Người thầy nhận nuôi 22 bé ở Làng Nủ: Giờ tôi là người “ham sống” nhất!
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang chính thức nhận nuôi 22 bé ở Làng Nủ thoát nạn sau trận lũ quét kinh hoàng.
Sau trận lũ quét kinh hoàng vừa qua, Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng kiêm Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã quyết định nhận nuôi tất cả trẻ em, học sinh may mắn còn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tới năm 18 tuổi.
Theo thông tin trên báo Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie đã rất xúc động khi biết thông tin sự cố nghiêm trọng xảy ra tại thôn Làng Nủ. Thầy Khang cũng đã nhờ nhóm phóng viên đang tác nghiệp tại hiện trường phối hợp Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Bảo Yên và Ủy ban nhân dân xã Phúc Khánh lập danh sách các cháu từ 15 tuổi trở xuống, còn sống sót sau lũ quét ở Làng Nủ.
Thầy Nguyễn Xuân Khang với học sinh (Ảnh: Nguyễn Lâm)
Căn cứ vào danh sách này, thầy Nguyễn Xuân Khang và Trường Marie Curie đã quyết định sẽ nhận cấp dưỡng các cháu ăn học cho đến 18 tuổi bằng cách: Cấp tiền 3 triệu đồng/tháng/cháu, chuyển khoản trực tiếp cho bố mẹ hoặc người đỡ đầu của các cháu.
Chia sẻ thêm trong một phóng sự của báo Thanh niên, sau quyết định nhận nuôi tất cả trẻ em (dù mồ côi hay còn bố mẹ) sống sót sau trận lũ quét lịch sử ở Làng Nủ, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã cử nhóm cán bộ của trường đến Làng Nủ, thăm các gia đình có trẻ em may mắn còn sống sót sau trận lũ kinh hoàng, đến bệnh viện nơi các em đang điều trị, vào từng trường có học sinh Làng Nủ đang học để gửi gắm những chia sẻ, yêu thương từ thầy trò Trường Marie Curie. Đoàn công tác cũng đã khảo sát, lập danh sách các em thoát nạn trong trận lũ quét để đưa vào kế hoạch chăm sóc của ông.
Chiều 1/10, danh sách mà thầy Nguyễn Xuân Khang chờ đợi đã hoàn thành với 22 em, được xếp theo thứ tự tuổi từ nhỏ đến lớn. Hai bé nhỏ nhất đều đang học lớp mẫu giáo 3 tuổi. 3 em lớn tuổi nhất đều đang học lớp 12 tại H.Bảo Yên.
Danh sách của từng đứa trẻ được lập bởi một phiếu khảo sát do cán bộ Trường Marie Curie thực hiện với những thông tin chi tiết, cụ thể.
Video đang HOT
Chia sẻ thêm trên báo Thanh niên, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang nói: “Có đầy đủ, cụ thể và chính xác thông tin cần thiết của các con rồi, tôi chính thức nhận “nuôi” các con từ nay đến hết 18 tuổi, bằng cách mỗi tháng gửi cho mỗi con 3 triệu đồng để ăn học. Dự án bắt đầu từ tháng 10/2024 cho đến năm 2039, 15 năm”.
Theo tính toán của vị lãnh đạo Trường Marie Curie, 15 năm nữa dự án mới có thể kết thúc là vì những bé nhỏ tuổi nhất trong danh sách sẽ tròn 18 tuổi, còn ông thì bước vào tuổi 90. “Bây giờ tôi là người “ ham sống nhứt”! “Ông nội” của 22 bé Làng Nủ mong sống ít nhất 15 năm nữa để thấy tất cả các con trưởng thành”, ông Khang nghẹn lời chia sẻ.
Nhưng ông cũng nói ngay: “Dù “ông nội” phải đi xa thì các con vẫn được ấm no và học hành tử tế như mong muốn của ông khi quyết định nhận nuôi các con. Gia đình ông và Trường Marie Curie sẽ tiếp tục thực hiện tâm nguyện ấy”…
Nhận “nuôi” mỗi đứa trẻ, với nhà giáo Nguyễn Xuân Khang không chỉ là mỗi tháng gửi cho các con một khoản tiền đủ trang trải cho việc ăn học mà còn theo dõi và kịp thời hỗ trợ trong suốt quá trình các con lớn lên. Bởi vậy, danh sách không chỉ có tên tuổi, trường lớp, thông tin người thân, người bảo trợ… của mỗi đứa trẻ mà còn có tên và thông tin liên lạc của giáo viên chủ nhiệm của các em.
Liên quan đến “Dự án nuôi trẻ em Làng Nủ sống sót sau lũ quét”, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang từng chia sẻ trên báo Người lao động rằng, thầy cũng giữ nguyên tắc khi thực hiện dự án này, đó là: không vận động và không nhận đóng góp của bất cứ ai, trong và ngoài nhà trường.
Được biết, trong số 22 em bé Làng Nủ được thầy Khang nhận nuôi có cậu học sinh Nguyễn Văn Hành, người đầu tiên được ông nhận nuôi ngay từ tháng 9. Trong lúc chờ có danh sách trẻ em dưới 15 tuổi còn sống sót và nơi ở mới cho bà con Làng Nủ, thầy Khang tình cờ xem phóng sự về học sinh Nguyễn Văn Hành (lớp 12 Trường THPT số 1 Bảo Yên, huyện Bảo Yên) chỉ còn lại một mình sau trận lũ quét qua thôn Làng Nủ.
Nghe Hành nói: “Có lẽ em phải bỏ học để kiếm sống”, thầy Khang lập tức tìm cách liên lạc với cô giáo của em, nhờ cô khuyên Hành tiếp tục học hết lớp 12 và có thể học lên nữa, thầy sẽ nuôi em ăn học.
“Em Hành mất bố, nay lũ quét lấy đi người mẹ. Không gì bù đắp được tổn thất tinh thần. Nhưng giúp em tiếp tục học tập thì thầy Khang làm được” – thầy Khang chia sẻ trên báo Người lao động.
Việc kết nối cho Hành nói chuyện trực tiếp với thầy Khang được thực hiện nhanh nhất có thể và trong cuộc điện thoại nghẹn ngào ấy, thầy xin nhận Hành làm cháu nội, động viên cháu cố gắng lên và “cần gì cứ nói với ông”.
Khi nghe cô giáo của em nói em sẽ được đón về ký túc xá của trường và “chỉ cần có 3 triệu đồng mỗi tháng là thoải mái chi tiêu rồi ạ”, thầy chốt ngay mỗi tháng sẽ cho Hành 3 triệu đồng.
Khi Hành vừa được cô giáo mở giúp tài khoản, thầy Khang đã chuyển ngay số tiền sinh hoạt phí tháng 9 – tháng đầu tiên nhận nuôi Hành, cùng với một khoản tiền nhờ cô mua cho Hành một chiếc điện thoại để thi thoảng ông cháu trò chuyện.
“Dự án nuôi trẻ em Làng Nủ sống sót sau lũ quét” của thầy Khang gây xúc động mạnh trong dư luận, nhiều người gửi lời tri ân cũng như sự biết ơn khi thầy đã nhận nuôi và hỗ trợ các em để tiếp tục đến trường.
Anh Hoàng Văn Thới gửi tặng mỗi bé mầm non Làng Nủ 1 triệu đồng: "Học thay phần con chú nghe chưa"
Anh Hoàng Văn Thới tìm đến trường mầm non mà con anh từng theo học để tặng cho các cháu những món quà động viên sau trận bão lũ kinh hoàng vừa qua.
Trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai) vào sáng 10/9 gây hậu quả nặng nề, vùi lấp toàn bộ thôn. Đến bây giờ, những người may mắn sống ót sau trận lũ quét kinh hoàng cũng đang từng ngày tái thiết lại cuộc sống. Thế nhưng mỗi khi nhắc đến những người không may bị vùi lấp hay đang mất tích thì ai nấy đều nghẹn ngào.
Ngôi làng bình yên ngày nào đến nay chỉ còn lại một bãi đất trống. Chẳng ai nghĩ biến cố lũ quét Làng Nủ sẽ xảy đến. Có những người đã mất đi cả gia đình, vợ con trong buổi sáng định mệnh ấy.
Gần 1 tháng kể từ khi xảy ra trận lũ quét kinh hoàng, anh Hoàng Văn Thới (32 tuổi) - người sống sót duy nhất trong gia đình 6 người ở Làng Nủ có lẽ vẫn chưa thể nguôi ngoai nỗi đau. Trận lũ quét đêm 10/9 đã cướp đi tất cả những người thân yêu của anh chỉ trong tích tắc. Mãi đến ngày 22/9, sau hơn 12 ngày tìm kiếm không ngừng nghỉ, xác cháu L. - con trai anh, cũng là thành viên cuối cùng của gia đình - mới được tìm thấy.
Suốt những ngày vừa qua, hình ảnh người đàn ông từng là trụ cột gia đình lặng lẽ, thất thần ngồi một góc khiến ai nhìn thấy cũng phải xót .
Anh Hoàng Văn Thới tìm đến trường mầm non con từng theo học để tặng cho các cháu những món quà động viên
Mất vợ con nhưng cố nén nỗi đau, mới đây anh Hoàng Văn Thới tìm đến trường mầm non con từng theo học để tặng cho các cháu những món quà động viên sau trận bão lũ kinh hoàng vừa qua. Theo những thầy cô trong trường cho biết, anh gửi tặng mỗi bé 1 triệu đồng. Đây cũng là một cách anh ấy đền đáp tấm lòng của mọi người đã giúp đỡ anh.
Có lẽ đây cũng là lần hiếm hoi mọi người thấy anh Thới nở nụ cười, vừa trao qua đến từng tay các bé, anh Thới nhắn nhủ, "Học thay phần con chú nghe chưa...". Chỉ bấy nhiêu thôi những đã khiến những người chứng kiến phải rưng rưng nghẹn ngào.
Anh Thới bật khóc khi biết mẹ, vợ và các con đã ra đi.
Ngay sau khi đoạn clip trên được chia sẻ, nhiều cư dân mạng đã để lại những lời động viên anh Thới, mong anh vững vàng để vượt qua nỗi mất mát này để tiếp tục cuộc sống.
"Gạt nước mắt để nuôi dưỡng những mầm non của tương lai. Nói thật là xem những video về anh rất xúc động. Từ những ngày bơ cho đến khi bản thân đã cố gắng mạnh mẽ trở lại.... Mong là cuộc đời sẽ nhẹ nhàng với anh hơn sau những gì anh đã trải qua. Hạnh phúc đôi khi chúng ta biết quý trọng và gìn giữ một kỉ niệm gì đó bằng tấm lòng. Chúc anh mạnh khoẻ và bình an", bạn A.L chia sẻ.
"Tận cũng của nỗi đau, mong anh có thể kiên cường, nghị lực vượt qua nỗi đau này. Nếu như anh có thể đọc tất cả những an ủi của mọi người dành cho anh, có thể không làm anh bớt đi nỗi buồn nhưng hi vọng sẽ làm dịu lại những nỗi đau trong đời anh", một bạn khác chia sẻ.
Thiếu niên Làng Nủ lặng người khi nhận bức ảnh phục dựng gia đình đầy đủ Một năm sau khi bố qua đời vì ung thư, em Hành lại mất mẹ vì trận lũ quét kinh hoàng ở thôn Làng Nủ. Em mơ ước có một tấm ảnh đầy đủ bố mẹ treo trong nhà làm kỷ niệm và ước mơ ấy đã thành hiện thực. "Nhớ mẹ" Trong trận lũ quét kinh hoàng ở thôn Làng Nủ (xã...