Người thợ cắt tóc
Nó không cao cả và thiêng liêng như cái sứ mệnh cứu chữa bệnh của các bác sĩ, nó cũng chẳng cao quý như công việc chèo lái con thuyền tri thức của những nhà giáo,… Đơn giản, nó chỉ là khiến mọi người gọn gàng hơn thôi. Nhưng tôi yêu bố và yêu nghề của bố. Tôi yêu cái vẻ mặt nghiêm trọng của bố mỗi khi cầm kéo.
“Bố cầm kéo cắt tóc mà cứ như bác sĩ đứng trước ca mổ quan trọng không bằng”.
Tôi thường đùa với bố như thế. Những lúc ấy, bố thường quay sang nói với tôi:
“Hàm răng mái tóc là gốc con người, hai thứ ấy rất quan trọng. Người ta đã phó thác thứ quan trọng thế cho mình thì mình phải không được phụ lòng người ta. Bố cắt sai chẳng khác nào cắt đứt mất lòng tin người ta dành cho mình”
Ảnh minh họa
Ôi cái lí luận gì thế không biết? Câu nói về hàm răng mái tóc thì có liên quan gì đến nghề của bố đâu nhỉ? Nghề của bố chỉ đơn giản là cắt tóc cho người ta gọn gàng rồi nhận tiền thôi. Tôi luôn cho là vậy.
Bố tôi không học nhiều, nhưng không phải thế mà người ta được phép xem thường ông . Không có bố, thế giới không sao cả, nhưng “không có những người như bố thì thế giới này chắc chỉ toàn người rừng thôi” – tôi luôn tự nhủ như vậy. Bố luôn tận tuỵ với công việc dù đối với người khác đó chỉ là một công việc nhỏ nhoi. Đôi bàn tay ấy đã nắn nót và làm cho bao người gọn gàng, đôi bàn tay ấy khiến bạn trông ổn hơn với một kiểu tóc thích hợp. Không những thế, đôi bàn tay đã lao động miệt mài để anh em tôi có cái ăn, cái mặc.
Tóc của tôi và anh hai đều là do bố cắt. Ngoài bố ra, tôi chẳng tự tin đưa mái tóc của mình cho ai cả. Dù xấu hay đẹp, tôi không quan tâm, điều quan trọng là mái tóc do bố ban tặng luôn theo tôi mỗi ngày là được. Nó giúp tôi tự tin trong mọi trường hợp. Mang nó bên mình, dù ở bất cứ nơi đâu tôi đều tự tin, tự tin vì mình luôn mang theo món quà quý báu của bố.
***
Khi tôi còn bé, có một câu chuyện liên quan đến mái tóc theo tôi đến tận bây giờ.
Tôi có một người chị họ hơn tôi hai tuổi. Chị ấy xinh đẹp, rất đẹp. Từ nhỏ chị ấy đã là một cô bé dễ thương nhất xóm và lớn lên, chị ấy luôn gắn với cái danh hiệu “hoa khôi của xóm”. Chị ấy luôn tự tin với bản thân mình, chị ấy là niềm tự hào của bố mẹ, là niềm mơ ước của mọi người trong khu phố.
Khi còn nhỏ, chị ấy luôn muốn bắt chước tôi, bắt chước tất tần tật những thứ của tôi, từ việc hát bài hát mà tôi thích hát, đến mặc giống hệt những bộ trang phục mà tôi hay mặc, đôi giày mà tôi hay mang. Khi tôi bỏ đôi giày mà tôi đang mang vì nó quá cũ để chuyển sang đôi giày mới, chị ấy cũng bỏ đôi giày của chị để chuyển sang đôi giày mới, dù đôi giày ấy chưa cũ chút nào. Mãi về sau tôi mới biết được mục đích của chị ấy, chị ấy muốn tôi biết rằng tôi chẳng có gì bằng chị ấy cả. Chị hát hay bài hát mà tôi hay hát hơn tôi. Cùng một bộ trang phục, một đôi giày, nhưng chị ấy mặc vào sẽ đẹp hơn tôi. Và tất nhiên, chị ấy luôn thắng. Mọi người khen chị ấy đáng yêu hơn tôi, hát hay và tài năng hơn tôi. Người lớn luôn nghĩ trẻ con là đồ ngốc, họ chẳng quan tâm đến chúng tôi lúc ấy đang nghĩ gì, họ chê tôi thậm tệ và nghĩ là tôi không hiểu gì. Tôi rất buồn sau những điều đó, chẳng ai hiểu tôi cả, ngoại trừ bố. Bố biết con gái bố không xinh đẹp, bố biết tôi gầy gò và không đáng yêu như những đứa trẻ khác, bố biết tôi luôn buồn và muốn mình xinh ra hơn, điều đó chỉ mỗi mình bố biết thôi… không ai hiểu được cả…
Video đang HOT
Lúc nhỏ tôi rất gầy, bố nghiên cứu và tìm cho tôi một kiểu tóc thích hợp. Điều đó không biết mất của bố bao nhiêu giấc ngủ. Một ngày, bố gọi tôi đến và nói sẽ làm cho tôi xinh hơn. Tôi vui vì điều đó. Một lúc sau, tôi thấy rất shock khi bố cắt gần như hết mái tóc dài mà tôi yêu quý, mái tóc mà mất rất nhiều thời gian tôi mới có được. Thấy tôi buồn, bố giải thích:
“Con rất gầy, để tóc dài trông sẽ già và không đáng yêu đâu, nó sẽ che hết khuôn mặt của con. Mặt con gái ba đáng yêu thế này mà bị che hết thì còn gì là đẹp nữa”.
Tôi quan sát kĩ và thấy đúng như lời bố nói. Tôi thích tóc dài vì thấy mấy chị lớn để dài trông rất đẹp, tôi nào có biết nó chẳng hợp với tôi chút nào cả. Trong cuộc sống cũng vậy, cái mình thích chắc gì đã hợp với mình, nếu bảo thủ, cố giữ lấy nó sẽ rất khó coi. Hãy cứ ngắm và yêu thích chứ đừng bao giờ giữ những thứ mình thích, đồng thời hãy tìm lấy thứ hợp với mình, chỉ có hợp với mình thì mới biến bản thân mình tốt hơn thôi. Tôi học điều đấy từ việc làm của bố.
Thấy tôi có mái tóc mới trông lạ và được nhiều người khen, chị họ tôi lại muốn có nó. Chị ấy đến và nhờ bố tôi cắt. Dù bố tôi đã cố khuyên là nó không hợp với chị nhưng chị vẫn bướng bỉnh và muốn có nó. Bố tôi đành chịu, cắt cho chị ấy giống như của tôi. Kết quả không như mong đợi, chị ấy trông bớt đáng yêu với mái tóc mới.
Chị ấy cũng nhận thấy mình trông khá khó coi với mái tóc mới. Nhưng chị ấy vẫn mỉm cười nói cám ơn bố, rồi sau đấy chị ấy về khóc lóc với mẹ mình. Chị ấy nói tôi ganh tị với chị ấy, bố nghe lời tôi nên làm cho chị ấy trông thảm hại với mái tóc củn cỡn này.
Một ngày, tôi sang nhà chị họ chơi, tôi không biết chuyện mái tóc của chị lại quan trọng với gia đình cô tôi đến thế. Cô vẫn lấy sữa cho tôi uống, lấy bánh kẹo và trái cây cho tôi ăn. Nhưng rồi trong lúc tôi ăn, cô ngồi bên cạnh vuốt lấy mái tóc tôi và dùng những lời cay nghiệt để mắng tôi và bố, những lời quá sức chịu đựng và quá sâu xa với một cô bé như tôi vào lúc đấy. Thú thật, ngay cả bây giờ, tôi chẳng bao giờ có ý định ganh tị với chị họ cả. Chị ấy đẹp và đáng yêu là lẽ đương nhiên, mọi người đều biết, chị ấy là niềm mơ ước của rất nhiều cô bé-trong đó có cả tôi. Tôi buồn khi bản thân bị chê thậm tệ, nhưng tôi chẳng bao giờ buồn vì chị họ mình được khen nhiều cả. Tôi luôn biết mình có làm gì cũng không bằng chị ấy. Ngay cả việc tôi muốn mình xinh hơn cũng chỉ là muốn xinh hơn bản thân mình chứ chẳng bao giờ mơ tới việc sẽ được đẹp như chị ấy. Từ nhỏ đến lớn, sắc đẹp bao giờ cũng là một điều quá xa xỉ đối với tôi. Tôi chưa bao giờ được sống trong cảm giác của một cô gái xinh đẹp, đi đâu cũng được trầm trồ. Tôi chẳng bao giờ mơ đến cái việc sẽ được ai đó khen mình đẹp, rồi dần tôi cũng chẳng quan tâm đến ngoại hình hay việc người ta nói gì về ngoại hình mình nữa.
Khi bị cô mắng nhiếc, tôi không biết phải xử sự thế nào, chỉ cảm thấy một nỗi tủi thẹn dâng lên trong người. Tôi chỉ biết cúi đầu để cho không ai trông thấy giọt nước mắt đang rơi, rồi cầm chiếc bánh xé nhỏ nó ra từng mảnh vì chẳng biết nên làm gì vào lúc ấy. Tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác lạnh tê người mỗi khi cô vuốt tóc, cô ấy vuốt đến đâu tôi lại lạnh đến đó. Rồi đến lúc không chịu được nữa, tôi đứng dậy và bỏ chạy thật nhanh về nhà của mình. Tôi khóc với mẹ, mẹ chỉ biết ôm tôi vào lòng, tôi thổn thức kể lại cho mẹ nghe mọi chuyện, rồi nước mắt mẹ rưng rưng theo tôi. Có lẽ mẹ trách mình sao không sinh ra tôi là một đứa bé xinh đẹp, mẹ trách gia đình nghèo ăn uống thiếu thốn nên tôi mới gầy đến thế. Dù tôi biết rằng bố mẹ đã cố gắng đến nhường nào để nuôi tôi được ngày hôm nay. Bố mẹ đã bao lần nhịn ăn để anh em tôi no đủ, tôi chẳng mong gì nhiều hơn ở bố mẹ cả, họ đã cho tôi quá nhiều thứ… quá nhiều.
Sau buổi hôm đó, không biết cô tôi đã nói gì với hàng xóm? Chỉ thấy mỗi lần tôi đi ngang họ lại xì xào điều gì đấy, tôi chẳng hiểu gì. Có lần, tôi đang chơi bắn bi với mấy đứa trẻ trong xóm. Viên bi rơi gần chỗ những người lớn đang ngồi, đó là nơi tụ tập quen thuộc của những “bà tám” trong khu phố. Tôi lom khom lại gần đấy nhặt. Tôi khá nhỏ nên khi bò họ không thấy tôi, rồi họ vẫn thản nhiên nói về tôi. Họ nói tôi khôn trước tuổi, nói tôi nham hiểm mới ngần ấy tuổi đầu mà đã biết để ý và ganh tị. Họ tranh cãi xem tính tôi xấu giống ai? Người nói giống bố, người lại nói giống mẹ. Lần nữa, tôi lại khóc như mưa và chạy về nhà, lần này tôi gặp bố ngay cửa. Tôi không nói, bố cũng hiểu, bố không nói gì, chỉ bảo là sẽ dắt tôi đến một nơi.
Đó là một buổi sớm mai tuyệt đẹp, nắng ấm áp chan hoà chứ không gay gắt như buổi trưa. Cái thứ nắng mà tôi chẳng bao giờ tìm thấy ở một nơi nào khác ngoài miền quê thanh bình này. Một thứ nắng đặc trưng của tuổi thơ tôi. Tôi theo sau bố. Đến khi bố dừng lại tôi mới nhận thấy trước mắt tôi là một cánh đồng lúa rộng lớn. Cả không gian nơi đây bao phủ một màu xanh, màu xanh rì của lúa non. Những cánh đồng cứ nối tiếp nhau trải dài. Bố dắt tôi đến một thửa ruộng gần đấy. Bố bảo tôi quan sát kĩ từng cây lúa nơi đây. Có những nơi lúa rất chắc khoẻ và có những nơi lúa rất xấu, rất yếu, bố bảo tôi hãy nhớ thật kĩ những chỗ này.
Rồi đến vụ mùa thu hoạch, bố lại dắt tôi đến cánh đồng hôm nọ, quả nhiên thật bất ngờ, những nơi có lúa xấu lại thu hoạch được nhiều hơn những chỗ lúa tốt. Tôi ngơ ngác nhìn bố đầy thắc mắc, bố liền giải thích:
“Đối với cây lúa bản thân nó đã tốt rồi nên người ta rất lười bón phân, còn đối với những cây lúa xấu người ta chăm chút rất nhiều nên đến ngày thu hoạch, chỗ lúa xấu thường bội thu hơn chỗ lúa tốt”
Tôi không am hiểu về nghề nông, tôi không hiểu bố nói có đúng không. Nhưng tôi chỉ biết rằng bố đã dạy tôi một điều, nếu bản thân mình sinh ra đã không phải là thứ tốt nhất thì mình phải cố gắng làm cho mình tốt hơn, chúng ta sinh ra chỉ là cái nền, tốt hay xấu là do bản thân mình nỗ lực. Tôi nghĩ vậy, thế là tôi ra sức học tập, không những rèn luyện về kiến thức mà tôi còn rèn luyện cả về đạo đức, cách cư xử với mọi người. Mọi người yêu quý tôi hơn không phải vì tôi đẹp mà vì tôi là một cô bé ngoan ngoãn và chăm chỉ.
Khi lớn lên, tôi đạt nhiều thành tích xuất sắc trong học tập nhờ những nỗ lực và những điều bố dạy. Chị họ tôi sau này đã nghĩ học giữa chừng vì một cú shock khi trượt giải hoa khôi của trường. Tôi không hiểu nổi suy nghĩ của chị ấy, có lẽ vì chưa bao giờ tôi là một người đẹp. Chị ấy là một người đẹp, đi đâu chị ấy cũng được khen và yêu quý, chị đẹp nhất khu phố thế nên chị luôn nghĩ mình là người đẹp không ai bằng chị, vì thế khi danh hiệu người đẹp nhất không thuộc về chị với chị là một cú shock không sao tả nổi.
“Chị nghỉ học vì không muốn đối mặt bạn bè. Tại sao một người đẹp như chị lại mang tiếng là thi rớt chứ” -chị giải thích với tôi là như thế.
Rồi một vài năm sau đấy, chị ấy lại nhận thêm một cú shock khi bị người yêu bỏ rơi để chạy theo một cô bé không xinh bằng chị. Chị ấy đã luôn nghĩ rằng quen với chị là niềm tự hào của anh ấy, là ân huệ lớn nhất mà thượng đế mang cho cuộc đời anh ấy, chị không tôn trọng anh, thế là một ngày anh không chịu được nên đã quyết định rời xa chị. Sau cú shock thứ hai, chị quyết định lên xe hoa ở tuổi mười bảy. Chị lấy một người nhà giàu để chứng tỏ cho mọi người và anh bạn trai cũ thấy chị luôn có được tất cả mọi thứ. Nhưng tiếc thay, chồng chị không được như chị nghĩ, nhà giàu nên chẳng biết làm gì chỉ biết “ăn không ngồi rồi”, đến khi bố mẹ chồng chị mất gia đình gặp nhiều khó khăn vì không có người chèo chống, bởi chồng chị là con một, rồi cuộc sống chị ngày một khó khăn. Hai mươi tuổi đã ôm hai đứa con, trong khi bạn chị vẫn đang đeo đuổi con đường học vấn. Chị đã thất bại quá sớm chỉ vì quá tự tin với những thứ thượng đế ban sẵn. Chị làm tôi nhớ đến những cây lúa xanh tốt trên cánh đồng hôm nọ, thất bại của chị là bài học cho rất nhiều người.
Tôi thương chị, chị cũng thương tôi, chị không còn là một cô bé bướng bỉnh như ngày còn nhỏ, chị cũng không còn đẹp như thuở ban đầu. Cô tôi cũng thế, cũng không còn đáng sợ và hay doạ nạt tôi như ngày thơ nữa. Tôi và bố rất thương họ, tôi vẫn đang tiếp tục con đường học vấn. Bố tôi không còn là một thợ cắt tóc nữa, nhưng tôi vẫn rất yêu cái nghề này, vì tôi yêu bố. Bố đã dạy tôi nhiều điều, bố không dạy tôi bằng đòn roi như bao người khác, bố dạy tôi bằng tình thương và tôi cũng đáp lại điều đó. Quá sớm để nói tôi đã thành công hay thất bại, nhưng tôi có thể tự tin nói rằng tôi hài lòng với những gì tôi đã làm. Bố vẫn hay cắt tóc cho tôi, bố bảo rằng sẽ cắt mái tóc này của tôi cho đến cuối đời.
Theo Iblog
Vợ chồng xe ôm hiếm muộn bỗng dưng có con sau khi chồng nhận chở một bà cụ giữa trưa hè
Liên và Hùng kết hôn đến nay đã 6 năm, với từng ấy thời gian thì nhiều cặp vợ chồng đã có hai đứa con kháu khỉnh. Vậy nhưng vợ chồng Hùng không có được may mắn như vậy vì vợ anh tử cung mỏng nên cứ mang thai là bị sảy. Cả hai vợ chồng khao khát có đứa con để vui cửa vui nhà vậy nhưng không nỡ nhìn vợ sảy thai rồi đau khổ nên Hùng quyết định anh đi triệt sản rồi hai vợ chồng ở vậy chăm sóc cho nhau.
- Sao anh lại làm thế chứ? Không có con...là do lỗi của em mà. Anh cứ ly hôn em rồi cưới vợ mới....
- Vớ vẩn, con cái là lộc trời cho. Có thể ông trời thấy thương vợ chồng mình nghèo khổ nên không muốn chúng mình có con. Nhiều người không có con vẫn sống hạnh phúc mà em. Vợ chồng mình nghèo khó nuôi nhau là được rồi. Với lại anh đi triệt sản rồi...nên có lấy vợ mới không đẻ được đâu.
Liên ôm chầm lấy người chồng của mình bật khóc nức nở, cứ thế vợ chồng Liên nương tựa vào nhau. Mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào những cuốc xe ôm của Hùng...dù nhiều khó khăn nhưng Hùng vẫn luôn chăm lo cho người vợ của mình.
Vậy nhưng mấy ngày gần đây thời tiết nóng đỉnh điểm lên đế 41 độ nên Hùng ế khách vô cùng, vì nắng quá nên người ta có muốn đi đâu cũng gọi taxi ngồi điều hòa cho mát. Chứ đi xe ôm thì không khác gì cực hình, ngồi cả ngày không có khách nên ai thuê bưng vác gì Hùng cũng làm để có tiền cho hai vợ chồng mưu sinh.
Thế rồi cho đến một ngày thì hôm đó tầm 12 giờ trưa, dưới cái năng chói chang ai cũng phải tìm đến bóng cây để trú ẩn. Nhưng đúng cái lúc ấy thì Hùng để ý thấy có một bà cụ già tầm hơn 60 tuổi đang đi bộ giữa đường. Thương tình nên Hùng phóng xe lại.
- Bà đi đâu lên xe con chở đi. Chứ nắng nóng thế này người trẻ còn không chịu nổi huống gì là cụ già như bà chứ? Cận thận không khéo lại bị ngất ra đường thì khổ.
- Tôi không đi đâu. Cậu đừng hỏi nữa.
- Con chạy xe ôm thật...nhưng con chở bà không lấy tiền đâu.
Hùng nói mãi nhưng bà cụ vẫn không chịu nghe, mà cứ ôm lấy cái bọc vải. Hùng nghi ngờ bà cụ ăn trộm thứ gì đó nên mới có thái độ như vậy nên anh giật cái túi của bà. Đúng cái lúc ấy thì một đứa bé rơi ra khóc ầm lên...may mà Hùng kịp đỡ nên không đã rơi ra đường.
- Cậu làm cái gì thế hả?
- Con mới cần hỏi bà câu đó chứ? Sao bà lại bế đứa cháu nhỏ này ra đường vào lúc này chứ? Lỡ nó bị làm sao thì nguy hiểm lắm. Bà lên xe con chở vào chỗ mát, không thì cả bà và đứa bé ngất xỉu bây giờ.
Thấy Hùng nói vậy nên bà cụ cũng nghe theo, vậy nhưng thấy bà cụ có vẻ yếu đi nên Hùng chở luôn về nhà mình. Anh giục vợ lấy nước rồi bế đứa bé dỗ dành cho bà cụ..đến khi bà ngủ bình tĩnh lại thì Hùng hỏi.
- Bố mẹ của đứa bé đâu mà bà phải bế nó đi giữa nắng như vậy. Tội nghiệp nó lắm. Bà lại yếu nữa.
- Con bé này là cháu ngoại của tôi. Mẹ nó mất khi vừa sinh ra nó được 3 ngày rồi...thằng con rể của tôi khốn nạn lắm. Con gái tôi chết thì nó đòi gửi con vào trại trẻ mồ côi. Tôi thương cháu nên bế nó đi...vào trại trẻ mồ côi khổ lắm. Giờ đây tôi không biết vào làm sao nữa. Tôi chỉ có một mình đứa con gái thôi...thế mà giờ nó chết rồi....tôi thì già yếu còn sống được bao lâu nữa đâu.
Ảnh minh họa
Nghe bà cụ khóc lóc như vậy thì Hùng nhìn Liên rồi gật đầu ngầm ý hiểu nhau.
- Nếu bà không chê vợ chồng con nghèo...thì có thể cho vợ chồng con được chăm sóc đứa bé này không. Thú thật với bà vợ chồng con cưới nhau đến nay đã 6 năm...nhưng vợ con không thể mang thai được. Chúng con khát khao có đứa con lắm...nên nếu bà đồng ý thì chúng con xin được nhận nuôi đứa trẻ và được đón bà về để chăm sóc như mẹ ruột của mình.
- Nếu vợ chông cháu có thể chăm sóc cho đứa bé này thì còn gì bằng chứ? Xin hai cháu hãy coi nó như con đẻ. Còn về phần ta thì nếu hai cháu đã muốn đón ta về chăm sóc...thì ta sẽ để lại cho 2 cháu 5 tỷ mà ta tiết kiệm được.
- Bà hiểu nhầm rồi...vợ chồng con không làm điều này vì tiền...
- Tôi hiểu. Nhưng vợ chồng cháu xứng đáng vì tấm lòng nhân hậu. Ta cũng không sống được bao lâu nữa...các cháu xem ta như là mẹ vậy thì hãy để bà mẹ này được làm điều mình muốn.
Nói rồi bà cụ trao đứa bé cho Liên bế ẵm, em bé đang khóc tự dung sà vào lòng Liên thì cười tủm tỉm. Nhìn cảnh đó mà vợ chồng Hùng rồi bà cụ cảm thấy hạnh phúc vô cùng...có lẽ từ đây sóng gió sẽ qua đi mà chỉ toàn tiếng cười.
Theo Iblog
Sau chia tay, người ta phải chống chọi với những cơn bão lòng, những nhớ thương Em cũng vậy, sau chia tay em lại phải gắng gượng bước tiếp. Cắt tóc, tô thêm son, mua những bộ quần áo đẹp và cả tiếp tục lao vào guồng quay của cuộc sống. Sau chia tay... Người ta thường hỏi nhau rằng sau chia tay cả hai người từng yêu nhau sẽ như thế nào? Cảm xúc sau chia tay sẽ...