Người thầy đầu tiên
Mãi mãi trong tim mình, ba vẫn là người thầy đầu tiên. Nhắm mắt lại, không thể tin là thời gian trôi nhanh đến vậy. Mấy chục năm gắn với viên phấn, bục giảng, giờ ba mình đã sắp “hạ cánh an toàn”, không nhà lầu, xe hơi, không tiền vàng gởi ngân hàng. Nghề giáo nghèo mà sang, ba mình vẫn nói vậy
Ngày ba về hưu, những vật dụng của ba đều có thể mang ra “đấu giá” đồ cổ: chiếc xe gắn máy có từ thuở mình mới lon ton cắp sách đến trường, đã “thồ” mình suốt mười mấy năm đèn sách. Mẹ từng bảo đổi xe để ba chạy cho “oách” hơn, nhưng ba lắc đầu, bảo đi xe này để khỏi ai nhìn nhầm mình.
Chiếc điện thoại Nokia (đời gì thì mình chịu) cũng có lịch sử khá lâu đời, người ta đã không còn sản xuất dòng này lâu lắm rồi. Giờ thỉnh thoảng nó cũng hư loa, chạm pin, nhưng nói chung vẫn xài tốt và tất nhiên, ba vẫn trung thành với “em” này, dù nhiều học sinh cũ muốn tặng ba một chiếc khác tốt hơn.
Còn mình thì nghĩ, mấy chục năm “lăn lộn” với nghề, ba vẫn giữ được cho mình sự giản dị, nhẹ nhàng trong tâm hồn, vậy là đủ rồi. (ảnh minh họa)
Thỉnh thoảng đâu đó, có những người gặp ba mình và “chào thầy”. Mình thấy tóc họ đã chấm bạc, con cái đề huề, sự nghiệp vững vàng, mới nhận ra là ba mình không còn trẻ nữa. Học sinh cũ gặp ba, tay bắt mặt mừng: “Thầy vẫn trẻ trung phong độ như ngày nào”, ba vui lắm. Làm nghề giáo, chỉ cần học trò cũ nhớ đến mình, đã là món quà thật quý giá.
Video đang HOT
Mẹ bảo, thấy ba sắp “về vườn” mà nhẹ lòng, làm giáo viên thời nay “nguy hiểm” quá, chỉ cần một chút sơ sẩy là có thể bị phụ huynh kiện tụng, đăng báo… Đọc báo còn thấy học sinh rượt đánh cả thầy… Nói là nói vậy nhưng mẹ lại nghĩ, ba về hưu, bạn bè, đồng nghiệp bận rộn sẽ ít lui tới, vắng tiếng trống trường, bục giảng, chắc ba sẽ buồn… Cái nghề nó đã ăn vào trong máu thịt, không dễ ngày một, ngày hai có thể quên được.
Còn mình thì nghĩ, mấy chục năm “lăn lộn” với nghề, ba vẫn giữ được cho mình sự giản dị, nhẹ nhàng trong tâm hồn, vậy là đủ rồi. Nhờ có quãng thời gian đẹp đẽ đó, những ngày tuổi già, ba có thể sống thanh thản, không nuối tiếc, dằn vặt điều gì.
Rồi sẽ có người nhớ, người quên, rồi sẽ có những mùa tựu trường mới, mà người đánh tiếng trống đầu tiên không còn là ba nữa… Nhưng, mãi mãi trong tim mình, ba vẫn là người thầy đầu tiên.
Theo Eva
Chuyện 'cái phong bì' ngày 20-11
Chị tôi có đứa con đầu lòng học lớp 9, đứa nhỏ mới học lớp 1, mấy ngày hôm nay lúc nào cũng chỉ nói chuyện "phong bì"...
Câu chuyện &'cái phong bì' đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi, thậm chí làm nhức đầu nhiều người. Xung quanh câu chuyện ấy, có quá nhiều vấn đề cần bàn cãi. Tuy nhiên, hôm nay, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi chỉ xin kể lại câu chuyện rất thật, của chính nhà tôi.
Chị tôi có đứa con đầu lòng học lớp 9, đứa nhỏ mới học lớp 1 ở Hà Nội, mấy ngày hôm nay lúc nào cũng chỉ nói chuyện "phong bì"...
Với đứa nhỏ, có mỗi một cô giáo chủ nhiệm, thì suốt cả tuần trước, chị cứ thậm thụt hỏi han các phụ huynh khác "đi bao nhiêu", cuối cùng về chị "chốt hạ" với chồng: "Em hỏi rồi, đa số các mẹ đều đi 1 triệu! Con mình còn nhỏ, vừa mới chập chững đến trường, phải "đầu tư" cho con được bằng chúng bằng bạn".
Chị tôi có đứa con đầu lòng học lớp 9, đứa nhỏ mới học lớp 1 ở Hà Nội, mấy ngày hôm nay lúc nào cũng chỉ nói chuyện "phong bì"... (ảnh minh họa)
Còn đứa lớn, chị làm phong bì riêng cho cô chủ nhiệm ("nặng" hơn hẳn so với các giáo viên bộ môn) và lựa chọn 3 trong số gần chục giáo viên môn "thứ chính" khác để làm phong bì "hỏi thăm". Nhìn chị lên danh sách, gạch gạch, xóa xóa, rồi cộng trừ... mặt cứ... đần đần... tôi ngao ngán lắm...
Chị thở dài, ngồi "đếm cua trong lỗ":
- Dì ạ, giả dụ mỗi phụ huynh phong bì 1 triệu như tôi, thì cô giáo lớp thằng Tí nhận những ... 60 triệu đồng nhân ngày 20/11 à?
- Làm gì mà nhiều thế! Chắc không phải nhà nào cũng đi 1 triệu đâu!
- Ừ thì cứ cho là 50% đi 1 triệu, còn lại đi 500 nghìn thôi vậy, thế thì cũng được... 45 triệu à?"
- Ôi giời ôi, chị đi bao nhiêu thì đi, cứ ngồi đó mà à với ơi!
- Khổ quá, hỏi được mấy mẹ phụ huynh thì toàn đi thế nên mình đành theo, chứ xót lắm chứ! Mình không cố thì có khi con mình lại không được cô quan tâm mất... Nhưng mà nếu như thế này thì quả là các cô... &'làm giàu không khó' dì nhỉ!
Tôi tỉ tê ngồi phân tích, chị đi thế đã là nhiều với điều kiện của chị, nhưng người khác có điều kiện hơn thì lại đi hơn. Và như thế, chắc gì con chị được chú ý... Mình không đua nổi những người giàu. Họ có tiền, muốn đưa phong bì bao nhiêu chả được. Còn mình, chỉ nên tặng bó hoa, hoặc thay con cái chúc mừng thầy cô nhân ngày 20-11 mà thôi. Tôi nói thật, tôi chỉ được nghe người ta nói về việc bố mẹ không "phong bì" thì con bị đì, chứ tận mắt chứng kiến thì chưa bao giờ... Có khi các thày cô toàn bị đổ tiếng ác...
Chúc mừng các thầy cô nhân ngày 20-11 (ảnh minh họa)
Thật ra, cái chuyện phong bì có lẽ cũng do tự các bậc phụ huynh vẽ ra, rồi lại nói cô giáo, thầy giáo cũng &'ăn tiền' của học sinh như thường. Người ta tự mang đồng tiền ra để cân đong, đo đếm sự kính trọng của mình với người khác. Các bậc phụ huynh không biết rằng, chính việc làm đó đã vô tình làm hại con mình, khiến con trẻ phụ thuộc vào cha mẹ, vào đồng tiền ngay từ khi còn nhỏ, tạo cho trẻ suy nghĩ xấu khi chưa trưởng thành.
Gia đình giàu có thì đua nhau quà cáp. Quà càng to thì càng hi vọng con mình được quan tâm, được chăm sóc tốt hơn. Thế nên họ cứ đua nhau làm thế. Họ có hiểu rằng, chính họ mới là nguyên nhân tạo nên &'thói hư tật xấu này' nên đừng than thân, trách phận hay trách cứ người khác.
Tiền thì bao giờ cũng quý, ai cũng cần. Nhưng không phải ai cũng sống vì tiền trên hết và cứ thấy tiền là hoa mắt. Nghề giáo hàng nghìn năm nay vốn được xã hội kính trọng, hẳn cũng vì sự hữu ích của nó và tư cách của những người làm nghề đó tạo nên. Tôi nghĩ, với các thày cô cũng như bao giới chức, ngành nghề khác trong xã hội, hãy đối đãi với nhau bằng sự chân thành, ắt bạn sẽ nhận được sự chân thành mà không nhất thiết phải là quà to, phong bì nặng!
Ngày 20-11, hãy thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô bằng những bó hoa tươi thắm và những lời chúc mừng chân thành nhất. Đó là cách tốt nhất để thể hiện tấm lòng của học trò với các bậc thầy cô.
Theo Eva
Gặp thầy giáo 'chính nghĩa' của sinh viên ĐH Luật Có những "status" vài trăm lượt "like", có cả đội "cổ động viên" hò reo, chúc mừng trong lễ tuyên dương "Nhà giáo trẻ tiêu biểu", thầy Võ Trung Tín được yêu mến vì nhiều điều, như hay làm việc nghĩa... Hot boy trên mạng và trong trường Thạc sĩ Võ Trung Tín năm năm liên tiếp nhận danh hiệu "Nhà giáo trẻ...