Người thợ làm giày khổng lồ để khuyến khích giãn cách xã hội
Dịch COVID-19 khiến đơn hàng sụt giảm, người thợ đóng giày ở Rumani tạo ra những đôi giày mũi dài để duy trì việc kinh doanh và khuyến khích giãn cách xã hội.
Sau khi nhận thấy nhiều cá nhân không tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn giãn cách, Grigore Lup, một người thợ làm giày Transylvanian, đã tự làm ra những đôi giày mũi dài. Đôi lớn nhất có mức size 75 ở Châu Âu.
Ông Grigore Lup cho biết nếu hai người cùng đi giày đứng đối diện thì sẽ cách nhau 1,5 mét. Người thợ mất hai ngày để hoàn thành mỗi đôi giày. Chúng được làm từ 1 mét vuông da, đế giày làm bằng cao su hoặc da, màu sắc đa dạng tùy nhu cầu.
Trên trang web bán hàng, ông ghi giá cho mỗi đôi giày khoảng 115 USD (2,691,068 VNĐ), mũi giày càng dài giá sẽ càng đắt. Ông Grigore Lup mở cửa hàng làm giày từ năm 2001 và vẫn duy trì việc kinh doanh suốt 4 thập kỷ. Đơn hàng của ông chủ yếu đến từ các nhà hát và các nghệ sĩ opera. Tuy nhiên đại dịch COVID-19 bùng nổ khiến việc kinh doanh của ông gặp rất nhiều khó khăn.
Tính đến 6 giờ sáng ngày 12 tháng 6 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 7.575.874 ca, trong đó có 422.847 người thiệt mạng. Sau hai tháng phong tỏa, các quốc gia Đông Âu bắt đầu nới lỏng các quy định giãn cách vào giữa tháng năm.
Vào ngày 1 tháng 6, Romania cho phép tổ chức các sự kiện thể thao ngoài trời không có khán giả, một số sự kiện ngoài trời khác cho phép tối đa 500 người tham dự. Các quán cà phê ngoài trời được mở cửa trở lại nhưng chỉ được xếp tối đa 4 người mỗi bàn. Người La Mã được phép đi du lịch quốc tế thông qua đường bộ và xe lửa.
Dép nhựa Tiền Phong "đẳng cấp" một thời
Có những sản phẩm đã thành "biểu tượng thời trang" như dép nhựa trắng Tiền Phong, là niềm ao ước một thời của biết bao người. Ngày nay, tuy không còn là phụ kiện thời trang hợp mốt, nhưng đôi dép này từng có rất nhiều ý nghĩa với đại đa số người dân Việt Nam những ngày bao cấp.
Những đôi dép này từng thể hiện đẳng cấp thời trang của thế hệ 6X, 7X
"Ra đời" từ phong trào thi đua Kế hoạch nhỏ
Những ngày cuối năm 1958, theo quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ, những nhát cuốc đầu tiên đã được thực hiện để xây dựng nhà máy nhựa với 4 phân xưởng chính, gồm: cơ khí, nhựa đúc (phenol), nhựa trong (polystyrol), cuối cùng là phân xưởng bóng bàn và đồ chơi. Nửa năm sau, đúng ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6/1959), phân xưởng bóng bàn, đồ chơi (phân xưởng đầu tiên đi vào hoạt động) đã cho ra đời hơn 18.000 sản phẩm đồ chơi phục vụ các em thiếu nhi.
Để phân xưởng này có thể đi vào hoạt động sớm như thế là nhờ có sự đóng góp rất lớn của các em thiếu niên, nhi đồng với phong trào thi đua "Kế hoạch nhỏ". Các em thiếu niên, nhi đồng đã quyên góp các phế liệu như sách, báo, giấy vụn... tạo được một nguồn tài chính không nhỏ, đóng góp vào việc xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi.
Không lâu sau, vào đúng ngày 19/5/1960, nhân kỷ niệm 70 năm ngày sinh của Bác Hồ, Chính phủ đã chính thức có quyết định thành lập nhà máy nhựa. Tại Kỳ họp lần thứ 12, Quốc hội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoa đã đặt tên "Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong" cho nhà máy này. Ngày 19/5 đã trở thành "ngày khai sinh" cho nhà máy sản xuất gia công nhựa đầu tiên của Việt Nam. Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, tại số 2 An Đà, quận Ngô Quyền, TP Hải Phong hiện nay, được coi là hạt nhân của ngành công nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam.
Công ty Cổ phần Nhựa Tiền phong
Từ kênh huy động vốn này, NTP đã có được nguồn lực tài chính mạnh mẽ và vững chắc để đầu tư mở rộng, nâng cao sức cạnh tranh. Đến năm 2014, lần đầu tiên, NTP đạt mốc sản lượng vượt qua con số 58.000 tấn sản phẩm. Sản phẩm của Công ty Nhựa Tiền Phong, đặc biệt là các loại ống nhựa PVC chiếm lĩnh thị phần lớn trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Những phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập hạng Ba (2010); danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (1994 - 2005); Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì... chính là sự ghi nhận những đóng góp, thành quả mà NTP đã đạt được trong suốt 60 năm xây dựng và phát triển. Năm 1992, Nhà máy chính thức được vận hành theo mô hình công ty và nhanh chóng trở thành một trong những đơn vị chủ lực của ngành nhựa Việt Nam với hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001. Năm 2004, Nhựa Tiền Phong tiến hành cổ phần hóa. Đến năm 2006, cổ phiếu của Nhựa Tiền Phong được niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán NTP. Cùng với uy tín và thương hiệu đã tạo dựng được trước đó, cổ phiếu của NTP luôn "hot" trên sàn giao dịch chứng khoán.
Thời trang của thế hệ 6X, 7X
Một sản phẩm "vàng" của Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong những năm đầu đi vào hoạt động là dép nhựa Tiền Phong. Ngày ấy, 1 chiếc mũ cối, 1 quần thụng, 1 cái áo bay của Liên Xô và thêm 1 đôi dép nhựa Tiền Phong thì đích thực là "tay chơi" lúc bấy giờ. Trong ký ức của những thanh niên những năm 80-90 của thế kỷ XX, đôi dép nhựa Tiền Phong luôn là một trong món đồ muốn sở hữu của thanh niên thời đó. Một đôi dép trị giá đến 1 chỉ vàng mà không dễ mua được, chỉ có cửa hàng phân phối, cán bộ công nhân viên của Nhà máy Nhựa Tiền Phong mới có cơ hội mua nó vào dịp tết Nguyên Đán.
Hồi đó, dép nhựa Tiền Phong thực sự là của hiếm. Dép nhựa Tiền Phong thịnh hành, làm mưa làm gió trên thị trường hàng tiêu dùng trong nước từ cuối những năm 80 đến nửa đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Thời gian đầu, dép nhựa Tiền Phong bán phân phối nên có tiền cũng chẳng mua được. Người ta phải tăng gia sản xuất, nuôi lợn để bán cho Nhà nước (lợn phải nặng từ 70kg trở lên) mới được tờ giấy ưu tiên mua dép nhựa Tiền Phong.
Chỉ là đôi dép màu trắng trong, có quai chéo phía trước, có khuy bằng nhôm cài quai phía sau, nhìn đơn giản nhưng tại sao dép nhựa Tiền Phong lại có giá trị vậy? Thời bao cấp cái gì cũng thiếu thốn nên giày da, dép da là một thứ gì đó xa xỉ khó với tới đối với hầu hết người dân. Dép khi đó chỉ có dép cao su đen, dép đúc của Trung Quốc, dép nhựa nhưng là nhựa tái chế nấu lên kém bền và sang trọng lại đi rất nặng. Con dép Tiền Phong được làm bằng nhựa nguyên chất, nhẹ và thời trang, khá... sành điệu.
Dép nhựa Tiền Phong tuy thiết kế đơn giản song rất bền, phù hợp với thời tiết mưa lụt, không sợ ẩm ướt, bùn đất như đi dép da và quan trọng rất dễ "sửa chữa". Khi rách, chỉ cần một thanh sắt mỏng nung nóng gắn lại rồi đi bình thường, ai cũng có thể xử lý được chỗ bị đứt, rách. Người già hay trẻ đi đều lịch sự, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp.
Sự xuất hiện của dép nhựa Tiền Phong đã chiếm vị trí độc tôn kéo dài hơn 10 năm. Sau này có một số xí nghiệp đã mua nhựa về nấu đóng những đôi dép như vậy nhưng chất lượng không bằng sản phẩm dép nhựa Tiền Phong. Từ sau khi Nhà nước từng bước xóa bỏ cơ chế bao cấp vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ trước thì cánh thanh niên mới thỏa nỗi ước mơ sở hữu một đôi dép nhựa Tiền Phong chính hiệu.
Trong những bức ảnh chụp đầu những năm 90 của sinh viên các trường đại học, dép nhựa Tiền Phong vẫn là mốt khá được ưa chuộng sau dép tông Thái. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hàng hóa xuất hiện nhiều hơn rồi sự ra đời của nhiều nhãn hiệu dép với kiểu dáng phong phú, mẫu mã đẹp, bắt mắt nên nửa cuối những năm 90, dép nhựa Tiền Phong mất dần thị phần, vắng bóng hẳn.
Trong các sạp, quầy hàng giày dép, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nếu muốn người ta vẫn có thể chọn mua được đôi dép nhựa Tiền Phong. Tại các phiên chợ vùng cao, chúng ta vẫn thấy người dân chọn mua dép nhựa Tiền Phong. Các chiến sĩ biên phong đóng quân ở những nơi thâm sơn cùng cốc vẫn chọn dép nhựa Tiền Phong để đi vì chỉ có "nó" xem ra mới chịu đựng được những chuyến cuốc bộ, băng rừng vượt núi...
Sau mấy chục năm, dép nhựa Tiền Phong vẫn "thủy chung" với hình dáng, mẫu mã ấy. Vì vậy, dép nhựa Tiền Phong tuy vẫn con trên thị trường nhưng không phải là mặt hàng để giới trẻ ngày nay lựa chọn. Bây giờ dép nhựa Tiền Phong chỉ là những kỷ niệm đẹp trong những câu chuyện của thế hệ 6X, 7X, 8X đời đầu và trong phong truyền thống Nhà máy Nhựa Tiền Phong.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, dép nhựa trắng Tiền Phong cũng đã từng là một thương hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao thời kỳ bao cấp, một sản phẩm nội độc tôn không hề có sự cạnh tranh của hàng ngoại. Rất mừng là không như nhiều thương hiệu vang bóng một thời khác, sản phẩm dép nhựa Tiền Phong đã có "truyền nhân". Tiếp nối dép nhựa nức tiếng khi xưa,
Công ty Nhựa Tiền Phong ngày nay đã có sản phẩm ống nhựa Tiền Phong. Ống nhựa Tiền Phong hiện đang giữ vị trí hàng đầu trong ngành ống nhựa của Việt Nam, tự hào được phát huy thành tích, truyền thống của sản phẩm "vàng" dép nhựa Tiền Phong.
9X trở thành ông chủ tiệm giày da làm từ chân gà Để giảm thiểu sự lãng phí, Nurman Farieka Ramdhany thu gom chân gà thải loại từ các nhà hàng và làm ra đôi giày da chất lượng. Cận cảnh những đôi giày làm từ da chân gà Da từ chân gà có kết cấu và hoa văn tương tự như da rắn hoặc da cá sấu nên Nurie Farieka Ramdhany bắt đầu thử...