Người tị nạn sẽ thất vọng vì lựa chọn hành trình tới châu Âu
Đức và Áo áp đặt lại quy định kiểm soát biên giới, theo đó, hàng nghìn người di cư có thể bị trả lại nước mà họ đặt chân tới đầu tiên.
Trước sức ép gia tăng từ dòng người tị nạn khổng lồ, Liên minh châu Âu khẳng định, đối phó với cuộc khủng hoảng này là một tiến trình lâu dài và phải bắt đầu từ ngoài biên giới châu Âu.
Dòng người tị nạn khổng lồ đang tiếp tục đổ về châu Âu không chỉ gây ra một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, mà còn khiến các nước ở trong “khối thống nhất” Liên minh châu Âu lâm vào “cuộc chiến biên giới” căng thẳng.
Dòng người tị nạn khổng lồ đang tiếp tục đổ về châu Âu. (ảnh: AP).
Tranh cãi giữa các nước châu Âu tỷ lệ thuận với dòng người dị nạn đang không ngừng tăng lên. Biện pháp xây hàng rào, phong tỏa và đóng cửa biên giới đang được nhiều nước lựa chọn để giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư.
Hungary ngày 24/9 thông báo bắt đầu xây dựng hàng rào dây thép gai dọc biên giới với Slovenia, động thái tương tự mà nước này đã làm với Serbia và Croatia tuần trước.
Việc Hungary đóng cửa biên giới với các nước láng giềng đã khiến hàng nghìn người di cư chuyển hướng tới Croatia hay Slovenia để tiếp tục hành trình đi tới “miền đất giàu có” Tây Âu. Sức ép khổng lồ của dòng người nhập cư đã khiến “cuộc chiến biên giới” giữa các nước châu Âu leo thang.
Video đang HOT
Trong đó, Croatia đã cấm tất cả phương tiện giao thông đăng ký ở Serbia tiến vào lãnh thổ nước này. Đây được xem là động thái đáp trả của Croatia chỉ vài giờ sau khi nước láng giềng Serbia cấm vận xe tải và hàng hóa của nước này.
Những căng thẳng này đều bắt nguồn từ việc Croatia trước đó đóng cửa tạm thời các cửa khẩu biên giới với Serbia, mà theo nước này là giải pháp duy nhất để ngăn chặn 44.000 người di cư chuyển hướng tới Croatia sau khi Hungary đóng cửa biên giới với Serbia.
Phát biểu khi lệnh cấm vận biên giới với Croatia hết hiệu lực, Bộ trưởng Nội vụ Serbia Nebojsa Stefanovic khẳng định mong muốn tìm một giải pháp chung cho vấn đề: “Serbia khó có thể hành động đơn lẻ để giải quyết vấn đề. Căng thẳng này cần đến sự giải quyết và hợp tác của cả 2 nước. Chúng tôi đã sẵn sàng giải quyết vấn đề”.
Trong khi đó, quyết định mới của các nhà lãnh đạo tại “miền đất hứa Tây Âu” có thể khiến cho những người di cư hối hận vì đã lựa chọn hành trình này. Đức và Áo tuyên bố thiết lập lại các quy định yêu cầu người di cư phải xin tị nạn tại các nước mà họ đặt chân tới đầu tiên để được tiếp tục tới 2 nước này.
Với quy định này, hàng nghìn người di cư, chủ yếu là từ Syria, Iraq và Afghanistan, đã tới châu Âu và đang tiếp tục tới Áo sẽ bị gửi trả lại nước tiếp nhận đầu tiên.
Bộ trưởng Nội vụ Áo Johanna Mikl-Leitner nói: “Chúng tôi đã gửi trả lại khoảng 5.000 đến 5.500 người nhập cư từ Áo về các nước tiếp nhận ban đầu, đặc biệt là Bungari và Rumani”.
Còn theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, châu Âu còn lâu mới có được một giải pháp thống nhất cho cuộc khủng hoảng nhập cư, tuy nhiên bà khẳng định những bước đi đầu tiên đã được triển khai.
Thủ tướng Đức nói: “Một cơ chế phân phối người tị nạn chỉ có thể có hiệu quả nếu chúng ta triển khai được một quy trình đang ký phù hợp và nhất quán từ các khu vực biên giới bên ngoài Liên minh châu Âu, để xác định những yêu cầu cần thiết để bảo vệ người nhập cư tới Liên minh châu Âu. Tôi khẳng định rằng, châu Âu không chỉ cần phân phối lại người nhập cư mà còn cần một quá trình lâu dài để phân phối công bằng giữa các nước thành viên”.
Nhiều cuộc họp của giới chức Liên minh châu Âu đã diễn ra trong tuần này để tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhập cư. Ngày 23/9, lãnh đạo 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã có cuộc họp thượng đỉnh không chính thức cho vấn đề này.
Đây là cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 3 của Liên minh châu Âu về chủ đề này kể từ tháng 4 vừa qua, theo đó, các nước thành viên EU cam kết viện trợ ít nhất 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD) cho người tị nạn tại các nước láng giềng của Syria thông qua các cơ quan Liên Hợp Quốc.
Trước đó, ngày 22/9, các Bộ trưởng Nội vụ châu Âu đã đạt được sự đồng thuận về phân bổ 120.000 người di cư. Song thực tế, thỏa thuận bắt buộc này đang gây căng thẳng giữa các quốc gia như Hungary, Romania, Cộng hòa Séc và Slovakia, vốn phản đối kế hoạch phân bổ./.
Hoàng Lê Tổng hợp
Theo_VOV
ASEAN tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác về vấn đề nhập cư
Sáng 8/9, tại Phnom Penh, các quan chức cấp cao của ASEAN bắt đầu thảo luận về cách thức chia sẻ thông tin và hợp tác về nhập cư trong khu vực.
Cùng với Diễn đàn Tình báo ASEAN về vấn đề nhập cư lần thứ 11, diễn ra một ngày trước đó, Hội nghị lần thứ 19 những người đứng đầu các Cục nhập cư và Cục lãnh sự ASEAN được tổ chức trong bối cảnh vấn đề nhập cư bất hợp pháp diễn biến phức tạp tại một số nước trong khu vực.
Phó Thủ tướng Campuchia Sar Kheng (ngồi hàng đầu) tại Hội nghị.
Đoàn Việt Nam do ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ nội vụ Campuchia Sar Kheng cho rằng, tăng cường chia sẻ thông tin là công cụ hữu ích giúp các nước trong khu vực đối phó với vấn đề di cư bất hợp pháp.
"Năm 2015 là năm có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế của các nước thành viên ASEAN. Cùng với đó, tình trạng di cư bất hợp pháp trong khu vực cũng gia tăng mạnh, đặt ra nhiều thách thức cho các nước thành viên trong khối.
Từ thực tế đó, tôi kêu gọi các nước thành viên ASEAN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau để kịp thời có những giải pháp và giải quyết nhanh các tội phạm có thể xảy ra trên địa bàn", ông Sar Kheng nói.
Hội nghị sẽ thảo luận các vấn đề như thiết lập đường dây nóng 24/7 về nhập cư, chia sẻ dữ liệu tình báo và hoạt động đi lại bất hợp pháp của công dân các nước trong khu vực.
Trước đó, các quan chức tham dự Diễn đàn Tình báo ASEAN về vấn đề nhập cư lần thứ 11 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải sớm triển khai chia sẻ thông tin tình báo giữa các nước trong khu vực nhằm chung tay đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào của mỗi nước./.
PV
Theo_VOV
Nước Đức hò reo chào đón hàng nghìn người tị nạn Syria Người dân Đức đã tụ tập tại các ga tàu để chào đón người tị nạn Syria sau hành trình đầy nguy hiểm và khó khăn. Hôm 5/9, hàng nghìn người tị nạn Syria được người Đức chào đón nồng nhiệt tại các ga ở Frankfurt, Munich. Họ được chào đón bằng những tràng pháo tay, biểu ngữ, bóng bay. Trẻ em được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine ồ ạt tập kích, hàng không Nga gián đoạn

Mỹ công bố ngày đàm phán với Nga, bất ngờ không có "vấn đề Ukraine"

Tiền tuyến rực lửa, Ukraine "thấp thỏm" trước chiến thuật bào mòn của Nga

Cháy viện dưỡng lão ở Trung Quốc, 20 người thiệt mạng

Thái Lan tiết lộ chiến lược đàm phán với Mỹ về thuế quan

Hé lộ 3 mục tiêu chiến thuật của Nga ở Pokrovsk, Ukraine chống đỡ ra sao?

Mỹ cắt viện trợ cho các chương trình lương thực khẩn cấp của Liên hợp quốc

Phản ứng của Mỹ sau khi Trung Quốc áp thuế trả đũa

Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều sau động thái áp thuế từ Trung Quốc

Trung Quốc áp thuế 84% với hàng hóa Mỹ

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

Mỹ - Israel nhất trí kế hoạch về Gaza
Có thể bạn quan tâm

Bom tấn cổ trang Việt chưa chiếu đã hot rần rần: Đẹp đến từng khung hình, dàn cast nghe tên đã muốn xem
Phim việt
Mới
Nhan sắc đẹp chấn động của Park Min Young, công chúa tóc mây có thật ngoài đời!
Hậu trường phim
9 phút trước
Xuất hiện nhân vật bí ẩn vung hàng chục tỷ để sở hữu 1 tài sản của Từ Hy Viên?
Sao châu á
24 phút trước
Nhan sắc Hà Kiều Anh 32 năm trước gây chú ý, Mai Phương Thúy sexy nghẹt thở
Sao việt
27 phút trước
Ter Stegen: 'Nếu muốn, Messi có thể ném bóng vào mặt bạn'
Sao thể thao
31 phút trước
3 phút 56 giây rơi nước mắt của thành viên BIGBANG, nỗ lực "níu kéo" T.O.P trở lại
Nhạc quốc tế
35 phút trước
Vụ khách dàn hàng chụp ảnh ở Măng Đen: Đường thường xuyên tắc vì check-in
Tin nổi bật
42 phút trước
Tạm dừng phiên tòa Trương Mỹ Lan để làm rõ số tiền trong vụ án
Pháp luật
1 giờ trước
Bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân
Sức khỏe
2 giờ trước