Người thọ nhất thế giới từng bị phát xít Đức giam cầm
Kỉ lục thế giới Guinness xác nhận ông Kristal từ Israel từng bị giam ở trại tập trung man rợ Auschwitz, 112 tuổi là người sống thọ nhất thế giới hiện nay.
Trại tập trung man rợ Auschwitz của Đức quốc xã.
Kristal đã sống qua hai giai đoạn khủng khiếp của Thế chiến I và II, sống sót qua những ngày tháng kinh hoàng ở trại tập trung Auschwitz năm 1943. Tại đây, vợ Kristal đã mất. 2 người con của ông cũng mất tại Lodz khi quân Đức chiếm đóng.
Trại tập trung Auschwitz là trại lớn nhất của Đức Quốc xã. Trại này nằm ở Ba Lan và được đặt tên theo thành phố Oswiecim gần đó, cách thủ đô Warsaw 286 km.
Ông Kristal nhận giấy chứng nhận người già nhất thế giới của kỉ lục Guinness.
Video đang HOT
Kristal định cư năm 1950 tại thành phố Haifa, Israel cùng người vợ thứ hai và con trai của họ. Kể từ đó, ông nuôi dưỡng gia đình nhỏ bé và cả sự nghiệp kinh doanh bánh kẹo của mình qua hết thành công này đến thành công khác. Hiện nay, ông vẫn sống khỏe mạnh ở Haifa cùng con đàn cháu đống.
“Tôi không biết bí quyết sống lâu là gì”, ông nói với phóng viên. “Tôi tin rằng mọi thứ là do Thượng đế quyết định, chúng ta cũng không bao giờ hiểu lí do vì sao”.
“Có rất nhiều người thông minh, khỏe mạnh và đẹp trai hơn tôi nhưng không sống lâu bằng tôi. Quan trọng là phải làm việc chăm chỉ và vượt qua những nỗi đau”, Kristal chia sẻ.
Bảo tàng quốc gia Auschwitz-Birkenau tại Oswiecim, Ba Lan phát đi thông báo trên Twitter rằng sự trường thọ của ông Kristal là “một biểu tượng thực sự về cuộc đời riêng của ông”.
Theo Danviet
Chuyện tình khó tin ở trại Auschwitz - trại tử thần của Đức
Một chuyện tình khó tin ở trại Auschwitz - địa ngục kinh hoàng của người Do Thái đã xảy ra giữa sĩ quan lực lượng SS với tù nhân Do Thái.
Một chuyện tình khó tin ở trại Auschwitz - địa ngục kinh hoàng của người Do Thái đã xảy ra giữa sĩ quan lực lượng SS với tù nhân Do Thái.
Helena Citronova là một phụ nữ Do Thái cùng với gia đình của mình bị bắt đến trại tập trung Auschwitz - nơi có 1,2 triệu người bị giết chết trong các phòng hơi ngạt. Tuy nhiên, cô đã tạo nên một chuyện tình khó tin ở trại Auschwitzvới viên sĩ quan lực lượng SS Franz Wunsch.
Đến từ Slovakia, Helena Citronova đã gặp viên sĩ quan lực lượng SS Franz Wunsch tại trại tập trung Auschwitz năm 1942. Không ai có thể ngờ được rằng tại một nơi chết chóc, đau thương và chất chồng tội ác như Auschwitz lại có thể có một chuyện tình yêu đáng kinh ngạc.
Với tình yêu dành cho Citronova, sĩ quan lực lượng SS Wunsch không chỉ cứu người yêu mà còn cứu sống tính mạng của những người thân trong gia đình cô không bị phát xít Đức hành hình, trong đó có người chị gái Rozinka.
Sĩ quan lực lượng SS Franz Wunsch (ảnh trái) yêu nữ tù nhân Do Thái Citronova (ảnh phải) và cứu cô cũng như người chị gái tại trại tập trung Auschwitz.
Sĩ quan SS Wunsch thường lén đưa bánh quy cho Citronova kèm theo mẩu giấy nhắn: "Tình yêu - Tôi đã yêu em".
"Khi anh ta bước vào bước vào trại tập trung, nơi tôi đang làm việc, Wunsch đã lén đưa tôi mẩu giấy. Tôi đã xé nó ngay sau đó nhưng nhìn thấy dòng chữ "Tình yêu - Tôi đã yêu em". Tôi nghĩ rằng thà chết còn hơn là có mối quan hệ với một viên sĩ quan SS. Trong một thời gian dài sau đó, trong lòng tôi chỉ có hận thù. Tôi thậm chí còn không nhìn anh ta", Citronova cho hay khi ở Israel - sau khi đã trốn khỏi trại tử thần của Đức.
Tuy nhiên, Citronova thừa nhận rằng tình cảm của mình đối với viên sĩ quan SS Wunsch đã thay đổi theo thời gian, đặc biệt là khi chị gái và cháu của cô bị đưa đến trại tập trung Auschwitz Birkenau. Citronova biết được rằng, những người thân trong gia đình cô sẽ bị đưa đến phòng hơi ngạt. Do đó, khi Wunsch tìm cách cứu sống họ, Citronova đã thay đổi suy nghĩ về viên sĩ quan SS này.
Citronova chia sẻ: "Wunsch đã nói với tôi:" Hãy nói cho tôi biết nhanh chỊ gái của em tên là gì trước khi mọi chuyện quá muộn". Tôi đáp: "Anh không thể làm điều đó vì chị gái tôi đến trại tập trung này cùng với hai con nhỏ". Khi đó, Wunsch nói trẻ em không thể sống ở đây. Sau đó, Wunsch chạy nhanh đến lò thiêu và tìm ra chị gái của tôi. Wunsch đã cứu chị gái Helena khi nói rằng cô ấy làm việc cho ông ở Canada. Tuy nhiên, anh ta không thể cứu được các cháu của tôi".
Citronova và chị gái tiếp tục sống ở trại Auschwitz sau đó. Tuy nhiên, mối quan hệ của cô với viên sĩ quan SS Wunsch không có tiến triển thêm. Chuyện tình khó tin tại Auschwitz của Citronova được mọi người đánh giá là hiếm gặp.
Qua đời năm 2005, Citronova đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: "Wunsch đã làm những điều tuyêt vời. Có những khoảnh khắc tôi quên mất bản thân là người Do Thái và anh ấy cũng không phải là người Do Thái. Thành thật mà nói tôi đã yêu người đàn ông này. Tuy nhiên, tình yêu này không chân thực".
Wunsch đã qua đời năm 2009, từng bị đem ra xét xử ở Vienna năm 1972 với các cáo buộc tra tấn, đánh đập tù nhân. Viên sĩ quan này còn từng làm việc ở phòng hơi ngạt và dùng thuốc trừ sâu Zyklon-B giết hại tù nhân. Kết thúc phiên xử, Wunsch được tuyên trắng án do hạn chế trong việc xét xử tội phạm chiến tranh của chính phủ Áo.
Tâm Anh (theo DM)
Theo_Kiến Thức