Người Thụy Sĩ chia rẽ sâu sắc về mối quan hệ với EU
Mặc dù nhiều người Thụy Sĩ công nhận vai trò quan trọng của EU đối với nền kinh tế, nhưng lại có sự xa cách về mặt cảm xúc, với nhiều lo ngại về chủ quyền và áp lực từ việc nhập cư.
Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd (trái) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen trong cuộc gặp ở Brussels, Bỉ ngày 18/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang tin swissinfo.ch ngày 28/10, kết quả một cuộc khảo sát quy mô lớn mới đây do Viện nghiên cứu gfs.bern thực hiện cho Swiss Broadcasting Corporation đã phản ánh rõ nét sự phân cực trong quan điểm của người dân Thụy Sĩ về mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU).
Khảo sát với sự tham gia của gần 20.000 người Thụy Sĩ cho thấy một bức tranh phức tạp về thái độ của người dân đối với các thỏa thuận song phương giữa Thụy Sĩ và EU. Bà Martina Mousson, chuyên gia từ gfs.bern, nêu rõ: “Vấn đề EU đang bị phân cực cao độ và điểm nóng chính là những lo ngại về chủ quyền quốc gia”.
Mặc dù đa số người dân Thụy Sĩ đều công nhận tầm quan trọng của EU đối với nền kinh tế nước này, nhưng ở khía cạnh cảm xúc cá nhân, nhiều người lại tỏ ra thờ ơ và xa cách. Điều này tạo nên một nghịch lý thú vị trong tư duy của người Thụy Sĩ: họ nhìn nhận EU như một đối tác kinh tế quan trọng nhưng lại không muốn gắn bó về mặt tình cảm.
Tại khu vực nói tiếng Italy của Thụy Sĩ, đặc biệt là vùng Ticino, thái độ với EU còn gay gắt hơn. Người dân ở đây chịu áp lực nặng nề về giá cả và tiề.n lương do làn sóng nhập cư từ Italy.
Video đang HOT
Khảo sát cũng chỉ ra rằng chỉ một số ít người Thụy Sĩ có cái nhìn tích cực về EU, vốn coi đây là một dự án vì hòa bình và thịnh vượng. Ngược lại, phần đông lại xem EU như một “cỗ máy quan liêu khổng lồ, thiếu hiệu quả và không đủ dân chủ”.
Về các thỏa thuận song phương hiện có, người Thuỵ Sĩ có những đán.h giá trái chiều. Đa số cho rằng nền kinh tế Thụy Sĩ sẽ gặp khó khăn nếu không có những thỏa thuận này. Tuy nhiên, họ cũng lo ngại về tác động tiêu cực của quyền tự do đi lại, cho rằng điều này dẫn đến tình trạng nhập cư gia tăng, gây áp lực lên hệ thống phúc lợi xã hội và thị trường bất động sản của Thụy Sĩ.
Đáng chú ý, khi được hỏi về các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Thuỵ Sĩ và EU, gần 75% người được khảo sát cho rằng đây là vấn đề quan trọng, và hơn 50% cho rằng cần giải quyết gấp. Chỉ có những cử tri của Đảng Nhân dân Thụy Sĩ là không coi trọng các cuộc đàm phán này.
Ông Lukas Golder từ gfs.bern dự đoán cuộc tranh luận trong tương lai sẽ diễn ra theo hai hướng: một bên là cách tiếp cận lý trí, ủng hộ các thỏa thuận song phương vì lợi ích kinh tế; bên kia là những phản ứng dựa trên cảm xúc tiêu cực và xa lánh.
Thuỵ Sĩ cân nhắc 'thỏa thuận bí mật' với NATO?
Trích dẫn bản dự thảo của một tài liệu, tờ Blick đưa tin Chính phủ Thuỵ Sĩ được cho là đang tìm cách sửa đổi chính sách an ninh bằng việc tăng cường hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời điều chỉnh chính sách trung lập theo đuổi lâu nay
Thủ đô Bern của Thụy Sĩ. Ảnh: Anadolu/Getty Images
Theo tờ Blick, ngày 29/8 tới, Uỷ ban Quốc phòng Liên bang do Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd đứng đầu sẽ trình bày báo cáo từ ủy ban nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp "động lực cho chính sách an ninh trong những năm tới".
Một trong những khuyến nghị là tăng cường hợp tác với NATO, mà theo ủy ban lập luận, sẽ tăng cường năng lực phòng thủ của Thụy Sĩ.
"NATO vẫn là bên bảo đảm an ninh cho châu Âu trong tương lai gần. Đây là chuẩn mực cho các đội quân phương Tây hiện đại và xác định các tiêu chuẩn cho công nghệ quân sự phương Tây", tài liệu nêu rõ.
Mặc dù không khuyến nghị tư cách thành viên trong khối, nhưng ủy ban đã đề xuất ký kết "các thỏa thuận bí mật" để giải quyết các mối đ.e dọ.a từ tên lửa tầm xa, chiến tranh mạng diện rộng chống lại các quốc gia châu Âu hoặc xâm phạm không phận.
Tài liệu cũng cho biết Thụy Sĩ nên nghiêm túc chuẩn bị cho phòng thủ tập thể, bao gồm tham gia các cuộc tập trận của NATO. Tờ báo lưu ý rằng điều này trái ngược với tình trạng trung lập của Thụy Sĩ.
Các chuyên gia cũng kêu gọi Thụy Sĩ xem xét lại Đạo luật Liên bang về Vật tư Chiến tranh, trong đó cấm chuyển giao trực tiếp xe tăng Thụy Sĩ cho Ukraine. Tài liệu lưu ý rằng chính sách này đã "gây ra sự nhầm lẫn và thất vọng trong EU và NATO".
Cuối cùng, các chuyên gia khuyến nghị rằng chính sách trung lập nên được sửa đổi để cho phép quốc gia này xây dựng lập trường về các cuộc xung đột có thể xảy ra (Nga - NATO) một cách kịp thời và dự đoán các yêu cầu có thể xảy ra.
Tờ Blick lưu ý rằng cả phe cánh tả và đảng Nhân dân Thụy Sĩ có khả năng phản đối chiến lược mới được đưa ra và sẽ làm mọi cách để ngăn chặn NATO, EU và ít trung lập hơn.
Thụy Sĩ đang duy trì lập trường "trung lập vĩnh viễn" theo hiến pháp. Các nghĩa vụ của nước này bao gồm kiềm chế tham gia vào các cuộc xung đột, cấm vận chuyển vũ khí đến các vùng chiến sự từ hoặc qua lãnh thổ của nước này và đưa binh sĩ đán.h thuê cho các quốc gia tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang, cũng như đảm bảo quốc phòng đất nước.
Nga đã đặt câu hỏi về lập trường trung lập của Thụy Sĩ. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cáo buộc Bern trở nên "công khai thù địch" với Moskva vì nước này ủng hộ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và đã đóng băng hàng tỉ đô la tài sản của Nga.
Theo hãng tin Reuters (Anh), Thụy Sĩ gần như phá vỡ truyền thống trung lập, khi áp lực chính trị và dư luận công chúng ủng hộ Ukraine buộc chính phủ phải chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí tới khu vực có xung đột.
Thụy Sĩ trung lập từ năm 1815 và tình trạng này được bảo đảm bởi hiệp ước năm 1907. Theo đó, Thụy Sĩ sẽ không gửi vũ khí trực tiếp hoặc gián tiếp cho các bên tham chiến trong một cuộc xung đột. Nước này áp dụng một lệnh cấm vận riêng về bán vũ khí cho Ukraine và Nga.
Theo kết quả cuộc thăm dò được công bố hồi tháng 3, khoảng 91% dân số Thụy Sĩ cho rằng quốc gia này vẫn nên duy trì trạng thái trung lập.
Cựu Tổng thống Thụy Sĩ đắc cử Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, cựu Tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset ngày 25/6 đã được bầu làm Tổng thư ký Hội đồng châu Âu. Cựu Tổng thống Thụy Sĩ Alain Berset. Ảnh: AFP/TTXVN Thông báo cho biết chính trị gia 52 tuổ.i sẽ đảm nhận cương vị mới từ ngày 18/9, thay thế cho ông Marija Pejcinovic Buric. Thông báo...