Người tốt có thể đưa ra lời từ chối
Đối diện những nhờ vả và yêu cầu, bạn không từ chối ai, việc gì cũng nhận hết. Cuối cùng, bạn sẽ mệt gần chết.
Thực ra, cuộc sống có rất nhiều người gặp phải trải nghiệm và buồn phiền tương tự như Tiểu Châu: Làm người tốt đến lao lực, trở thành người giúp việc, kẻ tầm thường; muốn từ chối làm người tốt, lại sợ bị người ta trách móc, hoặc lo mình bị hiểu nhầm là không hòa đồng. Tâm lý này rất mâu thuẫn, khiến nhiều người không biết phải làm thế nào.
Phức cảm người tốt
Thật ra, nguyên nhân ở đây là phức cảm người tốt. Thế nào gọi là phức cảm người tốt? Nói ngắn gọn là cho rằng chỉ khi làm người tốt mới có được sự công nhận của người khác, có được tình bạn.
Đây là hiện tượng tâm lý rất phức tạp, nhưng lại rất thường gặp, hầu như trong mỗi người đều có phức cảm mâu thuẫn này.
Làm người tốt đương nhiên là rất tốt nhưng nếu đến mức cực đoan, sẽ nảy sinh vấn đề. Tư duy cực đoan này từ đâu mà có? Hiểu được quá trình hình thành phức cảm người tốt, bạn sẽ hiểu được sự huyền diệu trong đó.
Như chúng ta đều biết, người nghe lời, phục tùng thường dễ bị dán mác “tốt”. Ngay từ nhỏ, cha mẹ, thày cô và người lớn đều không ngừng nói với chúng ta: Phải làm một đứa con ngoan, phải làm người tốt.
Bìa sách Biết từ chối chẳng lo thua thiệt.
Bao năm kinh nghiệm và dạy dỗ dường như cũng nói với chúng ta rằng, chỉ có làm người tốt mới có được sự khẳng định, chào đón, được người khác đón nhận.
Tư duy logic của chúng ta dần được hình thành như vậy đấy. Tốt và vâng lời, thuận theo, đi liền với nhau. Tốt và khẳng định, công nhận, cũng đi liền với nhau. Vậy là vâng lời, thuận theo và khẳng định, công nhận được gắn liền với nhau.
Đó vẫn còn là phát triển tư duy một cách bình thường. Nhưng sau đấy, chúng ta bắt đầu trở nên cực đoan.
Video đang HOT
Bước vào xã hội, chúng ta cần sự khẳng định và công nhận của những người khác, vì vậy khó tránh nghĩ tới việc nghe lời và thuận theo. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn không biết cách từ chối, không dám từ chối và không giỏi từ chối.
Chúng ta dần từ bỏ việc từ chối mà lựa chọn chấp nhận và thuận theo, đồng thời từ đáy lòng cảm thấy vô cùng an ủi vì mình có thể trở thành “người tốt” như vậy.
Người khác khen chúng ta: “Ôi, bạn đúng là người tốt”, có thể sẽ khiến chúng ta hăng hái lên, mất đi lý trí, ù ù cạc cạc chấp thuận sự nhờ vả và yêu cầu của đối phương. Đợi tới khi tỉnh lại, chúng ta hối hận không kịp, oán trách bản thân đã hồ đồ.
Để gạt bỏ cảm giác thất bại trong lòng, chúng ta liền tự an ủi: “Mình là người tốt, sao có thể trách móc được chứ? Giúp người là niềm vui, giúp được người ta, mình nên vui mới phải”.
Tự khẳng định như vậy, có phần tự lừa mình dối người, nhưng không thể phủ nhận, làm vậy thật sự rất hiệu quả. Nhất thời, chúng ta bị bản thân thuyết phục, phức cảm người tốt trở nên mạnh mẽ hơn.
Người quá tốt cũng có thể nói “Không”
Tuy rằng làm người tốt rất mệt, rất khổ, áp lực cuộc sống và công việc sẽ rất lớn, chúng ta đôi lúc có lẽ cảm thấy rất hạnh phúc, tìm thấy niềm vui trong đó, dư âm còn đọng lại mãi, đồng thời tích cực tán thưởng bản thân.
Sự tự tán thưởng và khẳng định sẽ không ngừng củng cố phức cảm người tốt. Qua mỗi lần tự mình củng cố, chúng ta lại “nâng cấp” lên, từ “người tốt” thành “người quá tốt”, phục tùng, chấp nhận trở thành nguyên tắc nhất quán của chúng ta, từ đó sẽ không còn biết cách từ chối người khác nữa.
Mô típ tư duy và hành động theo thói quen này một khi đã hình thành, “người quá tốt” luôn đặt nhu cầu của người khác lên vị trí hàng đầu, luôn tranh thủ sự công nhận của mỗi một người xung quanh, ra sức khiến mọi người vui.
Anh ta không bao giờ biết nói “Không” với người khác, có thể nói là có yêu cầu liền đáp ứng, sốt ruột thay cho người khác. Cho dù việc của mình còn chưa xong, anh ta cũng sẽ đáp ứng sự nhờ vả của người khác, làm việc giúp họ. Anh ta luôn muốn thỏa mãn nhu cầu của mọi người, khiến đối phương hài lòng.
Người quá tốt luôn lấy việc giúp người khác làm niềm vui, nhẫn nhục chịu khó, có ý thức phục vụ tốt và tinh thần hy sinh. Quả thực, họ sẽ được mọi người khen ngợi. Dù vậy, cuộc sống của họ không hề dễ chịu, bởi không hiểu từ chối, không biết từ chối, họ sẽ thường xuyên sống giữa tình trạng bận bịu, sống trong lo âu: Vừa lo cho việc của cá nhân, lại phải lo cho việc của người khác, như vậy sao có thể không lo âu cơ chứ?
Nhưng chúng ta đều biết, sức người có hạn, bất kể là năng lực cá nhân hay sức lực, đều không phải vô hạn. Đối diện vô số sự cầu xin, nhờ vả và yêu cầu, người quá tốt cũng có lúc không kham hết nổi. Vậy người quá tốt sẽ thế nào? Ngoài mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần, anh ta sẽ muốn từ chối.
Nhưng trong thói quen tư duy và hành vi của anh ta không có chữ “từ chối”, vì anh ta luôn cảm thấy nếu từ chối giúp đỡ người khác, hình ảnh người tốt mà mình vất vả xây dựng nên có thể sẽ vì từ đó mà bị phá hỏng.
Kiểu nhận thức này tồn tại phổ biến ở những người quá tốt, từ chối người khác trở thành hành động phá vỡ hình ảnh tốt đẹp của bản thân. Có nhận thức như vậy, sao có thể từ chối cho được?
Vậy là, đối diện những nhờ vả và yêu cầu, bạn không từ chối ai, việc gì cũng nhận hết, cuối cùng bạn sẽ mệt gần chết.
Không thể phủ nhận làm vậy có thể bạn có được thiện cảm của người khác và tránh được xung đột với họ, nhưng cái giá bạn phải trả lại quá lớn. Do người quá tốt, không biết từ chối, người khác có thể sẽ lợi dụng lòng tốt và ý tốt của người quá tốt, thậm chí lừa gạt họ.
Để giữ được hình tượng người tốt từ đầu chí cuối, anh ta không muốn thể hiện sự phẫn nộ và không vui, dù rằng biểu lộ cảm xúc đó là hoàn toàn chính đáng. Lâu ngày dồn nén cảm xúc, người quá tốt dễ nảy sinh tâm lý bất bình, trở nên lệch lạc và quái dị.
Hình ảnh của người quá tốt thường không có đặc điểm gì nổi bật, cho người ta cảm giác tầm thường, khiến người ta có cảm thấy người như vậy thiếu chiều sâu. Người quá tốt quả thực không làm người khác ghét nhưng tính cách lại mờ nhạt, không rõ nét, rất ít để lại ấn tượng sâu sắc.
Nhà văn nổi tiếng Jane Austen đã miêu tả một cách chuẩn xác, khắc họa ấn tượng của mọi người đối với người quá tốt như sau: “Cô ấy chỉ là cô gái trẻ tốt tính, nhiệt tình, chúng ta rất khó ghét bỏ cô ấy, vì chúng ta hoàn toàn không để ý đến cô ấy”.
Người quá tốt vì thiếu cá tính nên thường bị người khác xem nhẹ, thậm chí trở thành người không quan trọng. Bắt nguồn từ nhận thức như vậy, người quá tốt thường bị người khác coi là kẻ tầm thường và người giúp việc, điểm này không có gì lạ cả.
Vậy hãy nhìn lại xem, phức cảm người tốt trong bạn có lớn không? Nếu lớn, bạn phải chú ý rèn luyện khả năng từ chối. Theo lý luận của ông Gustav – nhà tâm lý học nổi tiếng, tâm lý này thuộc về phạm trù vô thức. Điều này có nghĩa nếu chúng ta muốn thay đổi ảnh hưởng xấu của nó thì sẽ rất khó. Bạn đã sẵn sàng chưa?
'Biết từ chối chẳng lo thua thiệt'
Khi được nhờ vả, bạn nhất định phải có sự chọn lọc và biết cách từ chối nếu việc đó quá sức của bản thân.
Dù bản thân bận đến đâu, chỉ cần người khác nhờ vả, mời mọc, bạn sẽ lập tức buông ngay công việc đang làm; cho dù điều này sẽ đem lại cho bạn bao nhiêu phiền toái, không vui và phải trả giá đắt, bạn vẫn chấp nhận hết mà không hề có nguyên tắc.
Bạn là "người tốt" như vậy sao? Bạn có vì nhận quá nhiều nhiệm vụ vượt quá khả năng mà không xoay xở nổi? Cảm thấy mình không thể phân thân? Những hy sinh khiến người khác hài lòng này, có phải không hề khiến bạn thật sự cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ?
Khi những câu hỏi này bày ra trước mặt bạn, có phải bạn cảm thấy rất mệt mỏi, khổ sở? Rõ ràng đã hy sinh tất cả vì người khác, nhưng cuối cùng vẫn không được hài lòng, càng không được công nhận.
Bìa sách Biết từ chối chẳng lo thua thiệt.
Rõ ràng, đối phương nhờ mình làm, nhưng họ lại thoải mái được đằng chân lân đằng đầu, thật khiến người ta khó hiểu và khó chấp nhận!
Trên thực tế, nguyên nhân gây ra những điều này, chính là bạn không biết từ chối!
Có lòng làm người tốt, đương nhiên là việc tốt. Nhưng làm người tốt quá đà, thường sẽ khiến bản thân mình phải chịu áp lực lớn. Bạn phải biết rằng năng lực của mỗi người là hữu hạn, không thể làm được mọi việc.
Vì vậy, khi nhận nhờ vả, nhất định phải có sự chọn lọc, có thể chấp nhận thì vui vẻ chấp nhận, không thể chấp nhận thì dứt khoát từ chối. Đây mới là cách làm có trách nhiệm, mới thực sự là cách làm người tốt.
Tất nhiên, từ chối người khác không hề dễ. Trong đó, rất nhiều nhân tố ảnh hưởng: Hoặc là lo đắc tội với họ, hoặc là vì nể, hoặc là ngại nói chữ "không"...
Bất luận là nguyên nhân nào, kết quả chỉ có một, đó là miễn cưỡng tiếp nhận, để người khác vui mà khiến bản thân ấm ức.
Thật ra việc gì phải làm vậy? Cuộc đời bạn do bạn làm chủ, bạn có quyền lựa chọn và quyết định mình làm gì, bạn có thể nói "không" kia mà! Đây là quyền lợi của bạn.
Từ đó cho thấy, biết từ chối thật sự là một khả năng hiếm có. Chỉ người nào nắm được khả năng này, mới biết cách từ chối thế nào cho khéo hơn, từ đó tạo lập thế giới của riêng mình.
Nếu bạn vì không biết từ chối mà trong lòng cảm thấy khó xử, hoặc là muốn từ chối nhưng không biết cách biểu đạt thế nào, bạn có thể đọc cuốn sách này.
Trong cuốn sách này, bạn có thể kiểm tra tâm lý của mình, học được cách không làm mình thiệt thòi, cũng có thể thông qua việc học các kỹ năng từ chối, khiến mình dần dần trở thành người biết từ chối một cách có hiệu quả mà không làm tổn thương đối phương.
Nắm được một số kỹ năng từ chối, không chỉ giúp bạn có thêm càng nhiều kỹ năng đối nhân xử thế và tri thức trong giao tiếp, mà còn có được tinh thần độc lập tự chủ.
Chỉ cần sử dụng tốt quyền lợi từ chối, sẽ tạo ra được không gian riêng cho bản thân, làm chủ cuộc sống của mình.
Vợ sếp đích thân tìm thư ký cho chồng, tôi có nên nhận công việc này không? Tôi đã chuẩn bị tinh thần sẽ trượt buổi phỏng vấn thì người phụ nữ ấy bước vào, nói một câu khiến tôi sững sờ. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được nhận vào làm cho một công ty nhỏ, chuyên cung cấp các dịch vụ in ấn. Lúc ấy điều kiện của công ty khá tốt, tôi cũng muốn có thêm...