Người thoát nạn trong gang tấc kể về vụ sập hầm thủy điện
Anh Tuấn kể, anh vào hầm, đi sau tốp công nhân đầu vài trăm mét, đang đi thì nghe tiếng đất đá chuyển động mạnh, liền nhanh chân chạy ra miệng hầm…
Suốt từ hôm qua (16/12) đến trưa nay, khi sự cố sập hầm thủy điện Đa Dâng – Đa Chomo ( huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) xảy ra khiến 12 công nhân (11 nam, 1 phụ nữ) bị mắc kẹt trong hầm, người dân khắp cả nước vô cùng quan tâm, từng giờ dõi theo công tác giải cứu các nạn nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Người dân đang từng giờ dõi theo công tác cứu hộ các nạn nhân bị kẹt trong vụ sập hầm thủy điện ở Lâm Đồng.
Anh Nguyễn Sỹ Hưng (sống ở TP HCM, quê tỉnh Nghệ An) chia sẻ: “Sáng nay khi hay tin lực lượng cứu hộ đã nói chuyện được với các nạn nhân và xác định tất cả vẫn bình an, cả gia đình tôi mừng vui khôn xiết.
Sau đó, khi nghe tin nước trong hầm đang từng giờ dâng cao khiến các nạn nhân có nguy cơ bị ngạt, chúng tôi rất lo lắng. Gia đình tôi cầu nguyện cho các nạn nhân sớm được giải cứu”.
Đến 13h30 trưa nay (17/12), lực lượng cứu hộ đã từng bước tiếp cận vào trong khu vực hầm.
Anh Lâm Hải Minh, một chủ quán cà phê ở quận Thủ Đức (TP HCM) bày tỏ: “Nhìn hình ảnh lực lượng công binh của quân đội, lực lượng cứu hộ của tỉnh Lâm Đồng và các địa phương khác băng rừng lội suối, giữa tiết trời giá lạnh ở cao nguyên, cả ngày đêm không ngơi nghỉ tìm mọi cách cứu các nạn nhân, tôi vô cùng xúc động. Hy vọng tất cả 12 nạn nhân sẽ sớm được đưa ra khỏi miệng hầm an toàn”.
Video đang HOT
Giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng, thiếu tướng Bùi Văn Sơn (áo xám) tiến vào đường hầm để khảo sát, tìm mọi phương án có thể để tiếp cận giải cứu các nạn nhân trong thời gian nhanh nhất.
Lúc 13h10 trưa nay, thiếu tướng Bùi Văn Sơn, giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng đã tiến vào đường hầm để khảo sát, tìm mọi phương án để có thể tiếp cận giải cứu các nạn nhân trong thời gian nhanh nhất.
Vị trí sạt lở trên đỉnh một quả đồi ngay hầm.
Gặp người thoát nạn trong gang tấc vụ sập hầm
Anh Nguyễn Văn Tuấn, người may mắn thoát chết trong vụ tai nạn sập công trình hầm thủy điện Đa Dâng – Đa Chomo kể lại giây phút kinh hoàng: “Sáng 16/12, tôi cùng 14 người khác vào nhận ca làm việc. Tuy nhiên, có 12 người vào trước, tôi cùng hai người khác đi sau tốp kia vài trăm mét. Đang đi, chúng tôi nghe tiếng đất đá chuyển động rất mạnh. Biết có chuyện chẳng lành, chúng tôi nhanh chân chạy ra phía cửa hầm. Lúc này, tôi mới biết là sập hầm, nhưng hầm vẫn chưa bị lấp hẳn, vẫn nhìn thấy được bên trong”.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, 1 trong những người may mắn thoát nạn trong vụ sập hầm thủy điện Đa Dâng – Đa Chomo.
Theo lời kể anh Tuấn, chỉ ít phút sau, đất đá lại tiếp tục đổ sập bít kín miệng hầm.
“Đến khi đội cứu hộ tới, chúng tôi vẫn không dám tin việc xảy ra là sự thật. Tôi chỉ biết cầu trời cho các đồng nghiệp được an toàn. Sáng nay biết tin mọi người vẫn bình an tôi mừng lắm. Mong công tác cứu hộ thuận lợi để các đồng nghiệp của tôi được cứu sống”, anh Tuấn nói.
Khắc Lịch- Vũ Sơn
Theo_Kiến Thức
Giây phút sập hầm qua lời kể của người thoát nạn
"Tôi đang đi sau chiếc xe máy đào thì bất ngờ nghe tiếng đất đá đổ ầm ập xuống. Ngay lập tức tôi quay đầu chạy thục mạng ra ngoài và gọi mọi người đến cứu".
"Khi chúng tôi chạy ra, hầm chưa bị lấp hẳn"
Là người chạy thoát khỏi hầm ngay khi đất đá bất đầu dổ xuống, anh Nguyễn Văn Tuấn (công nhân Công ty Cổ phần Sông Đà 505) vẫn chưa hết xúc động khi kể lại vụ sập hầm thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng).
"Tôi đang đi sau chiếc xe máy đào thì bất ngờ nghe tiếng đất đá đổ ầm ập xuống. Ngay lập tức tôi quay đầu chạy thục mạng ra ngoài và gọi mọi người đến cứu"- anh Tuấn kể lại.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, một trong số 3 người may mắn thoát nạn
Thông tin từ anh Tuấn, trên thực tế kíp làm việc có 15 người nhưng lúc đó chỉ mới có 12 người vào trong, anh và 2 người nữa đi phía sau nên chạy ra được.
"Lúc đó, trên công trường, ngoài 3 người chạy ra được thì chỉ có hai người khác đang đau chân nằm trong lán. Chúng tôi đã rất hoảng loạn. Khi chúng tôi chạy ra kêu cứu, rồi chạy vào, hầm vẫn chưa bị lấp hẳn, nhìn từ ngoài vẫn còn có thể thấy được bên trong. Tuy nhiên sau đó, đất đá tiếp tục đổ xuống và lấp hẳn. Khoảng 1 giờ sau khi xảy ra tai nạn, lực lượng cứu hộ mới đến được hiện trường" - anh Tuấn kể tiếp.
Theo công nhân này, sự cố trên xảy ra vào khoảng 6 rưỡi ngày 16/11.
Rồi anh xúc động nói: "Từ hôm qua, tôi chưa chợp mắt được phút nào. Đêm qua, khi nghe các đồng nghiệp còn sống tôi đã mừng như phát điên lên. Cầu trời cho họ sớm được đưa ra!"
Nước dâng cao, cứu hộ gặp khó khăn
Sáng nay, công tác cứu hộ vẫn đang được gắp rút triển khai. Ngoài lực lượng có mặt từ suốt hơn 1 ngày qua, hơn 30 chiến sĩ công binh của Quân khu 7 cũng đã đến hiện trường để phối hợp cứu hộ.
Sáng sớm, trời đổ mưa nhỏ, nhưng đến thời điểm này, nắng đã hửng lên khiến công tác cứu hộ bên ngoài được suôn sẻ hơn.
Tuy nhiên phía bên trong, theo thượng tá Phạm Quý Tỵ, Phó trưởng công an huyện Lạc Dương, do lượng đất đá sạt lở rất lớn, cùng với đó nước đang mỗi ngày một dâng lên nên công tác cứu hộ trong hầm gặp khó khăn.
Các dụng cụ, thuốc men cần thiết được chuẩn bị đầy đủ và luôn trong tình trạng sẵn sàng
Hiện tại, phương án đào hầm cóc để tiếp cận các nạn nhân vẫn tiếp tục được triển khai. Theo đó, phía bên trong vẫn tiếp tục đào hầm và chuyển đất đá ra ngoài. Phía bên ngoài, một tổ khác đang cưa gỗ đóng khung để gia cố các đoạn hầm vừa đào xong.
Bên cạnh đó, các lực lượng khác như y tế, cứu hỏa...cũng đang túc trực 24/24 với đầy đủ các dụng cụ, thuốc men cần thiết để vừa hỗ trợ lực lượng cứu hộ vừa sẵn sàng ứng cứu khi các nạn nhân được giải thoát.
Về phía các nạn nhân, Phó trưởng công an huyện Lạc Dương cho hay lực lượng cứu hộ vẫn liên tục liên lạc với 12 công nhân bị mắc kẹt. Hiện, sức khỏe của các nạn nhân đều ổn định.
Phía bên trên, hàng trăm người dân vẫn đang theo dõi công tác cứu hộ. "Khi nghe các công nhân vẫn an toàn, chúng tôi đã hết sức vui mừng. Hi vọng họ sẽ được đưa ra trong sáng nay" - một người nói.
Theo Duy Hậu (Dân Việt)
Hình ảnh 24 giờ tiếp cận, cứu hộ 12 công nhân mắc kẹt trong hầm 24 giờ sau khi xảy ra vụ sập hầm tại công trình đang thi công thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, lực lượng cứu hộ đã tiếp cận được với các nạn nhân. Phương án cứu hộ tối ưu nhất đang được nghiên cứu tiến hành. Công tác cứu hộ cứu...