Người tị nạn ở Hong Kong đối mặt khủng hoảng lương thực trong dịch COVID-19
Theo một cuộc thăm dò do mạng lưới vì người tị nạn (RCN) công bố ngày 11/3, gần 3/4 người tị nạn ở khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đang chật vật để có thức ăn hằng ngày.
Kệ thịt lợn tại siêu thị Wellcome (Hong Kong) trống trơn ngay từ 11 giờ trưa 27/12/2021. Ảnh: Mạc Luyện/PV TTXVN tại Hong Kong
Tình trạng này diễn ra trong bối cảnh những lo ngại về các kế hoạch của chính quyền kiểm soát dịch COVID-19 của chính quyền khiến người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ.
Những thông điệp trái chiều từ các nhà chức trách về một kế hoạch phong toả và xét nghiệm hàng loạt cho 7,4 triệu cư dân thành phố đã dẫn tới tình trạng các kệ hàng trong siêu thị sạch trơn, khiến giá lương thực leo thang.
Video đang HOT
Theo kết quả cuộc thăm dò trên, 73% người đang xin tị nạn (vốn không được phép làm việc) tại Hong Kong không thể mua đồ ăn trong thời gian từ cuối tháng 2 đầu tháng 3 trong khi gần 70% thiếu nguồn cung thực phẩm trong tuần này.
Tuyên bố của RCN cho biết: “Các phát hiện trên cho thấy cộng đồng hơn 14.000 người tị nạn và chờ đăng ký tị nạn ở Hong Kong đang phải đối mặt với các tình huống nhân đạo nghiêm trọng trong làn sóng dịch thứ 5 ở thành phố này”.
Cộng đồng tuy nhỏ nhưng dễ bị tổn thương này sống phụ thuộc vào trợ cấp lương thực hằng tháng trị giá 1.200 đôla Hong Kong (153 USD) dưới dạng tiền điện tử, chỉ có thể chi tiêu trong các siêu thị, nơi giá các mặt hàng thường cao hơn ở các khu chợ địa phương. Chính quyền thành phố cấm người tị nạn làm việc trong thời gian chờ được cấp quy chế tị nạn, và họ chủ yếu sống ở những nơi chật chội, 3 hoặc 4 người ở cùng một phòng trong nhiều năm liền. Lượng tiền mặt hạn chế cũng đồng nghĩa với việc họ rất vất vả để có được những đồ dùng thiết yếu như giấy vệ sinh, tã giấy, băng vệ sinh. 55% thừa nhận hiện đang không có các đồ dùng trên trong nhà.
RCN cho biết: “Không được đi làm, người tị nạn sống phụ thuộc vào tiền trợ cấp của chính phủ”. RCN kêu gọi nhà chức trách hỗ trợ thông qua các loại thẻ Octopus phổ biến, dùng để đi phương tiện công cộng và mua sắm tại các cửa hàng, để giải quyết các nhu cầu cấp thiết nhất của họ.
Phương Tây xây dựng kế hoạch tái thiết Ukraine
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết các nước phương Tây có kế hoạch xây dựng Kế hoạch Marshall nhằm phục vụ mục đích tái thiết Ukraine.
Một cây cầu bị phá hủy trong xung đột tại thành phố Irpin, Ukraine, ngày 8/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Thủ tướng Johnson đưa ra tuyên bố trên ngày 8/3 khi phát biểu với báo giới sau cuộc họp tại London với những người đồng cấp từ các quốc gia thành viên Nhóm Visegrad, gồm CH Séc, Slovakia, Ba Lan và Hungary. Thủ tướng Anh cho biết các bên đã đạt được thỏa thuận về việc sẽ lập Kế hoạch Marshall để tái thiết Ukraine sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại nước này.
Cùng ngày 8/3, Chính phủ Anh cho biết nước này đang thiết lập một trung tâm cấp thị thực cho người tị nạn Ukraine ở miền Bắc nước Pháp sau khi vấp phải một số ý kiến chỉ trích. Theo Ngoại trưởng Liz Truss, trung tâm này đặt ở Lille, cách cảng Calais, nơi mà nhiều người Ukraine đã cập bến, khoảng 110 km. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Anh cho biết trước khi trung tâm này đi vào hoạt động, mọi đơn xin cấp thị thực nhập cảnh Anh hiện vẫn chỉ được giải quyết ở Đại sứ quán Anh tại Paris.
Theo giới chức khu vực Pas-de-Calais, kể từ ngày 28/2 đến nay đã có 625 người Ukraine tìm cách đến Anh, trong đó 319 người đã đặt chân đến nước này. Theo ước tính của Liên hợp quốc (LHQ), hơn 2 triệu người đã rời khỏi Ukraine từ ngày 24/2 vừa qua.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Israel Ayelet Shaked ngày 8/3 thông báo nước này sẽ tạm thời tiếp nhận 25.000 người Ukraine không đủ tiêu chuẩn theo Luật Hồi hương.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Bộ trưởng Shaked cho biết tình hình khó khăn có ảnh hưởng trực tiếp tới Israel, nước hiện chuẩn bị tiếp nhận khoảng 100.000 người Do Thái và những đối tượng khác theo Luật Hồi hương. Trong số này có 5.000 người mới và 20.000 người Ukraine đang cư trú bất hợp pháp tại Israel từ trước khi cuộc xung đột nổ ra. Những người mới muốn tới Israel phải nộp đơn qua website của Bộ Ngoại giao Israel và xuất trình quyết định đồng ý cho nhập cảnh trước khi lên máy bay. Công dân Israel có thể nộp đơn bảo lãnh cho người Ukraine với tiêu chuẩn mỗi người được nhận một gia đình. Những người đang có mặt tại Israel sẽ tạm thời không bị trục xuất và được tiếp tục ở lại nước này.
Israel cũng huỷ bỏ quy định buộc công dân Israel phải đóng tiền 10.000 Shekel (3.000 USD) để bảo lãnh cho thân nhân Ukraine được ở lại. Thay vì nộp tiền bảo lãnh, những người này phải ký cam kết rời khỏi Israel ngay khi kết thúc tình trạng khẩn cấp tại Ukraine. Người Ukraine đi sơ tán sẽ được cấp thị thực tạm thời, cho phép ở lại Israel trong 3 tháng. Sau thời hạn này nếu xung đột vẫn tiếp diễn thì họ sẽ được phép làm việc tại Israel. Bên cạnh đó, Israel cũng sẽ tiếp tục cấp quốc tịch không hạn chế cho người Do Thái Ukraine muốn di trú tới Israel.
Cùng ngày, kênh truyền hình 12 của Israel đưa tin chính phủ nước này đã gửi thông điệp mạnh mẽ tới Ukraine trong vài ngày qua rằng Israel sẽ ngừng nỗ lực làm trung gian hoà giải trong vấn đề Ukraine nếu các quan chức Kiev tiếp tục công khai chỉ trích Israel.
Nga: Đã thiết lập đơn vị liên bộ, ngành điều phối các hoạt động nhân đạo ở Ukraine Theo hãng tin Interfax, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã điện đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres thông báo "quân đội Nga đã tạo lập các hành lang để thường dân sơ tán khỏi những vùng mà lực lượng Nga kiểm soát" và nước này đã thiết lập đơn vị liên bộ, ngành để điều phối các...