Người thu nhập thấp sẽ có Tết đầy đủ
Hàng trăm chuyến hàng chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2013, bao gồm nhiều mặt hàng thiết yếu sẽ được các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đưa về vùng nông thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm đem lại một cái Tết đầy đủ, ấm no cho người dân.
Các chuyến hàng lưu động góp phần bình ổn thị trường
Video đang HOT
Để phục vụ nhu cầu mua sắm của nông dân và công nhân có thu nhập thấp trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khoảng 200 chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng thiết yếu bình ổn giá kết hợp với các nhóm hàng khác về khu vực nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất, mà cao điểm sẽ là thời gian giáp Tết Nguyên đán.
Riêng với Tổng công ty thương mại Hà Nội ( Hapro), dự kiến sẽ có 9 phiên chợ Tết với quy mô từ 1.000-3.000m2 tại các huyện, khu công nghiệp, khu chế xuất. Thời gian theo kế hoạch từ 1-2-2013 đến 5-2-2013 tức từ 21 đến 25-12 âm lịch. Hapro cũng sẽ tổ chức các quầy hàng Tết với quy mô 300 gian, từ ngày 26-1 đến 8-2-2013 và tổ chức 45 chuyến bán hàng lưu động thực phẩm tươi sống, thực phẩm thiết yếu tại các quận trong thời gian trước và sau Tết Nguyên đán từ 10-15 ngày. Các mặt hàng tham gia là các mặt hàng thiết yếu, mỳ chính, gia vị, nước mắm, bánh mứt kẹo… với mức giá bán hợp lý, phù hợp với nhu cầu mua sắm của nhân dân khu vực ngoại thành, công nhân. Ngoài ra, Tổng công ty thương mại dự kiến tham gia Hội chợ Xuân do Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam tổ chức với qui mô dự kiến 16 gian.
Theo lãnh đạo một doanh nghiệp từng nhiều lần tham gia đưa hàng về nông thôn, không khí mua sắm Tết hồ hởi bởi hàng hóa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý của người dân tạo thêm động lực cho doanh nghiệp tham gia các chuyến bán hàng này. Thêm vào đó, một lượng hàng lớn cũng được doanh nghiệp tiêu thụ để tăng doanh thu và quảng bá thương hiệu.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, tổng lượng hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết sẽ trị giá khoảng 6.000 tỷ đồng, đáp ứng được khoảng 20 – 25% lượng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của thành phố trong những tháng Tết. Trong đó, nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường là 2.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2011. Theo Sở Công Thương Hà Nội, thời điểm từ tháng 1-2013 đến đầu tháng 2-2013, mức tiêu thụ hàng hóa sẽ tăng cao với các sự kiện: Noel, Tết Dương lịch, và Tết Nguyên đán.
Do quy luật thị trường, giá nhiều mặt hàng sẽ tăng lên trong thời điểm này. Sở Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp, bằng cả vốn hỗ trợ bình ổn giá và vốn tự có chuẩn bị nguồn hàng đầy đủ, không để đứt hàng. Nhằm ổn định tâm lý người dân, hàng bình ổn giá sẽ được bán tại 710 điểm có treo biển nhận diện trên toàn thành phố, cùng với khoảng 1.500 điểm bán hàng là các đại lý, cửa hàng, các bếp ăn khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, công ty trên địa bàn nhưng không treo biển nhận diện, đảm bảo giá bán ổn định theo giá được Sở Tài chính chấp thuận. Các làng nghề, doanh nghiệp kinh doanh thương mại cũng chủ động dự trữ hàng hóa tăng lên khoảng 10-15% so với các tháng khác trong năm.
Theo ANTD
Hà Nội: 6.000 tỉ đồng dự trữ hàng hóa phục vụ Tết
Theo Sở Công thương Hà Nội, Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tại Hà Nội trong tháng Tết Quý Tị năm 2013 dự kiến tăng khoảng 18-20% so với các tháng trong năm, một số mặt hàng như thực phẩm tươi sống, chế biến, rau củ có thể tăng trên 20%, ước đạt khoảng 35.000 tỉ đồng/tháng.
Mua sắm tại siêu thị Big C Thăng Long.
Để đảm bảo cung cầu hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán, Sở Công thương Hà Nội chỉ đạo các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ước tổng lượng hàng hóa dự trữ của các doanh nghiệp phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết trị giá khoảng 6.000 tỉ đồng, đáp ứng được khoảng 20-25% lượng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của thành phố trong những tháng Tết, trong đó nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường là 2.000 tỉ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ năm trước).
Đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố, Sở Công thương Hà Nội chỉ đạo tập trung khai thác, dự trữ và tổ chức bán ra trên thị trường chín nhóm hàng thiết yếu.
Các doanh nghiệp tập trung bán hàng thiết yếu tại 710 điểm bán bình ổn giá cố định và khoảng 1.500 điểm bán hàng là các đại lý, cửa hàng, các bếp ăn khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, công ty trên địa bàn.
Đồng thời tổ chức hơn 200 chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng thiết yếu bình ổn giá kết hợp với các nhóm hàng khác về khu vực nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 10-15% so với các tháng trong năm, tổ chức bán ra thị trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của nhân dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt hàng hoặc tình trạng tồn đọng hàng hóa sau Tết.
Công ty xăng dầu Khu vực 1 dự trữ và bán ra trên 4,5 vạn m3 xăng dầu.
Các Trung tâm thương mại, siêu thị: Metro, Big C, Co.op mart, Fivimart, Intimex.... dự trữ bán ra các loại hàng thiết yếu phục vụ Tết với tổng tiền hàng khoảng 2.300 tỉ đồng.
Tổng công ty thương mại Hà Nội dự trữ và bán ra thị trường các nhóm hàng phục vụ nhu cầu Tết với tổng giá trị tiền hàng đạt trên 996 tỉ đồng. Tổng công ty lương thực Miền Bắc dự trữ tại các kho trên 3.000 tấn gạo các loại trị giá 560 tỉ đồng.
Các công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm, Công ty cổ phần Công nghệ thực phẩm Vinh Anh, Minh Hiền, chăn nuôi Việt Hưng dự trữ đưa ra thị trường khoảng 1.000 tấn thịt lợn sạch.
Tổng Công ty bia-rượu-nước giải khát Hà Nội sản xuất đưa ra thị trường trong các dịp Lễ tết dự kiến khoảng trên 50 triệu lít thương hiệu "Bia Hà Nội" khoảng 10 triệu chai rượu các loại (trên 50 loại rượu) và khoảng 3 triệu lít rượu đóng chai ...
Các làng nghề trên địa bàn Hà Nội tập trung sản xuất kinh doanh các nhóm hàng phục vụ Tết Nguyên Đán với sản lượng dự kiến: quần áo trên 120.000 sản phẩm, bánh kẹo khoảng trên 2.000 tấn, giò chả trên 100 tấn, miến trên 600 tấn, bột sắn trên 3.000 tấn, đỗ xanh 150 tấn và chè khô trên 300 tấn.
Sở Công thương Hà Nội cũng dõi sát diên biên cung câu, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, trước hêt là lương thực, thực phâm và các hàng hóa dịch vụ thiêt yêu đê có biên pháp cụ thê đảm bảo đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu câu, không được đê xảy ra mât cân đôi cung câu.
Theo laodong
Tiếp tục ký hợp đồng với tiểu thương Báo ANTĐ ra ngày 6-11 có đăng tải bài viết "Hàng trăm tiểu thương bị chấm dứt hợp đồng", dẫn đến việc hàng trăm ki-ốt đang hoạt động tại chợ gốm làng cổ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) bị tiểu thương đóng cửa bãi thị. Tuy nhiên sáng qua (7-11), lãnh đạo Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã chính thức...