Người theo sát bà Mạnh Vãn Châu được cả Mỹ, Canada và TQ thuê
Bà Mạnh Vãn Châu phải trả tiền cho dịch vụ giám sát của công ty an ninh tư nhân Lions Gate.
Nhân viên an ninh của Lions Gate đồng thời được thuê để theo sát bà Mạnh Vãn Châu và bảo vệ Lãnh sự quán TQ tại Vancouver. Ảnh: SCMP
Báo South China Morning Post ngày 25-1 cho biết nhân viên an ninh được giới chức Mỹ và Canada thuê để giám sát giám đốc tài chính của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei – bà Mạnh Vãn Châu – đồng thời lại là nhân viên bảo vệ Lãnh sự quán Trung Quốc ở Vancouver.
Nhân viên an ninh của Lions Gate (người đeo cà vạt sọc trắng xanh) theo sát bà Mạnh Vãn Châu trong phiên tòa ngày 20-1 ở British Columbia. Ảnh: SCMP
Để đảm bảo bà Mạnh không trốn thoát sau khi bị bắt ở sân bay quốc tế Vancouver, Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã thuê công ty an ninh tư nhân Lions Gate để theo sát bà Mạnh.
Sĩ quan RCMP Peter Lea đã trao đổi với nhân viên liên lạc John Sgroi của FBI và thống nhất thuê công ty an ninh trên để ngăn chặn khả năng Bắc Kinh có thể tổ chức để bà Mạnh trốn thoát qua Lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver.
Video đang HOT
Theo một tiền lệ từng có trong một số trường hợp các nghi phạm giàu có xin tại ngoại, bà Mạnh Vãn Châu phải trả tiền cho dịch vụ giám sát này.
Nhà làm phim Canada Ina Mitchell đã phát hiện ra chính nhân viên an ninh làm nhiệm vụ giám sát bà Mạnh đã xuất hiện trong bộ đồng phục của Lions Gate để bảo vệ an ninh cho Lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver vào cuối tháng trước.
Trả lời bà Mitchell tại Lãnh sự quán TQ tại Vancouver, nhân viên an ninh này cho biết: “Tôi đang làm việc cho bên đó (để giám sát bà Mạnh – PV) hồi đầu tuần, cùng một công ty cho cả hai công việc”.
Nhân viên trên là người đã theo sát bà Mạnh trong suốt phiên tòa của Tòa án tối cao tỉnh British Columbia liên quan đến vụ việc dẫn độ giám đốc tài chính Huawei sang Mỹ.
Công ty Lions Gate đã từ chối tiết lộ các thông tin về khách hàng và về các dịch vụ mà họ được giới chức Mỹ, Canada và Trung Quốc thuê.
Giám đốc Lions Gate Doug Maynard, người trước đó từng là một cựu sĩ quan RCMP, tuyên bố công ty an ninh của ông hoạt động trên “cơ sở phi chính trị” và tuân thủ luật pháp của tỉnh British Columbia và của Canada.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu xuất hiện tại phiên điều trần dẫn độ hôm 20-1. Ảnh: REUTERS
Tháng 12-2018, bà Mạnh Vãn Châu bị RCMP bắt tại sân bay quốc tế Vancouver theo yêu cầu của phía Mỹ. Hành động này được thực hiện dựa vào quy định của hiệp ước dẫn độ giữa hai nước.
Bà Mạnh bị điều tra với cáo buộc đã lừa dối Ngân hàng HSBC về mối quan hệ giữa Huawei với công ty liên kết Skycom của Iran, vi phạm các lệnh cấm vận kinh tế đối với Tehran.
Ngày 20-1, phiên điều trần đầu tiên đã diễn ra. Bà Mạnh bác bỏ tất cả cáo buộc liên quan tới mình.
Trung Quốc chỉ trích việc bắt giữ này là một “sự cố chính trị nghiêm trọng” khi hai nước Mỹ-Canada đã lạm dụng hiệp ước dẫn độ của mình.
VĂN KIẾM
Theo plo.vn
Huawei đề nghị Canada hoãn thủ tục dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu
Người phát ngôn của tập đoàn công nghệ Huawei tin rằng việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ vi phạm tiêu chuẩn của Canada về trạng thái "phạm tội ở cả hai quốc gia"
CFO Huawei Mạnh Vãn Châu. (Ảnh: The Star)
Ngày 20/11, người phát ngôn của tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc), ông Benjamin Howes cho biết các luật sư của tập đoàn này đã nộp đơn đề nghị tòa án Canada lập tức trì hoãn các thủ tục dẫn độ Giám đốc tài chính (CFO) Mạnh Vãn Châu sang Mỹ
Trong một bức thư điện tử, ông Howes nêu rõ Huawei tin rằng việc dẫn độ này vi phạm tiêu chuẩn của Canada về trạng thái "phạm tội ở cả hai quốc gia". Theo tiêu chuẩn này, bà Mạnh Vãn Châu sẽ chỉ phải chịu lệnh dẫn độ khi hành vi phạm tội mà bà bị cáo buộc (vốn dẫn tới lệnh bắt giữ vào cuối năm 2018) phải được cả hai quốc gia xác định là bất hợp pháp.
Các lực lượng chức năng Canada đã bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu tại sân bay quốc tế Vancouver hôm 1/12/2018 theo đề nghị của Mỹ, với cáo buộc gian lận tài chính và lừa đối ngân hàng HSBC về các quan hệ làm ăn tại Iran. Cho đến nay, bà Mạnh Vãn Châu vẫn khẳng định mình vô tội và đang đấu tranh để không bị dẫn độ sang Mỹ.
Huawei lập luận rằng Canada không áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với Iran tại thời điểm các quan chức nước này cho phép thực hiện thủ tục dẫn độ, do đó tiêu chuẩn "phạm tội ở hai quốc gia" đã bị vi phạm. Dự kiến vào ngày 20/1/2020, tòa án Canada sẽ mở phiên xét xử đầu tiên về việc dẫn độ CFO Huawei sang Mỹ./.
Theo Viết Tuân (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Canada bác khả năng 'trao đổi tù nhân' trong vụ dẫn độ lãnh đạo Huawei Thủ tướng Trudeau đã loại bỏ kịch bản can thiệp vào tiến trình xem xét dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ, nơi bà phải đối mặt với cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington đối với Tehran. Hai công dân Canada bị giam giữ. (Nguồn: scmp.com) Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày...