Người thương binh tiết lộ bí kíp chế tạo máy bay
“Bay thôi chưa đủ đâu, phải làm sao để bay được cao và xa nữa”, đó là mục tiêu tiếp theo của người thương binh Nguyễn Bùi Hiển sau khi chiếc máy bay đầu tiên đã bay thành công.
Có thể đạt vận tốc 200km/h
Chiếc máy bay đầu tiên của ông Bùi Hiển đã xuất hiện trước công chúng vào năm 2012. Khi đó, nó chỉ được ông Hiển thử nghiệm trong một nhà kho rộng 25m, dài 60m và cao 12m. Tuy nhiên, sản phẩm đầu tay này còn một số điểm chưa đạt như kỳ vọng nên ông chỉ bay thử nghiệm ở độ cao hơn 1m và trong khoảng thời gian tương đối ngắn do động cơ nhanh nóng.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng để làm chủ được chiếc máy bay do chính mình làm ra, ông Hiển đã phải tập luyện liên tục trong 3 tháng, từ cầm lái trực tiếp cho đến lái “máy bay ảo” trên máy tính. Sau này, việc thử nghiệm chiếc máy bay thứ hai được ông thực hiện ngay trong sân nhà bằng cách níu dây lại. Qua thử nghiệm, ông Hiển khẳng định, chiếc máy bay này bay rất tốt và đã sẵn sàng cho những mục tiêu cao hơn.
Ông Bùi Hiển đang giới thiệu về chiếc máy bay với khách tới garage.
Ông Hiển chia sẻ: “Trực thăng thường bay không được cao và không được nhanh vì càng lên cao không khí càng loãng, độ nén không khí càng kém. Vì vậy, các loại trực thăng dân dụng này thường bay ở độ cao khoảng 2 đến 3km so với mặt đất. Riêng máy bay quân sự thì chỉ bay ở độ cao vài trăm mét mà thôi”.
Tuy nhiên, độ cao lý thuyết của máy bay tự chế này là không giới hạn. “Muốn bay cao bao nhiêu cũng được. Khi đã bay được rồi thì chỉ việc điều khiển cho nó lên cao. Quan trọng là độ lì tới đâu”, ông Hiển khẳng định.
Khi được hỏi về việc liệu có thể sử dụng chiếc máy bay này để đi du lịch đó đây, như Vũng Tàu chẳng hạn, thì ông Hiển nhanh chóng trả lời: “Vô tư, thoải mái! Trong 1 tiếng, chiếc máy bay này có thể bay 200km/h”.
Phương tiện di chuyển phổ biến trong tương lai?
Với ông Hiển, sự thành công trong việc chế tạo máy bay là không có điểm dừng. Dù máy bay đã bay được và bay cao, bay xa thì ông vẫn muốn nó phải tốt hơn nữa. Ông mở cuốn tài liệu của mình ra, tới một trang có hình ảnh người vợ và đứa con đứng trên mái nhà, còn ông bố đang điều khiển máy bay tới để chở cả nhà đi đâu đó, rồi ông tâm sự: “Tương lai của máy bay là mọi người sử dụng nó để di chuyển và đậu trên mái nhà như thế này”.
Ông Hiển cho PV xem những mô hình máy bay do ông sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới.
Khi đang trò chuyện, có một nhóm khách vào garage của ông Hiển sửa xe và cũng bước tới thăm chiếc máy bay tự chế. Khi được mọi người hỏi về mục đích làm máy bay, ông thản nhiên trả lời: “Thích, đam mê thì làm vậy thôi”. Song ông cũng bày tỏ mong muốn thành quả của mình được ứng dụng rộng rãi, như tỉa giống, xịt thuốc, bón phân, tưới nước,… trong nông nghiệp và cả quân sự. “Để làm được điều này, chỉ cần cải tiến một chút trong thiết kế bộ khung sao cho vẫn giữ được trọng tâm ở rotor”, ông Hiển cho hay.
Video đang HOT
Cũng theo ông Hiển, để máy bay nâng lên được, cánh quạt phải đẩy số cân nặng không khí đúng bằng trọng lượng của máy bay xuống. Chẳng hạn, với chiếc máy bay nặng 340kg, khi có thêm 1 người ngồi làm trọng lượng tăng lên hơn 400kg thì cần đẩy được hơn 400kg không khí như vậy xuống trong vòng 1 giây.
Chiếc máy bay đầu tay đang được ông Hiển cất trong “bảo tàng” của mình.
Để đảm bảo an toàn, chiếc máy bay phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bay, kể cả sức khỏe người lái cũng phải thật tốt. “Có những ngày chỉ thấy hơi mệt thôi là tôi không dám lái rồi. Phải biết cách lái máy bay lên từ từ, chứ lên nhanh quá thì sẽ rất nguy hiểm”, ông Hiển nói.
Trước kia, với chiếc máy bay đời đầu, ông Hiển còn cột thêm một cái cây ở bên dưới để đảm bảo máy bay không bị lật. Thế nhưng, sản phẩm mới được ông đánh giá là hoàn chỉnh và đạt chuẩn quốc tế nên ông sẵn sàng thử nghiệm trực tiếp. “Khi bay lên rồi thì bồng bềnh đã lắm!”, ông Hiển phấn khởi nói.
Ông Bùi Hiển chia sẻ những khó khăn khi làm máy bay:
Sau khi cho ra đời 2 chiếc máy bay, ông Hiển vẫn lo toan nhiều điều. Nỗi lo của ông không phải về tài chính, cũng không phải kiến thức hay thời gian, công sức mà đó chính là việc xin được giấy phép bay thử từ các cơ quan quản lý vùng trời.
Theo Khampha
"Hai lúa": Từ chế tạo máy bay đến tàu ngầm
Đã có rất nhiều sáng chế độc đáo được "ra lò" từ những nông dân không bằng cấp. Nhiều người cho rằng, những phát minh của họ là không tưởng, chế giễu họ là người thần kinh có vấn đề nhưng vẫn có những lão nông hy sinh cả gia tài chỉ để đánh đổi niềm đam mê công nghệ.
Nhiều người đã táo bạo chế tạo cả máy bay, tàu ngầm, điều ấy có thể là không bình thường trong mắt nhiều người. Nhưng những cố gắng, niềm đam mê, sự hi sinh của những "Hai lúa" ấy là rất đáng trân trọng và khiến người ta phải suy nghĩ.
Chúng tôi xin điểm lại một vài những con người dám ước mơ, dám sáng tạo làm nên những sản phẩm có một không hai ở Việt Nam.
Chế tạo tàu ngầm...
Tàu ngầm tưởng chửng là những sáng chế không tưởng nhất, nhưng một doanh nhân Việt Nam lại chế tạo thành công từ những vật dụng đơn giản.
Ước mơ của những nhà khoa học không bằng cấp ở Việt Nam không chỉ là sản xuất ra những chiếc máy phục vụ cho sản xuất, con tàu ngầm mini mang tên Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty cơ khí Quốc hòa, TP Thái Bình lại một ví dụ điển hình về cố gắng chinh phục khoa học đỉnh cao.
Tàu ngầm mini mang tên Trường Sa
Hiện tại, 6 kỹ sư của ông Hòa đang gấp rút hoàn thiện chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa thiết bị lắp trong con tàu như bảng điều khiển, hệ thống điện, các loại trục, hệ thống tuần hoàn khí...
Theo thiết kế, tàu ngầm mini Trường sa có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi. Bán kính hoạt động 800km. Tàu lặn sâu 50m có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu có 2 động cơ 90Hp.
Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP, thời gian lặn 15h. Thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày. Tốc độ trung bình khoảng 20 hải lý (tương đương 40 km/h). Toàn bộ thân tàu đã hoàn thành với chiều dài 8,8m, cao 3m, chiều rộng nơi phình to nhất là 2,8m. Vỏ tàu là loại thép đặc biệt nhập khẩu nước ngoài có độ dày 15mm.
Trong tàu cũng có hệ thống tái tạo ô-xy, khử các-bon để người trong tàu hô hấp, có hệ thống khử hơi nước để đảm bảo an toàn cho trang thiết bị máy móc trong tàu khi tàu lặn...
Ông Nguyễn Quốc Hoà, chủ nhân của tàu ngầm Trường Sa
Theo kế hoạch đề ra, việc lắp đặt thiết bị cho con tàu sẽ hoàn thành trong tháng 11 năm nay. Nhưng hiện tại, ông Hòa vẫn đang hoàn thiện bể nước để đưa tàu ngầm mini vào kiểm tra hệ thống không khí, nổi lặn, thẩm thấu của nước...
Theo dự tính, sau khi thí nghiệm thành công, con tàu được đưa ra cảng biển Diêm Điền, huyện Thái Thụy (Thái Bình) để thử nghiệm.
Ông Hòa nói mục đích chế tạo tàu là hướng đến bảo vệ chủ quyền biển đảo, thăm dò đáy biển, đánh bắt hải sản. Khu vực tàu hoạt động ông mong muốn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Xem video: Đột nhập tàu ngầm mini Trường Sa ... đến máy bay
Tên tuổi ông Trần Quốc Hải (ngụ Suối Dây, Tân Châu, Tây Ninh) nổi như cồn với những chiếc máy bay trực thăng mang thương hiệu "Hai lúa". Bắt đầu từ ước mơ chế tạo máy bay trực thăng để bay trên vùng rẫy bón phân như ngành nông nghiệp Mỹ đã thực hiện, ông Hải dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi quy trình vận hành, nguyên tắc hoạt động của máy bay.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, năm 2003 ông chế tạo chiếc máy bay trực thăng đầu tiên. Năm 2005 chiếc máy bay thứ hai ra đời, cải tiến, hiện đại hơn chiếc trước mà giá thành chỉ bằng... một chiếc ôtô. Ông đã cùng cộng sự đưa máy bay ra đồng bay thử. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng kết luận máy bay "không thể bay được".
Chiếc trực thăng đầu tiên của ông Hải được trưng bày tại Viện Bảo tàng New York - Mỹ.
Việc một nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. Họ đã liên hệ để đưa chiếc "trực thăng ông Hải" đi chu du, triển lãm ở nhiều nước, từ Mỹ, Đức, Nhật đến Hàn Quốc, Singapore, Úc... và công nhận ông là "kỹ sư - nhà nông".
2 chiếc máy bay trực thăng "made in Việt Nam" do ông chế tạo đã được "xuất khẩu" ra nước ngoài. Chiếc đầu tiên bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Số tiền bán máy bay trực thăng được ông sử dụng vào việc chế tạo ra các thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp.
Cũng như ông Hải, anh kỹ sư Phạm Xuân Quốc, ở TPHCM đã chế tạo thành công máy bay để thỏa ước mơ bay của mình. Gần 10 năm anh Quốc tự mày mò chế tạo một chiếc trực thăng nhỏ có người lái. Không kinh nghiệm, khái niệm động lực học cũng rất ít, cũng không có sự hỗ trợ của một nhân viên kỹ thuật hay chuyên gia nào, người kỹ sư điện tự mình suy nghĩ ra mô hình, rồi ráp động cơ...
Anh Quốc với gần 10 năm chế tạo máy bay để thỏa mãn ước mơ bay của mình
Chiếc trực thăng nhỏ chỉ có một khung sườn, động cơ xăng đặt phía sau ghế lái. Trực thăng có 2 tầng cánh quạt, mỗi tầng 2 cánh quay trên một trục, phía trước có ghế ngồi, ở dưới là hệ thống chân đỡ, phía sau có bánh lái.
Theo anh Quốc, đây là loại trực thăng mini bay theo kiểu thể thao, một người ngồi điều khiển, thân máy bay làm bằng inox, một số bộ phận bằng hợp kim nhôm. Xăng có thể dùng được là A92. Viên kỹ sư cho biết, trên thế giới có rất nhiều trực thăng kiểu này.
Mới đây nhất, thông tin anh thợ sửa xe máy ở Hà Nội chế tạo thành công máy bay khiến nhiều người ngỡ ngàng thán phục. Sau 3 tháng miệt mài chế tạo, anh Nguyễn Văn Thắng (44 tuổi) ở tổ 7, phố Gia Quất, quận Long Biên, Hà Nội đã "chế" thành công máy bay trực thăng cỡ nhỏ. Khi đem thử nghiệm, máy bay đã bay lên khỏi mặt đất được 50 cm.
Anh Nguyễn Văn Thắng bên chiếc máy bay trực thăng cỡ nhỏ
Khung máy bay được làm từ loại thép có độ đàn hồi cao, chịu lực tốt. Cánh quạt quay của máy bay, làm từ loại thép dẻo làm "xương sống cho cánh rồi bọc lớp inox vào hàn lại. Đặc biệt, động cơ 38KW từ ô tô cũ (vòng tua 4.500 - 5.000 vòng/phút) anh Thắng "độ" xuống còn 700 vòng trên phút. Điểm khác biệt lớn nhất ở chiếc trực thăng chính là bộ phận "đĩa chao". Đây bộ phận giúp máy bay giữ cân bằng khi bay trên không, để chế tạo được nó anh Thắng đã mất khá nhiều thời gian.
Máy bay của Thắng dù chỉ chở được 1 phi công, nhưng theo anh Thắng thì đó là một thành công lớn. Bởi làm được một chiếc máy bay đã khó, nay để nó cất cánh được lại càng khó hơn.
"Hiện tại tôi cũng chưa có kế hoạch gì cụ thể. Nhưng trong tương lai tôi mong muốn, chiếc máy bay của tôi sẽ được cải tiến thành công, ứng dụng vào đời sống. Máy bay của tôi sẽ chao liệng trên bầu trời, đến những vùng lũ lụt cứu trợ, hay tham gia chữa cháy ở những tòa nhà cao tầng", anh Thắng cười tươi khi nói về chiếc máy bay.
Theo Khampha
Gặp người khiến trâu, bò thất nghiệp Từ những phế liệu của chiếc xe đạp hỏng, lão nông Lương Minh Đồng (thôn Ngọc Thạch, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã sáng chế ra chiếc cày đa năng giúp hàng vạn nông dân giải phóng sức lao động. Ông Đồng kể: "Năm 1983 xuất ngũ, ông về quê, vất vả, ngược xuôi mà không đủ nuôi 8 miệng...