự mà ban lãnh đạo khoa cũng không thể vô can. Cụ thể, theo luật sư, người trả kết quả giả cho bệnh nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, theo Điều 242 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù 1-5 năm.
Các thành viên ban lãnh đạo khoa Huyết học phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự, bởi nếu họ có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao đã sớm phát hiện sự việc và có chấn chỉnh kịp thời.
Với những nạn nhân của việc trả kết quả xét nghiệm giả, một số chuyên gia pháp lý cho hay họ có thể khởi kiện ra toà án để đòi bồi thường thiệt hại. “Nếu họ thắng kiện, toàn bộ tiền bồi thường bệnh viện phải đứng ra chi trả”, một luật sư nhiều kinh nghiệm cho hay. Bởi theo Luật Dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này thuộc về pháp nhân – bệnh viện. Cán bộ sai phạm có nghĩa hoàn trả sau cho bệnh viện.
Chị Hoàng Thị Nguyệt tố cáo các mẫu máu ở khoa xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, Hà Nội đa số bị vứt bỏ, chỉ lấy một kết quả để trả cho nhiều bệnh nhân. Ảnh: Phan Dương.
Video đang HOT
Theo luật sư Vinh, đây sẽ là bài học nghiêm khắc đối với bệnh viện Hoài Đức nói riêng cũng như cho các bệnh viện khác nói chung trong quá trình làm việc và rèn luyện y đức đội ngũ y bác sĩ.
Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức bị phanh phui khi bác sĩ Hoàng Thị Nguyệt tố cáo từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013 bệnh nhân khám sau, nhân viên y tế không đưa mẫu máu vào làm xét nghiệm mà dùng kết quả in sẵn của người trước để đưa. Trung bình một kết quả sử dụng cho 2-5 người, dù khác xa nhau về bệnh án, lứa tuổi. Ước chừng khoảng 1.000 phiếu xét nghiệm được “nhân bản”.
Chiều 8/8, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác với ông Nguyễn Trí Liêm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức. Phó giám đốc bệnh viện và 5 cán bộ, kỹ thuật viên cũng bị đình chỉ công tác, xử lý kỷ luật.
Một ngày trước đó, Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đến chiều 8/8, nhà chức trách cho hay đang tiếp tục điều tra, chưa khởi tố người có liên quan vụ việc.
Theo VNE
Khởi tố vụ "nhân bản" kết quả XN máu
Liên quan vụ "trùng 2.000 mẫu máu" tại Bệnh viện Hoài Đức (Hà Nội), cơ quan công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra.
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46 - Công an TP. Hà Nội) cho biết đã khởi tố vụ án về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Cơ quan này cũng cho biết, quyết định khởi tố được đưa ra sau quá trình xác minh từ đơn tố cáo của người dân chứ không dựa vào đề nghị của Sơ Y tế Hà Nội.
Tại cuộc họp báo chiều qua tại Sở Y tế Hà Nội, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở cho hay, chưa có quyết định đình chỉ công tác với cán bộ liên quan trong vụ việc.
Một số phóng viên nêu rằng, bà Nguyễn Thị Nhiên (Phó GĐ Bệnh viện Hoài Đức) cho biết đã tạm đình chỉ chức vụ bà Vương Thị Kim Thành, Trưởng khoa Xét nghiệm và bà Phan Thị Oanh, kỹ thuật viên trưởng. Vậy sai phạm cụ thể của những người này như thế nào? Trước câu hỏi này, ông Cường cho biết, hiện vẫn chờ kết luận từ cơ quan công an.
Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội), nơi xảy ra sự việc. Ảnh: NLĐ
Ngày 7/8, Bộ Y tế có công văn đề nghị UBND TP.Hà Nội làm rõ sự việc "trùng 2.000 mẫu máu" tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội).
Theo nội dung công văn, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc liên quan sớm làm rõ sự việc và có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời chỉ đạo kiểm tra các đơn vị y tế trực thuộc có thực hiện xét nghiệm.
Bộ Y tế cũng chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị y tế nghiêm túc thực hiện Thông tư số 01/2013/TT-BYT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và báo cáo về Bộ Y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Thanh tra Bộ khẩn trương vào cuộc làm việc với Sở Y tế và Công an TP Hà Nội tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ nội dung báo chí phản ánh. Đề xuất biện pháp xử lý nghiêm minh với các sai phạm đã gây ra sự việc trên, tránh tình trạng bao che, gây dư luận không tốt trong xã hội và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Việt Cường trả lời báo chí chiều hôm qua (7/8). Ảnh: Cảnh Kiên
Trước đó, một bác sĩ của bệnh viện Hoài Đức đã gửi đơn đến nhiều cơ quan tố cáo việc, bệnh viện này đã bố trí người không đủ chuyên môn, kinh nghiệm làm xét nghiệm huyết học cho bệnh nhân.
Những người này đã lấy máu của bệnh nhân nhưng không xét nghiệm mà vứt bỏ rồi lấy mẫu xét nghiệm trước đó và in kết quả, trả cho bệnh nhân. Theo phản ánh trong đơn, số bệnh nhân bị lừa bệnh viện "lừa" lên đến hàng nghìn người.
Hậu quả, nhiều cặp bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm máu giống nhau. Có em bé hơn 20 tháng tuổi trùng kết quả xét nghiệm máu với bệnh nhân khoảng 80 tuổi.
Cũng theo đơn tố cáo, đa số phiếu ghi kết quả xét nghiệm trả cho bệnh nhân lại do hai điều dưỡng (nhân viên hợp đồng) ký. Đây là việc làm không đúng với quy định.
Theo Khampha
Nguyên Giám đốc Sở bị truy tố vì thuộc cấp tham ô Để thuộc cấp nhận hối lộ và tham ô tài sản, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long bị truy tố. Chiều 16/7, VKSND tỉnh Vĩnh Long đã hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Tố Tranh (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long) về tội...