Người tiêu dùng cần tỉnh táo với thảo dược, mỹ phẩm rởm bán qua điện thoại
Các chuyên gia cho rằng, người dân nên tỉnh táo trước những chiêu bán thảo dược, mỹ phẩm trên mạng vì có thể rước họa vào thân.
Theo ghi nhận của báo Đời sống & Sức khỏe, hiện nay nhiều người dân ở Tây Nguyên cũng như các tỉnh lân cận vì muốn thanh lọc cơ thể nhanh, làm trắng da siêu tốc nên bỏ tiền triệu mua các loại thảo dược, mỹ phẩm được mời chào, quảng cáo rầm rộ qua mạng và điện thoại. Tuy nhiên, chẳng những không đạt kết quả như mong muốn mà còn rước họa vào thân.
Cụ thể, chị Trần Thị Thanh (ở Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã nhiều lần nghe giới thiệu rằng trên Tây Nguyên có bán nhiều loại thảo mộc quý, vốn được lấy từ những khu rừng tự nhiên và có công dụng thải độc trong cơ thể, tăng cường sinh lực, khỏe lên siêu tốc nên tìm lên khu vực thị trấn Ea Kar để nhận hàng theo lịch hẹn qua điện thoại. Mua hết cả triệu đồng tiền thuốc nam và thảo mộc có tên Thiên Lực về uống, chẳng những bệnh không thuyên giảm, đến ngày thứ 7 thì bị đau bụng dữ dội và phải nhập viện vào cuối tháng 8/2019.
Mỹ phẩm rởm, thảo dược rởm vẫn ngang nhiên bán đầy trên mạng nên cẩn thận khi lựa chọn dùng
Tương tự, chị Nguyễn Thị Thảo (ở Ea Trang, Ma Đ’răk, Đăk Lăk), vốn gầy gò và thường xuyên mệt mỏi, dù đã “tẩm bổ” nhiều loại thực phẩm nên chị nhờ người quen đặt mua loại thảo mộc tên Mộc Thanh để tăng cân siêu tốc. Sản phẩm được người bán cam kết là dược liệu của dân tộc Dao, tác dụng như mong muốn. Vậy nhưng dùng mãi vẫn không có chuyển biến lại thường xuyên tức ngực, buồn nôn, đi khám thì được các bác sĩ khuyên nên dừng lại vì chưa rõ các tác dụng của loại thảo mộc trôi nổi này.
Sau nhiều ngày đi rẫy, 3 người trong gia đình ông Nguyễn Tất (ở Ia Dreng, Chư Pưh, Gia Lai) bị bệnh viêm da, nổi mẩn ngứa rồi sưng tấy, có dấu hiệu mưng mủ. Được một số người bán mỹ phẩm, thuốc thoa “chữa bách bệnh” đến giới thiệu nên ông Tất mua hơn một triệu đồng tiền thuốc. Bên ngoài lọ thuốc chỉ dán nhãn ghi chung chung là thuốc trị ngoài da – thảo mộc dân tộc Dao. Nhiều người khác là bạn đi rẫy của ông Tất vì muốn bảo vệ da, tránh côn trùng chích đốt cũng mất tiền triệu mua các loại mỹ phẩm bảo vệ. Nhưng càng dùng da càng mẩn ngứa hơn đến mức bị viêm nhiễm nặng, phải vào cơ sở y tế để tiêm kháng sinh.
Để kiểm soát chặt chẽ hơn các loại mỹ phẩm rởm, thuốc tăng cân, thảo mộc tăng sinh lực siêu tốc, lực lượng chức năng ở các tỉnh Tây Nguyên liên tục kiểm tra. Sau nhiều ngày nắm bắt thông tin và theo dõi, đầu tháng 9/2019, Công an TP. Buôn (Đăk Lăk) đã bất ngờ kiểm tra số nhà 25/15 Pham Văn Bach, phương Thanh Nhât do Bàn Văn Trường làm chủ. Đây được xem là cơ sở sản xuất và phân phối đủ loại mỹ phẩm, thảo mộc tăng cân nhanh, kem thoa chữa các loại bệnh về da. Hầu hết các sản phẩm này đều ghi xuất xứ là: Thảo mộc thiên nhiên của dân tộc Dao.
Video đang HOT
Tuy nhiên, qua kiểm tra, hàng ngàn sản phẩm các loại đang hoàn tất để tung ra thị trường Đăk Lăk và các tỉnh lân cận này đều không có bất cứ giấy tờ, hóa đơn, xuất xứ nào cả. Theo khai nhận của Trường, nhận thấy bán các loại sản phẩm này dễ kiếm lời nhanh. Thị trường Tây Nguyên lại rất tiềm năng do người dân dễ tin dùng nên sản xuất rầm rộ. Tất cả các loại nhãn mác và tem chống hàng giả Trường đặt mua qua mạng internet. Các chất để làm sản phẩm Trường cũng không biết rõ mà chỉ học cách làm và đặt nguyên liệu của một số người ở Hà Nội, Cao Bằng. Vì là trung tâm sản xuất nên Trường phân phối sỉ lại cho các đầu mối khác.
Liên quan tới tác hại khi sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, trước đó bác sĩ Nguyễn Thị Phan Thúy, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh cho biết trên báo Hà Nội Mới, người mua không nên sử dụng mỹ phẩm khi chỉ nhìn qua lời quảng cáo, giá tiền mà không chú ý đến tác hại của các sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, những sản phẩm làm đẹp cấp tốc thường có những chất làm hại cho da như corticoid hay các chất có tác dụng tẩy trắng rất độc. Nếu người dùng không biết sẽ gây ra tác hại khó lường, thậm chí để lại biến chứng rất nguy hiểm.
Bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Phòng Khám chăm sóc da, Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhiều loại mỹ phẩm chứa các hóa chất làm trắng và thủy ngân, có tác dụng làm da trắng, mịn da tức thời, nhưng nếu sử dụng lâu sẽ xuất hiện các triệu chứng như mụn đỏ, teo da, rạn da, giãn mạch máu…
Do đó, để đảm bảo an toàn người dân không nên quá tin tưởng vào những sản phẩm, mỹ phẩm hay thảo dược không rõ nguồn gốc, giá rẻ mà hãy tìm tới các sản phẩm uy tín, có thương hiệu rõ ràng, tránh “tiền mất tật mang”.
An Dương
Theo vietQ
Người tiêu dùng thông thái nên chọn như thế nào trước cơn ác mộng dược liệu kém chất lượng?
Chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh bằng thảo dược là thói quen của hàng triệu người Việt từ ngàn đời nay. Nhưng vài năm gần đây, vấn nạn dược liệu kém chất lượng tràn lan thị trường với những hiểm họa khôn lường đang khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang. Người tiêu dùng thông thái phải làm cách nào để lựa chọn đúng thảo dược an toàn, chất lượng?
Cơn ác mộng dược liệu: "vàng thau lẫn lộn, vàng ít thau nhiều"
Thói quen của phần lớn người tiêu dùng Việt là mua hàng bằng niềm tin ở cảm quan, niềm tin với các cơ sở cung cấp mà không có các giấy tờ chứng nhận hay kiểm nghiệm dược liệu...Trong khi đó, theo Thạc sĩ Đào Quang Trung (Chuyên gia độc lập về GACP): "Thị trường dược liệu hiện nay dùng từ bát nháo là đúng bản chất".
Thị trường cung cấp dược liệu nước ta hiện đang ở mức báo động
Bát nháo bởi tình trạng "rác dược liệu" được "phù phép" thành thảo dược cao cấp, dược liệu bẩn, "ngậm" hóa chất tràn lan thị trường.... Theo thông tin từ Cục Quản lý Y Dược cổ truyền thì hàng năm, ngành Dược Việt Nam sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80-85% nhập khẩu (chủ yếu nhập từ Trung Quốc). Tuy nhiên, số dược liệu nhập khẩu có nguồn gốc rõ ràng rất ít, còn lại phần lớn là nhập khẩu "chui" qua đường tiểu ngạch ở dạng "rác thuốc" tức là dược liệu đã bị rút hết hoạt chất, không còn tác dụng chữa bệnh.
Bát nháo còn thể hiện ở sự nhầm lẫn giữa các loài thảo dược với nhau mà ngay cả người bán cũng khó lòng phân biệt được. Ví như trường hợp cây cà gai leo chữa bệnh gan, rất dễ nhầm với cà tàu, cà độc dược, cà dại, càng giống về hình thái khi đã ở dạng phơi khô. Nếu mua nhầm, tiền mất, tật mang là điều dễ hiểu.
Thực tế hiện nay, dạo quanh các cửa hàng, các khu cung cấp dược liệu và thuốc y học cổ truyền lớn như làng thuốc Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), đường Hải Thượng Lãn Ông (Thành phố Hồ Chí Minh) ... rất ít cơ sở cung cấp được hóa đơn chứng từ hay giấy chứng nhận nguồn gốc rõ ràng. Vậy nên, tình trạng người tiêu dùng phải sử dụng dược liệu kém chất lượng, "rác dược liệu", dẫn đến bệnh tình không thuyên giảm, ngược lại càng nguy hại cho sức khỏe, đang trở thành cơn ác mộng với nhiều người, làm giảm đi giá trị của cây thuốc Việt.
Lời giải nào cho người tiêu dùng muốn mua dược liệu chuẩn?
Khi các cơ quan chức năng còn chưa có được cơ chế quản lý tốt thì mỗi người tiêu dùng phải trở nên tỉnh táo, thông thái trước thực trạng thị trường dược liệu đáng báo động hiện nay.
Một trong những chỉ dấu tin cậy mà người tiêu dùng có thể tin tưởng lựa chọn chính là logo của BioTrade in trên bao bì các sản phẩm từ thảo dược. BioTrade là dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ để đồng hành cùng các doanh nghiệp xây dựng vùng trồng dược liệu sạch, bền vững theo tiêu chuẩn GACP (tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tiêu chuẩn này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu sạch, có hàm lượng hoạt chất cao. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chuẩn này cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu nên không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Vùng trồng cà gai leo đạt tiêu chuẩn GACP của Công ty TNHH Tuệ Linh
Được sự hỗ trợ của dự án BioTrade, Công ty TNHH Tuệ Linh đã xây dựng thành công vùng trồng Cà gai leo rộng gần 15ha tại Mỹ Đức, Hà Nội, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất. Những cây cà gai leo ở đây được kiểm soát nghiêm ngặt để đạt tiêu chuẩn GACP: cây giống thuần chủng được ươm trong nhà màng, sau đó trồng dưới nền đất và mẫu nước sạch, luống cao, đất tơi xốp. Quá trình chăm sóc hoàn toàn không dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật... Thời điểm thu hái cũng được tính toán kĩ càng để đảm bảo dược liệu có được hàm lượng hoạt chất cao nhất. Nhờ đó, cây cà gai leo ở đây cho hàm lượng hoạt chất glycoalkaloid cao gấp 7-8 lần so với quy chuẩn của dược điển.
Với việc đáp ứng tốt các yêu cầu của dự án đưa ra, các sản phẩm từ cà gai leo đạt chuẩn GACP như Giải độc gan Tuệ linh, Cà gai leo Tuệ Linh sẽ có hàm lượng hoạt chất cao, góp phần giúp người bệnh đẩy lùi viêm gan virus, xơ gan. Các sản phẩm này được gắn tem mang biểu tượng BioTrade và GACP trên bao gì, giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm từ dược liệu an toàn, chất lượng cao.
Logo BioTrade trên bao bì giúp người dùng nhận biết sản phẩm có nguồn gốc dược liệu sạch.
P.V
Theo Dân trí
7 vật dụng ai cũng biết là độc hại nhưng vẫn sử dụng hàng ngày Các nhà khoa học đã đưa ra một danh sách những vật dụng chúng ta đang dùng hàng ngày chứa các chất độc hại có thể gây bệnh nguy hiểm. Những sản phẩm từ xốp: Chúng ta đều biết những sản phẩm từ xốp không tốt cho môi trường và cả sức khỏe của con người. Xốp có chứa styrene - một hóa...