Người thứ 2 được chữa khỏi HIV công khai danh tính
Người thứ hai từng được chữa khỏi HIV đã tiết lộ danh tính của mình và cho biết ông muốn trở thành một “đại sứ mang hy vọng” đến cho những người mắc HIV khác.
Adam Castillejo, bệnh nhân được gọi là “London”, được chữa khỏi HIV vào năm 2019, 18 tháng sau khi ngừng điều trị bằng thuốc kháng virus và cấy ghép tủy xương để điều trị ung thư máu.
Castillejo, 40 tuổi, đã công khai danh tính của mình hôm 9/3 trong cuộc phỏng vấn với New York Times và tiết lộ rằng ông đã sống với HIV từ năm 2003.
Năm 2012, ông được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào tủy xương và sau đó được ghép tế bào gốc. Điều quan trọng là đội ngũ y tế đã chọn một người hiến tế bào gốc có hai bản sao đột biến, nghĩa là các tế bào bạch cầu của người này có thể kháng HIV, theo Guardian.
Timothy Brown, bệnh nhân nhiễm HIV ở Berlin và là người đầu tiên được chữa khỏi, cũng trải qua quá trình điều trị tương tự. Tuy nhiên, trong khi ông Brown và ông Castillejo đều được hóa trị liệu, chỉ có ông Brown được xạ trị để điều trị bệnh ung thư.
Năm 2019, phác đồ này không chỉ điều trị thành công ung thư mà còn giúp Castillejo khỏi HIV. Nhưng tại thời điểm đó, ông chọn giấu đi danh tính của mình.
Adam Castillejo muốn trở thành đại sứ mang hy vọng cho các bệnh nhân HIV. Ảnh: New York Times.
Video đang HOT
“Tôi đã xem TV và nghĩ là: ‘OK, họ đang nói về mình’”, ông đã nói với tờ N ew York Times. “Thật là kỳ lạ, rất kỳ lạ”.
Giờ đây ông Castillejo đã quyết định tiết lộ danh tính của mình vì ông muốn những người bệnh khác cảm thấy lạc quan hơn. “Đây là một vị thế độc nhất vô nhị… Tôi muốn trở thành một đại sứ mang lại hy vọng”.
Hầu hết người nhiễm HIV không phù hợp với phương pháp ghép tế bào gốc vì chúng liên quan đến một phương pháp nguy hiểm mang lại nhiều rủi ro.
Giáo sư Ravindra Gupta, tác giả đầu tiên của nghiên cứu mới này từ Đại học Cambridge, cho biết trường hợp của ông Castillejo là rất quan trọng: “Đây là trường hợp thứ hai được chữa khỏi bằng phương pháp này. Nó có nghĩa là người đầu tiên không phải một trường hợp dị thường hay ăn may”.
Theo news.zing.vn
Phát hiện phương pháp mới điều trị virus corona, hiệu quả 'thần tốc'
Việc áp dụng công nghệ tế bào gốc để cứu sống một bệnh nhân 65 tuổi nhiễm virus corona đã mở ra hướng điều trị hiệu quả mới trong bối cảnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu loại virus nguy hiểm này.
Tờ South China Morning Post cho biết, một phụ nữ 65 tuổi ở Côn Minh (Trung Quốc) nhiễm virus corona với những triệu chứng rất nặng đã phục hồi với tốc độ đáng kinh ngạc sau khi được áp dụng điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc. Nữ bệnh nhân này phải vào điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Bảo Sơn, thành phố Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) trong gần 2 tuần sau khi được xác nhận nhiễmvirus corona chủng mới (Covid-19).
Theo bài báo được viết bởi một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Côn Minh do tiến sĩ Hu Min đứng đầu, chỉ 4 ngày sau khi được tiêm tế bào gốc điều chế từ dây rốn, người phụ nữ 65 tuổi từ chỗ nằm liệt giường đã đứng dậy và có thể đi lại. Mặc dù đây là trường hợp đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc, nhưng đó là bước tiến quan trọng và truyền cảm hứng cho các thử nghiệm lâm sàng tương tự trong việc điều trị các ca nhiễm Covid-19 với triệu chứng nghiêm trọng.
Được biết, nữ bệnh nhân kể trên đã đến Côn Minh vào ngày 21/1, trên một chuyến bay từ Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, nơi bùng phát dịch bệnh Covid-19. Một tuần sau bà bị sốt nhẹ, mệt mỏi và ho. Bà đến bệnh viện để khám và được chẩn đoán dương tính với virus corona. Từ đó bà được đưa vào điều trị ở Bệnh viện Bảo Sơn.
Theo phác đồ được ban hành bởi chính phủ Trung Quốc trong việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, các bác sĩ cho bệnh nhân uống thuốc kháng virus và kháng sinh. Người phụ nữ bị tiểu đường tuýp 2 được thở oxy để hỗ trợ. Tình trạng của bà ban đầu có cải thiện, tuy nhiên sau đó xuống dốc rất nhanh và phải chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt vào ngày 1/2. Mọi thứ không được cải thiện, sức khỏe của người phụ nữ trở nên tồi tệ hơn, tứ chi gần như tê liệt, các bác sĩ cần phải hành động nhanh chóng.
Liệu pháp tế bào gốc được đưa vào điều trị bệnh do virus corona chủng mới gây ra đã có hiệu quả cao. Ảnh: SCMP
Sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế và người nhà bệnh nhân, liệu pháp tế bào gốc đã được bắt đầu đưa vào điều trị từ ngày 9/2. Tế bào gốc là những tế bào không phân biệt có thể biến thành các tế bào cụ thể khi cơ thể cần để tạo ra mô, cơ quan hoặc dịch cơ thể. Tế bào gốc được sử dụng trong nghiên cứu ở Côn Minh đến từ dây rốn trẻ sơ sinh ở phòng thí nghiệm. Việc bác sĩ cân nhắc sử dụng liệu pháp tế bào gốc, vì Covid-19 gây tổn thương nghiêm trọng cho phổi, gan và những cơ quan khác. Các thử nghiệm trên động vật cho thấy các tế bào gốc có thể sửa chữa tổn thương đó.
Bệnh nhân đã được tiêm mũi đầu tiên vào ngày 9/2. Sau khi không thấy tác dụng phụ với liều ban đầu, bà được tiêm thêm liều thứ 2 và thứ 3. Vào ngày 13/2, sau 4 ngày dùng liệu pháp tế bào gốc, bà có thể ra khỏi giường bệnh và đi bộ một đoạn ngắn chỉ với sự giúp đỡ hạn chế.
Bà được dùng thêm liều cuối vào ngày 15/2 và 2 ngày sau đó có thể rời khỏi phòng chăm sóc đặc biệt để về lại phòng bệnh bình thường. Dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân đã trở lại bình thường và xét nghiệm cho thấy đã âm tính với virus.
Theo bác sĩ Li Honghui, người tham gia vào thử nghiệm tương tự ở bệnh viện Trung ương ở tỉnh Hồ Nam, việc tiêm tế bào gốc có thể mang lại kết quả tích cực trong 3 ngày. "Chúng ta không thể cứ mãi đi theo các lối mòn, chúng ta phải táo bạo và đổi mới", bác sĩ Li nói trong một bài viết được đăng tải bởi Hunan Daily vào tuần trước.
Zhang Xinmin, Giám đốc phụ trách bộ phận công nghệ sinh học (Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc) nói rằng kết quả thử nghiệm sơ bộ trên cả nước cho thấy công nghệ tế bào gốc ngày càng an toàn và hiệu quả. Các bệnh viện ở Hoàng Cương, một trong những nơi mà Covid-19 hoành hành ở Hồ Bắc, đã nhận được lô tế bào gốc đầu tiên vào tuần trước. Họ sẽ thử nghiệm cho 3 bệnh nhân có triệu chứng nặng, truyền thông nhà nước đưa tin.
Trong một bài viết khác trên Chinaxiv cho biết thêm rằng, 7 bệnh nhân Covid-19 ở Bắc Kinh đã được dùng liệu pháp tế bào gốc và đang tiến triển tốt như trường hợp ở Côn Minh.
Công nghệ tế bào gốc xuất hiện vào những năm 1980, nhưng vẫn còn gây tranh cãi. Các nhà khoa học ban đầu xem xét khả năng sử dụng phôi người làm nguồn gốc cho các tế bào, nhưng ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối về mặt đạo đức. Các nhà khoa học đã đề xuất phương pháp thay thế để thu hoạch tế bào gốc, chẳng hạn như biến tế bào mô bình thường thành tế bào gốc. Nhưng nỗ lực này tiếp tục vấp phải sự phản đối bởi vụ bê bối về sử dụng tế bào gốc ở Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ở Trung Quốc, các nhà khoa học đang tham gia vào nghiên cứu tế bào gốc. Trong khi việc sử dụng tế bào từ phôi khỏe mạnh bị cấm, các nhà khoa học được phép sử dụng trứng đã thụ tinh bị loại bỏ do bệnh hoặc khiếm khuyết.
Một bác sĩ giấu tên ở Bắc Kinh đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19 cho biết có những cuộc thảo luận ngày càng tăng trong cộng đồng y tế về lợi ích và tiềm năng của liệu pháp tế bào gốc.
Bảo Lâm
Theo South China Morning Post/vietQ
Vẻ ma mị của những tế bào ung thư đạt giải trong cuộc thi nhiếp ảnh Bức ảnh đạt giải nhất ghi lại các tế bào gốc trong hệ thần kinh của chuột, được sử dụng để nghiên cứu u nguyên bào thần kinh đệm, một trong những dạng ung thư não nguy hiểm nhất. Cuộc thi ảnh "Khoa học và Y khoa IRC" là nơi diễn ra màn tranh tài của những bức ảnh khoa học, được tổ...