Người tình “tội nghiệp”
Hắn sởn hết tóc gáy khi chứng kiến người đàn bà đó chửi chồng như hát hay giữa chốn đông người. Mới tối qua, trong vòng tay hắn, ả vẫn là “người tình bé nhỏ và tội nghiệp”.
Hắn vào siêu thị để mua quà cho cô bồ “đáng thương” của mình. Gần hai tháng chính thức trở thành người đàn ông phản bội vợ đến nay hắn thấy tâm hồn mình tươi tỉnh, phấn khởi như đang độ hồi xuân vậy. Bởi thế mà sau buôi tối qua, gặp người tình, hắn quyết định mua cho cô ả một sợ dây chuyền bằng vàng làm quà…
Hắn gặp cô ả trong một quán cà phê. Ả chủ động xin ngồi cùng bàn với hắn. Câu chuyện bắt đầu cởi mở hơn khi hắn phàn nàn về người vợ “khô như ngói” của mình, còn cô ta thì e ấp: “Chồng em cục súc, chẳng bao giờ nói năng nhỏ nhẹ với em cả. Em tủi thân nhiều lắm”. Rồi như những mảnh đời “bất hạnh” gặp nhau, hắn và cô ả nhanh chóng “bắt duyên”.
Hắn sống trong tâm trạng lâng lâng như chàng thanh niên lần đầu biết mùi vị của tình yêu. Mỗi khi bên “người tình bé nhỏ” hắn đều mang vợ ra mà so sánh: “ Sao vợ mình chẳng bao giờ nói được những câu như rót mât vào tai, cũng chẳng biết chăm chút cho ngoại hình, hiện đại và model như cô ấy. Hình như mình đã sai lầm khi lấy vợ”.
Hắn còn thấy xót xa lắm mỗi khi người tình kể nể: “Anh biết không, chồng em thường xuyên mắng mỏ, chửi bới em. Chẳng bao giờ anh ta nói năng nhẹ nhàng, tình cảm như anh đâu”. Ả lúc nào cũng ca tụng: “Anh thực sự là một người đàn ông tuyệt vời. Sao em không gặp anh sớm hơn cơ chứ. Cuộc đời em thật hạnh phúc khi có anh”. Hắn nghe mà sướng rung rinh, thấy như mình thực sự là người đàn ông hoàn hảo.
Nói đúng ra hắn cũng không chê trách gì vợ nhiều. Nhưng hắn cứ cảm thấy vợ hắn không đánh giá, không khớp với hắn, không thấy được rằng hắn đáng giá như thế nào. Bởi thế khi nghe ả nói những lời này hắn cảm giác như ả mới là người phụ nữ nhìn rõ bản chât “sáng như ngọc” của hắn. Ả thât khôn khéo và đáng lây làm vợ.
Video đang HOT
Có lẽ hắn sẽ mãi đắm chìm trong giấc mộng yêu đương nếu không có buổi chiều “đẹp trời” hôm nay. Hắn thấy trong lòng vui vui, nhớ lời hẹn với người tình. Tan làm, hắn dò dâm đi tìm mua cho cô ả một sợi dây chuyền. Loăng quăng thê nào, hắn tạt vào siêu thị toan “tâu” thêm chút đô nhét tủ lạnh cho ả. Cả siêu thị đông đúc buộc phải tập trung đổ dồn sự chú ý về phía quầy thực phẩm. Ở đó, một người đàn bà ăn mặc thời trang, quay lưng lại với hắn, mụ đứng cạnh một gã đàn ông có vẻ chất phác. Mụ lớn tiếng quát tháo:”Giời ạ, chồng với chả con. Anh không làm cái gì cho ra hồn cả. Quầy thực phẩm giảm giá, đã bảo anh tranh thủ mà chọn tôi tới quầy mỹ phẩm mua mấy thứ. Thê mà đứng đực ra ở đây làm gì. Đô vô tích sự, đô tôn cơm, hao của…”.
Hắn lấy làm bực mình ghê lắm. Nhìn cái quầy thực phẩm đông nghịt thế kia khó chen chân vào lắm. Mà cô vợ rõ là chua ngoa, chửi chồng không biết ngượng là gì. Nhưng rồi hắn toát mồ hôi, đưa tay lên dụi mắt vài lân rôi cô căng ra nhìn kĩ lại. Ôi trời… thì ra là “người tình bé bỏng” của hắn. Hắn không tin vào mắt mình nữa.
Hắn nhanh chóng đê lại giỏ đô ăn đây ắp, đưa tay nắn lại chiêc hôp đựng sợi dây chuyên, hắn im lặng, nhẹ nhàng đi thẳng. Trên đường rời khỏi siêu thị, hắn thây thùng rác, hắn rút điên thoại ra, tháo một chiếc sim chuyên dùng đê gọi cho ả, ném vào thùng rác…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tương lai không xa...
Nó thật hiện đại, dám từ bỏ, dám làm lại, dám tìm kiếm tới tận cùng bản ngã để sống cho chính mình. Mà tất cả đều rất rõ ràng, công khai, sòng phẳng với mọi người.
1. Nó yêu người đầu tiên, người thứ hai, đến người thứ ba thì lấy làm chồng. Với ai cũng rất chân thành, chung thuỷ, rõ ràng. Lần đầu tiên yêu một anh họa sỹ, anh ta nghèo quá không có tiền để mở triển lãm riêng, nó lấy những kỷ vật của mẹ bán đưa tiền cho người yêu mua họa phẩm. Với người thứ hai, nó cũng lại lấy trộm tiền của mẹ cho người yêu đi học cao hơn. Tôi nhìn thấy hết và cứ nghĩ mãi, chẳng biết khuyên hay mắng con thế nào. Bây giờ, cả ba người đàn ông vẫn quấn quít bên nó, bên nhau, như bạn bè.
Nhìn thấy thế tôi bảo: "Con đã lấy chồng rồi thì đừng qua lại, hỏi thăm Thắng (người yêu cũ của con tôi) nữa, đừng làm cho Phương (chồng con tôi) buồn, tội nghiệp! Nó bảo: "Sao con lại không được chơi với anh ấy nữa, mà làm sao anh Phương lại phải buồn? Anh ấy yêu con thì phải yêu tất cả chứ, mà con cũng yêu anh ấy như thế đấy thôi. Con muốn nhìn thấy tất cả các anh ấy bởi vì họ làm nên cuộc đời con!".
2. Nó lấy chồng, một anh chàng dân tộc Nùng nói tiếng Việt còn lẫn lộn "l và n". Tôi buồn cười quá, liền bảo: "Con phải dạy Phương nói l, n cho đúng, đừng để khi giao tiếp người ta cười cho!". Nhưng nó toe toét cười đáp: "Mamy (mẹ - cách gọi thân mật) làm ngôn ngữ thì cũng biết là mình cần phải gìn giữ vẻ đẹp tự nhiên chứ!". Bây giờ, mỗi khi anh con rể nói chuyện, cả nhà cứ phải liếc nhìn nhau, nín cười vì "vẻ đẹp tự nhiên" này.
Khi nó có con, chồng muốn con mang dân tộc Kinh theo mẹ, nó nhẹ nhàng thủ thỉ: "Sao anh lại phải đổi dân tộc của con thế, anh nghĩ nếu anh là người Kinh thì em sẽ lấy anh à? Em lấy anh vì anh là người dân tộc Nùng quý hiếm đấy chứ!" Bây giờ lũ trẻ con là người dân tộc Nùng ở nước ngoài với hai quốc tịch: Nước ngoài và Việt Nam.
Nó thật hiện đại, dám từ bỏ, dám làm lại, dám tìm kiếm tới tận cùng bản ngã để sống cho chính mình. Mà tất cả đều rất rõ ràng, công khai, sòng phẳng với mọi người. Trong hệ giá trị của nó không có từ "nhẫn nhịn, chịu đựng". Nó chẳng bao giờ coi "nhẫn nhịn, chịu đựng" trong hôn nhân là một thứ đẹp đẽ, cao cả như thế hệ chúng tôi. Nó luôn bảo: "Tình yêu là của con và trước hết phải vì con con người sinh ra là để được hạnh phúc chứ không phải để chịu đựng nhau".
3. Khi con tốt nghiệp trường ĐH Mỹ thuật, tổ chức được một vài triển lãm cá nhân, bán được vài bức tranh, tôi chỉ lo nó đắc ý liền khuyên: "Con đi học tiếp ở nước ngoài đi, ở trong ao thì thấy mình là nhất, hãy bơi ra ngoài biển mà xem!". Nó cự lại: "Tại sao mamy cứ cho rằng phải ra nước ngoài học mới được, khối người học ở trong nước cũng nổi tiếng, cũng thành danh đấy thôi!". Tôi buồn lắm, nhưng rồi nghĩ: Mọi thứ đều cần có thời gian để lớn, để tích lũy tinh chất và cần phải có thời gian để chín nữa.
Thế rồi, 2 năm trước nó về nước làm hồ sơ học thạc sỹ. Tôi hỏi: "Con mới sinh con, đi học tiếp làm gì cho vất vả?". Nó khẽ nói: "Ra nước ngoài mới thấy người ta làm việc chuyên nghiệp lắm, học hành thực sự nghiêm túc"...
Và, tôi nhìn lại con đường khó nhọc trong khoa học mà tôi đã đi qua, rồi nhìn thấy con đường gian khổ trong nghệ thuật mà nó sẽ phải đi tiếp. Chúng tôi đã kế thừa và bước tiếp nhau giống hệt như thế hệ của mẹ tôi và bà ngoại tôi vậy.
Một lần, nhóm bạn của nó tổ chức một sự kiện văn hóa ở Nhà hát Lớn Hà Nội, nó bèn mời nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đến khai mạc. Tôi biết chuyện, cười bảo: "Sự kiện của các con bé tẹo teo mà dám mời bà Bình tham gia à?". Nó không bằng lòng nói: "Bé là bé thế nào hả mamy, khi người ta đã hết mình làm việc thì làm gì có công việc nào gọi là bé được chứ!".
Bây giờ nhìn nó thật yên tâm. Cuối năm nay chồng nó bảo vệ luận án tiến sỹ kinh tế, còn nó cũng chuẩn bị hồ sơ bảo vệ thạc sỹ nghệ thuật vào năm sau. Thế là, cánh cửa của những chân trời rộng lớn hơn, cao hơn đang dần hé mở ra trước mắt nó.
Không thể nhìn nó yêu đương, học hành, làm việc và nuôi con mà lại không bảo nó là người phụ nữ Việt Nam, nhưng là của một thế hệ mới rồi, với cách nghĩ, cách sống và những thang bậc giá trị vừa kế thừa vừa vượt trội, hoàn toàn khác với giá trị của thế hệ mẹ nó. Và thế giới mà nó đang sống, đang hòa nhập, chinh phục mới rộng lớn mênh mông làm sao! Đẳng cấp xã hội, đẳng cấp văn hóa mà nó vươn lên để chiếm lĩnh thực sự cao hơn rất nhiều so với thế hệ của mẹ nó.
Tôi nhìn tôi, nhìn nó, nhìn con gái nó và nghĩ rằng những thế hệ phụ nữ chúng tôi đã và đang xây dựng nên nền tảng vững vàng cho một nước Việt Nam có đẳng cấp kinh tế, văn hóa bằng các nước tiên tiến khác trong một tương lai không xa. Mỗi thế hệ phụ nữ chúng tôi đều đã và đang bền bỉ nuôi dưỡng, tạo dựng cho thế hệ tiếp theo một bệ phóng chắc chắn, cao hơn thế hệ mình và đó chính là niềm kiêu hãnh khiêm nhường, đầy hy sinh lặng lẽ của những người mẹ, những NGƯỜI PHỤ NỮ!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tình nhân bé nhỏ Hóa ra những nỗ lực hàn gắn không có kết quả. Tôi trở nên lầm lì đến khó chịu trong cuộc sống gia đình. Số tiền tôi kiếm được cũng không đủ cho vợ mua son phấn và quần áo. - Em có thể yêu anh không? Câu hỏi ấy, cứ xoáy sâu vào tâm can tôi. Giá như tôi có thể trả...