Người thầy thuốc nhân dân – thầy thuốc anh hùng
Ngày 7/1/2013, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, GS.TS Bùi Đức Phú được Chủ tịch nước ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo.
Đỉnh cao của sự lao động sáng tạo ấy, chắc hẳn đó là dấu ấn của ca ghép tim thành công của GS. TS. Bùi Đức Phú và đồng nghiệp tại Bệnh viện Trung ương Huế vào ngày 2/3/2011, góp phần tạo nên một bước đột phá lớn trong lịch sử y học Việt Nam. Ca phẫu thuật ghép tim được tiến hành từ 22h ngày 1/3 và hoàn tất lúc 3h sáng 2/3/2012 đối với bệnh nhân Trần Mậu Đức ở Phú Hội, thành phố Huế. Ca ghép tim này hết sức phức tạp bởi kỹ thuật ghép tim đồng vị trí với hai miệng nối tĩnh mạch chủ này đã tận dụng mô tâm nhĩ lành của quả tim hiến, giúp cải thiện tình trạng loạn nhịp tim cũng như hạn chế máu phụt ngược qua van 2 lá và van 3 lá và đặc biệt phù hợp với độ tuổi còn trẻ của bệnh nhân, phù hợp xu hướng phát triển kỹ thuật mổ ghép tim thế giới.
Sau 5 giờ đồng hồ phẫu thuật, các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế ghép thành công tim cho một nam bệnh nhân 26 tuổi. Đây là ca ghép tim thứ 2 tại Việt Nam và là ca đầu tiên hoàn toàn do các bác sĩ trong nước của Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện. Lúc bấy giờ, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi lẵng hoa chúc mừng, bạn bè các nước trên thế giới Pháp, Mỹ, Úc đã hân hoan chúc mừng dấu ấn lịch sử này.
Thành công có tính đột phá trên là kết quả của một quá trình tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp và công sức nghiên cứu khoa học của GS.TS Bùi Đức Phú cùng đồng nghiệp. Ông đã công bố hơn 50 bài báo khoa học, 9 cuốn sách bao gồm giáo trình và sách chuyên khảo. Trong đó, cuốn “Quy trình kỹ thuật và hệ thống tổ chức trong ghép tim lấy từ người cho chết não” vào năm 2009 của ông đã trở thành tiền đề khoa học quan trọng để hiện thực hóa ước mơ ghép tim từ bấy lâu ở Việt Nam.
GS.TS Bùi Đức Phú (phải) nhận giải thưởng Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực Y Dược năm 2012.
GS.TS Bùi Đức Phú cho biết: Chính ghép tim là cứu cánh cuối cùng, để mở ra cơ hội mới cho đối tượng bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch bị suy tim giai đoạn cuối, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao tuổi thọ cho nhân dân. Thành công này là bước khởi đầu quan trọng để Bệnh viện Trung ương Huế triển khai các ca ghép tim tiếp theo, đồng thời sử dụng thêm các phủ tạng khác của người cho tim (thận, giác mạc, gan, tụy…) để ghép cho những bệnh nhân chờ ghép.
Video đang HOT
Sau này, ca ghép thận cho bệnh nhân Hứa Cẩm Tú (người bị cắt “nhầm” cả 2 quả thận do thận hình móng ngựa tại BVĐK Cần Thơ) đã được Bộ Y tế tin tưởng giao cho Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện cũng khó khăn không kém, khi bệnh nhân phải trải qua thêm 8 lần mổ nhỏ, kéo dài ngày 11/7 đến 18/8/2012. Bởi tình trạng chảy máu khoang sau phúc mạc của chị Tú dai dẳng do rối loạn yếu tố đông máu nên phải mổ lại 8 lần để cầm máu nhiều lần. Đồng thời phải áp dụng phác đồ chống rối loạn đông máu và phác đồ chống thải ghép đặc biệt trên bệnh nhân này. Đây là ca phức tạp trong lịch sử mổ ghép thận và là sự cố y khoa hiếm gặp ở Việt Nam. Nhưng một lần nữa, Bệnh viện Trung ương Huế đã thành công, chị Tú đã trở về với cuộc sống đời thường, dù chi phí cho quá trình điều trị của bệnh nhân lên tới 2,5 tỷ đồng, đều được bệnh viện lo miễn phí.
GS.TS Bùi Đức Phú có lần tâm sự rằng: Có thể nói nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực, tinh thần và đạo đức, được bồi đắp bằng tài năng, sự giáo dục và kinh nghiệm. Nhưng đến một lúc nào đó bạn chỉ tìm thấy hạnh phúc duy nhất trong công việc bạn đang làm, thì thật sự bạn đã được giải phóng khỏi mọi rào cản đời thường với lòng say mê, sự kiên nhẫn, sẵn sàng vượt qua những trở ngại, và hơn tất cả là tình yêu thương với con người. Chính tình yêu nghề đã đưa GS.TS Bùi Đức Phú, từ một bác sĩ phẫu thuật, lên cương vị là Giám đốc bệnh viện hiện nay. Sự nghiệp và thành tích của bản thân ông gắn liền với sự phát triển chuyên ngành phẫu thuật tim mạch, lồng ngực tại Bệnh viện Trung ương Huế và khu vực miền Trung.
Trung tâm tim mạch của Bệnh viện Trung ương Huế hiện có 250 giường bệnh, 6 chuyên khoa với 4 phòng mổ. Trung tâm có đầy đủ các đơn vị thăm dò chức năng, hiện đại vào loại bậc nhất miền Trung với phòng siêu âm tim, phòng điện tâm đồ, phòng trắc nghiệm gắng sức, gây mê hồi sức, cấp cứu và can thiệp tim mạch… Hiện, Trung tâm đã thực hiện phẫu thuật trung và đại phẫu 750-1.000 ca/năm, trong đó 450 ca mổ tim hở/năm phẫu thuật thành công các thương tổn tim bẩm sinh phức tạp có và không có tim ( thông liên thất, nhĩ có tăng áp phổi nặng, tam tứ ngũ chứng Fallot, chuyển vị đại động mạch, các hồi lưu bất thường tĩnh mạch phổi trong và ngoài tim, bệnh còn ống nhĩ thất, Ebstein…).
Đặc biệt, bệnh viện cũng xử lý bệnh tim ở trẻ nhi cân nặng dưới 4kg, các tổn thương đa van có bất thường vòng van hay suy tim nặng, bắc cầu chủ-vành và các bệnh lý dị dạng mạch vành, các u nhầy trong tim phẫu thuật cắt thùy phổi, toàn bộ phổi, bệnh ngoại khoa khí phế quản, cắt u trung thất, phẫu thuật nội soi lồng ngực, điều trị phình, hẹp động mạch chủ bụng cũng như các mạch máu tạng, phẫu thuật điều trị các bệnh lý bẩm sinh và mắc phải động mạch, tĩnh mạch các chi tiếp nhận và điều trị tất cả các cấp cứu lồng ngực tim mạch (chấn thương ngực kín, hở vết thương tim , phổi các chấn thương mạch máu…).
GS.TS, Thầy thuốc nhân dân Bùi Đức Phú sinh năm 1956 tại Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp Đại học Y Huế năm 1981 học nội trú ngoại khoa tại Bệnh viện Việt Đức và Đại học Y khoa Hà Nội, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Y khoa Hà Nội năm 1995. Hai lần tu nghiệp tại Pháp vào các năm 1988-1990, 1997-1998 và đã bảo vệ xuất sắc luận văn lấy bằng chuyên khoa sâu về phẫu thuật tim tại Đại học Rennes và bằng về phẫu thuật nội soi tại Đại học Strasbourg. Từ năm 2010, ông là Chủ tịch Hội Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam. Ông đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2009), Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân (năm 2008), Chiến sĩ thi đua toàn quốc, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác…
Theo Dantri
6 tháng, gần 90 ca tử vong vì tai biến sản khoa
Thống kê của Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) cho thấy, trong số 88 ca tai biến gây tử vong mẹ hoặc con thì chỉ có 28 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh lý sẵn có của sản phụ và trẻ sơ sinh.
60 ca tai biến gây tử vong mẹ hoặc con (hoặc cả mẹ lẫn con) là do những tai biến xảy ra trong quá trình chuyển dạ, sinh nở.
Ngoài ra, trong số 88 ca tử vong, có 10 ca tử vong tại nhà, 14 ca tử vong trên đường chuyển viện, còn lại 64 ca tử vong tại các bệnh viện, cơ sở y tế.
Gia đình bức xúc trước cái chết của sản phụ Hằng tại BV Phụ sản TW
Tuy nhiên, thống kê này không nêu rõ có bao nhiêu tai biến gây tử vong là do lỗi của các bệnh viện, bác sỹ cũng như những tai biến xảy ra thuộc nhóm tai biến nào.
Trên thực tế, khi xảy ra tai biến (không phải do bệnh lý sẵn có của các sản phụ cũng như trẻ sơ sinh), lãnh đạo bệnh viện - nơi để xảy ra tai biến - thường đưa ra nguyên nhân tử vong thuộc nhóm hiếm gặp (như tắc mạch ối, tắc mạch phổi).
Đây là những tai biến có tỷ lệ xuất hiện rất thấp trong sản khoa và có khả năng gây tử vong cao với sản phụ nhưng không hiểu vì sao trong thời gian qua, nguyên nhân này xuất hiện nhiều ở các ca tai biến tại Việt Nam, khiến dư luận đặt câu hỏi về việc liệu có hay không việc ngành y vin vào tai biến hiếm gặp để dễ giải thích với dư luận?
Sau mỗi ca tai biến gây tử vong thường nổ ra cuộc tranh cãi gay gắt giữa bệnh viện với gia đình của bệnh nhân.
Trong khi gia đình bệnh nhân cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong mẹ, con trong quá trình sinh nở là can thiệp chuyên môn không kịp thời và thái độ tắc trách thì tính đến thời điểm này, hầu hết các bệnh viện đều khẳng định làm đúng chuyên môn và trách nhiệm.
Về trường hợp tử vong của sản phụ Nguyễn Thị Hằng (SN 1992, trú tại tổ 5 Văn Nội, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) vào 15h ngày 29/9 tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, ông Nguyễn Duy Khê, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết Bộ đã nhận được thông tin.
Tuy nhiên, tại thời điểm này chưa thể đưa ra nhận định nào vì phải chờ kết quả pháp y của cơ quan chức năng để xác định chính xác nguyên nhân gây tử vong.
Dự kiến trong ngày hôm nay (2/10), lãnh đạo bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ gặp gỡ gia đình sản phụ Nguyễn Thị Hằng để giải quyết những khúc mắc liên quan đến cái chết của sản phụ này.
Theo N. Anh (Vietnamnet)
Ký sinh trùng "ăn não người" gây tử vong: Không phải là amip thông thường Mới đây tại BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh ghi nhận một bệnh nhân tử vong do não đã bị ký sinh trùng amip tấn công và "ăn thịt" các tổ chức tế bào não. Do tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng amip trong cộng đồng nước ta khá cao nên người dân đang vô cùng lo lắng trước thông tin...