Người tố giác chính phủ Mỹ: Người hùng hay tội đồ?
Edward Snowden, một cựu nhân viên CIA, đã được xác định là nguồn tiết lộ thông tin về chương trình theo dõi tối mật của chính phủ Mỹ. Nhiều người ca ngợi Snowden là người hùng, nhưng cũng không ít người gọi anh này là kẻ phản bội.
Cựu kỹ thuật viên CIA Edward Snowden.
Báo chí Anh và Mỹ hồi tuần trước đã đăng tải các thông tin gây chấn động, nói rằng các cơ quan chính phủ của Mỹ đã bí mật thu thập dữ liệu của hàng triệu cuộc điện thoại và theo dõi Internet.
Cựu nhân viên CIA Edward Snowden, hiện đang làm việc cho nhà thầu quốc phòng Booz Allen Hamilton, sau đó đã “xuất đầu lộ diện”, công khai thừa nhận rằng chính anh đã tiết lộ các thông tin trên cho báo giới.
Những tiết lộ từ Snowden hồi tuần trước đã dẫn tới các cáo buộc rằng Mỹ có một mạng lưới theo dõi lớn hơn nhiều so với những gì được biết tới trước đó.
Mỹ khẳng định chương trình theo dõi, mang tên gọi là Prism, là hợp pháp theo luật an ninh nội địa. Prism được cho là giúp Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) và Cục điều tra liên bang (FBI) thu thập email và các dữ liệu điện thoại liên quan tới các đối tượng không phải công dân Mỹ. Đã xuất hiện những lo ngại rằng NSA vượt quá quyền hạn của mình.
Trong khi chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang điều tra xem liệu các tiết lộ của Snowden có phải là phạm tội hình sự hay không, cựu kỹ thuật viên CIA được nhiều người tôn vinh là anh hùng vì vạch trần các chương trình do thám gây tranh cãi của chính phủ.
“Edward Snowden là người hùng quốc gia và nên được hưởng ngay tức thì sự ân xá tuyệt đối vì bất kỳ tội danh nào mà anh này phạm phải hoặc có thể phải phải liên quan tới việc tiết lộ các chương trình bí mật”, một đơn thỉnh cầu gửi tới chính quyền Obama đề nghị ân xá cho Snowden được đăng tải trên trang web Nhà Trắng. Thư này có hơn 50.000 chữ ký.
Video đang HOT
“Anh ấy là một người hùng”, nhà báo John Cassidy của tờ New Yorker viết. “Trong khi tiết lộ quy mô khổng lồ chương trình do thám của chính phủ nhằm vào các công dân Mỹ và những người khác khắp thế giới, anh ấy đã hoàn thành một công việc lớn lao có giá trị hơn nhiều bất kỳ sự vi phạm lòng tin nào mà anh ấy có thể phạm phải”.
Còn Daniel Ellsberg, người từng tiết lộ các tài liệu của Lầu Năm Góc vào năm 1971 về lịch sử bí mật bí mật của chiến tranh Việt Nam, viết: “Trong lịch sử nước Mỹ, chưa từng có vụ tiết lộ quan trọng nào như vụ tiết lộ của Snowden về các chương trình bí mật của NSA”.
“Tiết lộ của Snowden cho chúng ta có cơ hội giảm bớt một phần quan trọng của cái gọi là một “cuộc đảo chính” chống lại hiến pháp Mỹ”, ông Ellsberg viết trên tờ Guaridan hôm 10/6.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều cho rằng Snowden là người hùng.
Mitch McConnell, nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa tại Thượng viện, cho rằng người chịu trách nhiệm về vụ rò rỉ nên bị truy tố theo pháp luật.
Theo ông McConnel, các lo ngại về quyền riêng tư là có thể thông cảm được, do quy mô của các chương trình theo dõi, nhưng nói thêm rằng thật khó để hiểu được tại sao Snowden lại trao thông tin cho các đối thủ của Mỹ.
Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện, cho hay giới chức Mỹ đang “cố gắng” bắt giữ Snowden. Bà Feinstein, thành viên đảng Dân chủ từ California, cáo buộc hành động của cựu nhân viên CIA là “phản quốc”.
Còn Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner, một thành viên đảng Cộng hòa, gọi Snowden là một “kẻ phản bội”.
Sẽ còn nhiều tiết lộ quan trọng khác
Snowden được cho là chạy trốn tới Hồng Kông hôm 20/5 và được tin là vẫn đang ở đó, mặc dù anh này đã rời khỏi một khách sạn hồi đầu tuần và không rõ chính xác nơi ở hiện tại.
Nhà thầu quốc phòng Booz Allen Hamilton ngày 11/6 đã thông báo sa thải Snowden, một chuyên gia phân tích cơ sở hạ tầng của công ty, vì vi phạm các quy tắc đạo đức.
Trong khi đó, Glenn Greenwald, một trong các nhà báo của tờ Guardianviết về vụ việc tiết lộ của Snowden, tuyên bố sẽ còn nhiều tiết lộ quan trọng khác trong tương lai.
“Chúng tôi còn nhiều tiết lộ quan trọng hơn sẽ được công bố trong vài tuần hoặc vài tháng tới”, nhà báo Greenwald cho biết.
Greenwald nói thêm rằng quyết định khi nào sẽ tiết lộ câu chuyện tiếp theo sẽ được đưa ra dựa trên thông tin do Snowden cung cấp.
Theo Dantri
Ai Cập: Thượng viện và Hội đồng Lập hiến bị vô hiệu hóa
Trong một động thái bất ngờ, hôm qua Tòa án Hiến pháp Tối cao của Ai Cập (SCC) đã ra phán quyết vô hiệu hóa cả Hội đồng Shura (tức Thượng viện) và Hội đồng Lập hiến, cơ quan soạn thảo hiến pháp của nước này.
Tổng thống Mohamed Morsi phát biểu tại một phiên họp của Hội đồng Shura.
Phán quyết của SCC cho rằng cả hai cơ quan trên đều được thành lập một cách vi hiến nên không thể tiế tục duy trì hoạt động như hiện nay.
"Đạo luật về bầu chọn các thành viên độc lập của Hội đồng Shura và luật quy định cơ cấu tổ chức của Hội đồng Lập hiến đều vi hiến", phán quyết nêu rõ.
Tuy nhiên, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã lập tức bác bỏ phán quyết của SCC, khẳng định Thượng viện nước này vẫn sẽ duy trì quyền lập pháp cho tới khi một quốc hội mới được bầu ra.
Hội đồng Shura hiện nay có phần đông thành viên là người Hồi Giáo thân Tổng thống. Hội đồng này được bầu bổ sung hồi năm ngoái sau khi quốc hội cũ (cả Thượng viện và Hạ viện) bị giải tán cũng theo một phán quyết của SCC.
Hội đồng Shura hiện nay có phần đông thành viên là người Hồi giáo và chỉ hoạt động tạm thời sau khi quốc hội nước này bị giải tán hồi năm ngoái cũng theo một phán quyết của SCC.
Cũng trong ngày hôm qua, Tòa án Tối cao Ai Cập đã vô hiệu hóa cả Luật khẩn cấp với lý do luật này trao cho Tổng thống quá nhiều quyền hạn ngoại lệ có thể được sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.
Các phán quyết trên được SCC đưa ra trong bối cảnh an ninh được thắt chặt bên ngoài tòa án do lo ngại căng thẳng leo thang giữa những người ủng hộ Tổng thống Morsi và phe đối lập.
Giới phân tích cho rằng quyết định giải tán Hội đồng Shura có thể khiến những người ủng hộ Tổng thống tức giận vì cơ quan lập pháp duy nhất hiện nay bị giải tán, trong khi phe đối lập cũng có lý do để xuống đường vì cơ quan này không bị giải tán ngay mà vẫn sẽ hoạt động cho đến khi một quốc hội mới được bầu ra
Theo Dantri
Dự luật kiểm soát súng của Obama có cơ hội lớn được thông qua Đề xuất sửa đổi luật kiểm soát súng của Tổng thống Mỹ Obama theo hướng mở rộng việc kiểm tra lí lịch người mua đang có cơ hội lớn được thông qua khi có 2 thượng nghị sỹ của đảng Cộng hòa và Dân chủ cùng đứng ra đệ trình lên Thượng viện. Việc buôn bán súng tại Mỹ sắp bị kiểm soát...