Người TP.HCM trở về hoặc đi tỉnh khác cần điều kiện gì?
Người dân từ các địa phương trở về TP.HCM và ngược lại phải có hộ khẩu, giấy tạm trú, CCCD hoặc CMND, kết quả xét nghiệm âm tính nCoV, chứng nhận đã tiêm vaccine…
Đêm 1/10, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM (GTVT) Trần Quang Lâm ký công văn khẩn để hướng dẫn tổ chức giao thông trên địa bàn và một số trường hợp di chuyển liên vùng trong thời gian TP áp dụng Chỉ thị 18.
Người từ các tỉnh vào TP.HCM khám chữa bệnh (ngoại trừ trường hợp cấp cứu) phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ) và giấy chuyển viện từ bệnh viện của các tỉnh, đến bệnh viện tại TP.HCM; giấy hẹn tái khám hoặc thông tin xác nhận đăng ký…
Người ở TP.HCM từ các tỉnh, thành phố khác trở về TP.HCM, phải có giấy tờ chứng minh thường xuyên cư trú, làm việc tại TP.HCM như hộ khẩu, giấy tạm trú, CCCD hoặc chứng minh thư, giấy khai sinh (đối với trẻ em). Người dân cần thêm kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ) và được sự cho phép của UBND tỉnh, thành phố nơi đi.
Người từ TP.HCM đến các tỉnh, thành khác khi cấp bách như đưa đón người bệnh hiểm nghèo; con nhỏ, phụ nữ mang thai; thực hiện cuộc hẹn phỏng vấn trước khi đi nước ngoài… cần có đơn đề nghị gửi qua hộp thư điện tử của Sở GTVT TP trình bày lý do; hoàn cảnh, thời gian, phương tiện, số lượng người theo danh sách chi tiết kèm bản chụp giấy tờ tùy thân. Sở GTVT sẽ xem xét và báo kết quả giải quyết qua mail trong 48h kể từ khi nhận đề nghị.
Các trường hợp cấp bách này phải đảm bảo đã tiêm ít nhất một mũi vaccine sau 14 ngày; hoặc F0 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng; có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV còn hiệu lực và được sự cho phép của UBND tỉnh, thành phố nơi đến.
Ngoài ra, Sở GTVT TP cũng hướng dẫn lưu thông đối với các hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách trong nội thành TP.HCM.
Đối với hoạt động vận tải hàng hóa : Xe tải chở hàng hóa hoạt động theo Quyết định số 23/2018 của UBND TP về hạn chế và cấp phép ôtô chở hàng, ôtô tải lưu thông trong khu vực nội đô TP.
Video đang HOT
Riêng xe lưu thông giữa TP.HCM và các tỉnh cần có giấy nhận diện có mã QR; xe có lộ trình quá cảnh qua TP.HCM: Không được dừng, đỗ phương tiện trong suốt quá trình lưu thông trừ khi xe bị hư hỏng.
Xe tải chở hàng hóa khi lưu thông trong khung giờ cấm xe tải phải có giấy phép do Sở GTVT TP cấp (Giấy nhận diện có mã QR).
Hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy, bến phà Bình Khánh, bến phà Cát Lái diễn ra bình thường.
Đối với hoạt động vận tải hành khách: Từ 5/10, Sở GTVT sẽ tổ chức lại một số tuyến buýt tùy theo nhu cầu thực tế và tình hình từng khu vực.
Doanh nghiệp taxi được hoạt động không quá 20% số xe đơn vị quản lý; Doanh nghiệp xe du lịch được hoạt động không quá 30% số xe do đơn vị quản lý. Riêng xe hợp đồng dưới 9 chỗ (taxi công nghệ) được đăng ký hoạt động tối đa 10% số xe doanh nghiệp quản lý.
Taxi được hoạt động trở lại với điều kiện hạn chế số lượng xe. Ảnh: Y Kiện.
Sở GTVT TP cho phép hoạt động đối với các xe phục vụ du lịch của Sở Du lịch; UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức; xe chạy theo kế hoạch của ngành y tế; xe chở công nhân, chuyên gia.
Riêng dịch vụ kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe môtô, xe máy không được phép hoạt động.
Tính đến tối 1/10, TP.HCM ghi nhận hơn 392.000 ca nhiễm nCoV. Đô thị lớn nhất cả nước từng bước mở cửa trở lại sau khi trải qua hơn 4 tháng giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ.
Dự thảo đi lại giữa TP.HCM và 4 tỉnh lân cận: Cho phép người lao động tự chạy xe đi làm
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa trình UBND TP.HCM phương án tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di chuyển giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận, trong đó người lao động đáp ứng một số điều kiện có thể chạy xe máy đi làm.
TP.HCM lấy ý kiến dự thảo về phương án tổ chức giao thông liên tỉnh - Ảnh: LÊ PHAN
Dự thảo phương án trên cơ sở đã bổ sung các ý kiến đóng góp của các sở ngành, đến nay Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã hoàn chỉnh phương án trình UBND TP.HCM xem xét chấp thuận trước khi có văn bản gửi UBND các tỉnh để xem xét thống nhất phối hợp.
So với dự thảo trình trước đó, dự thảo lần này đã có nhiều bổ sung mới nhằm tạo điều kiện cho người lao động đi lại dễ dàng hơn trong phạm vi TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh.
Theo dự thảo, với phương án vận chuyển người lao động bằng ôtô giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận: đối tượng vận chuyển là công nhân, chuyên gia do các doanh nghiệp tổ chức đưa đón từ các tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh) đến trụ sở sản xuất đóng trên địa bàn TP.HCM và ngược lại.
Công nhân, chuyên gia khi di chuyển phải đáp ứng điều kiện là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vắc xin COVID-19 ít nhất 1 mũi sau 14 ngày. Có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính, định kỳ 7 ngày/lần.
Các đơn vị (có trụ sở đóng trên địa bàn TP.HCM) xây dựng phương án vận chuyển công nhân, chuyên gia, thông qua đơn vị đầu mối (Ban quản lý khu chế xuất và công nghiệp, Ban quản lý Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức và các quận huyện) đăng ký phương tiện, lộ trình, thời gian hoạt động gửi đến Sở Giao thông vận tải TP để cấp giấy tạo điều kiện lưu thông liên tỉnh.
Đối với các đơn vị (có trụ sở đóng trên địa bàn các tỉnh): xây dựng phương án vận chuyển công nhân, chuyên gia và đăng ký phương tiện, lộ trình, thời gian hoạt động gửi đến sở giao thông vận tải các tỉnh để cấp giấy.
Đối với tiêu chí an toàn trong hoạt động vận tải: lái xe, người phục vụ là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 ít nhất 1 mũi sau 14 ngày. Có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính (định kỳ 7 ngày/lần).
Ngoài ra, xe vận chuyển còn tuân thủ một số tiêu chí phòng dịch thuộc lĩnh vực vận tải như trang bị dung dịch khử khuẩn, mức độ thông thoáng phương tiện, bảng khuyến cáo phòng chống dịch...
Trường hợp sử dụng xe cá nhân (ôtô, môtô, xe máy) là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 ít nhất 1 mũi sau 14 ngày. Có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính định kỳ 7 ngày/lần.
Người tham gia lưu thông phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
Trường hợp không có mã QR, xuất trình một trong các giấy tờ là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng, đã tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 ít nhất 1 mũi sau 14 ngày sau tiêm khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Ngày đầu tiên TP.HCM áp dụng Chỉ thị 18: Đường phố trở lại cảnh đông nghịt xe Ngày 1.10, TP.HCM nới lỏng giãn cách, áp dụng Chỉ thị 18, bỏ giấy đi đường, người dân chỉ cần đáp ứng một số điều kiện là có thể ra đường đi lại bình thường. Nhiều tuyến đường đông đúc, xe cộ trở lại. Xe đông đen trên đường Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý sáng 1.10. Ảnh ĐỘC LẬP Sau 4...