Người ‘thắp lửa’ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh ở xứ Quảng
Cán bộ chiến sĩ của Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (XDPTBVANTQ) Công an tỉnh Quảng Nam đóng vai trò là những người “thắp lửa” cho phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong đó, điển hình là Thiếu tá Đoàn Viết Kim-Phó Đội trưởng.
Thiếu tá Đoàn Viết Kim trong buổi tuyên truyền.
Mô hình “2 giữ”
Tính đến nay, Thiếu tá Kim đã có gần 10 năm công tác tại Phòng XDPTBVANTQ. Ngay những ngày đầu nhận nhiệm vụ công tác tại Phòng, anh đã trải qua không ít khó khăn, thách thức khi phải suy nghĩ làm thế nào để đổi mới các mô hình tự quản về ANTT.
Tuy nhiên, với lòng yêu nghề, nhiệt huyết, anh và đồng đội đã bám sát yêu cầu, chủ trương của Ngành và tình hình thực tế của từng địa phương để tham mưu các cấp xây dựng mô hình phù hợp. Năm 2016, mô hình “2 giữ về ANTT” bao gồm giữ người và giữ tài sản ra đời là một trong những suy nghĩ sáng tạo của thiếu tá Kim.
“Những năm gần đây, tội phạm xâm phạm sở hữu ngày càng nhiều. Trong đó, có nhiều vụ do người dân sơ hở, chủ quan nên đối tượng dễ dàng gây án trót lọt. Trước tình hình đó, tôi đã tham mưu lãnh đạo xây dựng mô hình “2 giữ” để người dân nâng cao ý thức cảnh giác, không tạo điều kiện cho đối tượng xấu phạm tội”.
Được triển khai năm 2014, đến nay mô hình “2 giữ” đã nhân rộng hầu hết các khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp nhà trường trên địa bàn tỉnh. Nhờ mô hình này, các vụ trộm cắp đã giảm đáng kể. Cũng chính vì kết quả tích cực này mà năm 2017, mô hình “2 giữ” của tỉnh đã được Cục Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ (Bộ Công an) nhân rộng trên toàn quốc.
Khi được hỏi về công việc của Thiếu tá Kim, Đại tá Lê Hoài Nam-Trưởng Phòng XDPTTDBVANTQ Công an tỉnh Quảng Nam cho hay, đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020″ là do Thiếu tá Kim đầu tư nghiên cứu và tham mưu cho các cấp lãnh đạo triển khai trên địa bàn tỉnh.
Video đang HOT
Với đề án này, Công an tỉnh đã đổi mới biện pháp, phương thức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và xây dựng nhiều mô hình tự quản về ANTT chất lượng. Qua thực hiện đề án này, các cấp chính quyền đã quan tâm sâu sắc đến phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và tạo nguồn kinh phí phù hợp cho phong trào này phát triển.
Ăn ngủ cùng dân
Ngoài làm “cánh tay” đắc lực cho lãnh đạo trong việc lập kế hoạch, xây dựng những mô hình mới, thiếu tá Kim còn thường xuyên đi cơ sở, bám nắm địa bàn, trực tiếp nói chuyện cùng bà con để hiểu rõ phong tục, tập quán và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ những khó khăn, vấn đề vướng mắc của bà con trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Đây cũng chính là nền tảng để người chiến sĩ công an thực hiện tốt công tác dân vận, “thắp lửa” phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc. Cũng chính vì gần gũi, sâu sát với dân nên những bài tuyên truyền, vận động của thiếu tá Kim được người dân lĩnh thụ sâu sắc.
Bà Nguyễn Thị Hương (xã Quế Xuân 1, Quế Sơn, Quảng Nam) chia sẻ: “Tôi đã nghe cán bộ Kim giảng bài, vận động nhiều lần và câu chuyện nào, bài học nào cán bộ Kim nói cũng dễ hiểu, bổ ích”.
Chia sẻ về công việc của mình, thiếu tá Kim cho hay, thực tế hiện nay, các loại tội phạm rất nguy hiểm, xảo quyệt, thủ đoạn hoạt động cũng rất tinh vi. Trước tình hình này, cán bộ, chiến sĩ làm công tác dân vận phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, thường xuyên thay đổi phương thức tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, đến tận nhà người dân để vận động bà con về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tránh bị kẻ xấu dụ dỗ, lợi dụng làm điều xấu.
Còn Đại tá Lê Hoài Nam thì nhận xét: Đồng chí Đoàn Viết Kim là một trong những cán bộ có năng lực, trách nhiệm của đơn vị. Những năm qua, đồng chí luôn tiên phong trong những nhiệm vụ khó khăn. Với bản lĩnh, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ngoài công việc chuyên môn, đồng chí Kim còn viết bài tuyên truyền nhân rộng các mô hình, cá nhân tiên tiến và tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt đã 11 lần hiến máu nhân đạo.
Với những nỗ lực và thành tích đã đạt được, những năm qua, Thiếu tá Đoàn Viết Kim đã vinh dự được Bộ Công an, UBND tỉnh, Giám đốc tặng nhiều Bằng khen, giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có 1.726 mô hình tự phòng, tự quản ở khu dân cư với nhiều tên gọi như: “3 an toàn về ANTT”, “Tổ hòa giải”, “Tổ ANND”, “Câu lạc bộ phổ biến pháp luật”, “Khu dân cư đảm bảo an toàn giao thông”, “Tổ hộ an toàn”, “Đội dân phòng, “Hội đồng tự quản về ANTT”, “Tổ tự quản về ANTT”…
Từ năm 2015 đến nay, các mô hình tự quản đã tổ chức 93.329 đợt tuần tra, canh gác, bảo vệ địa bàn; đã phát hiện, giải tán 1.967 vụ thanh niên tụ tập gây mất ANTT, tiêm chích , bắt 1.534 đối tượng giao Công an xã, phường, thị trấn xử lý; cung cấp 1.864 nguồn tin có giá trị giúp cơ quan Công an điều tra làm rõ các vụ phạm pháp hình sự; tham gia bảo vệ hiện trường 1.327 vụ án hình sự và tai nạn giao thông; tham gia phòng cháy chữa cháy 148 đợt, phòng chống bão lụt 339 đợt; cấp cứu 157 người bị thương do tai nạn giao thông, cứu sống 02 người bị lũ cuốn trôi…
Theo baophapluat
Thả nổi đào tạo nhân lực công tác xã hội
Có nhiều vấn đề nghịch lý về chất lượng đào tạo và sử dụng nhân lực ngành công tác xã hội ở các trường đại học hiện nay.
Nhiều vấn đề đặt ra trong việc đào tạo nhân lực ngành công tác xã hội hiện nay - ẢNH: HÀ ÁNH
Cơ sở đào tạo nhiều hơn cả châu Phi
Tại hội thảo khoa học "Công tác xã hội, nhu cầu nhân lực và vấn đề đào tạo công tác xã hội viên" do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức ngày 9.10, thạc sĩ Lê Chí An, Chủ tịch CLB Công tác xã hội (CTXH) TP.HCM, cho rằng chỉ từ 2 trường trước năm 1975 có đào tạo ngành này, đến nay cơ sở đào tạo đã nở rộ với hơn 50 đơn vị trong cả nước. Con số này nhiều hơn số lượng trường về lĩnh vực này của toàn châu Phi cộng lại.
Thạc sĩ An nhấn mạnh: "Số cơ sở đào tạo không ngừng được mở ra trong khi giảng viên không đáp ứng về các tiêu chí như năng lực, sự tận tâm, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp... Một số nơi xu hướng mở ngành theo ý muốn chủ quan của cấp trên, của địa phương vừa để có tiếng vừa có kinh tế. Chất lượng các khóa học hệ đào tạo từ xa và vừa làm vừa học cũng cần xem xét, thậm chí chất lượng đào tạo sau ĐH ở một số nơi cũng là dấu hỏi".
Ông An phân tích thêm: "Thực tế đào tạo CTXH ở nước ta hết sức đa dạng nhưng thiếu tổ chức nề nếp. Sự nở rộ các cơ sở đào tạo bậc ĐH, CĐ dẫn đến tình trạng chất lượng đào tạo bị thả nổi. Vì vậy, cần có một tổ chức thẩm định chương trình và chất lượng đào tạo. Lưu ý là hiện tại nhu cầu học CTXH ở các địa phương đã bão hòa do hàng loạt trường ra sức thu hút đầu vào". Từ thực tế này, thạc sĩ An cho rằng cần quy hoạch lại mạng lưới các trường đào tạo CTXH theo hướng giảm bớt số lượng, nâng cao chất lượng.
Bà Nguyễn Thụy Diễm Hương, Trường ĐH Mở TP.HCM, cho rằng trình độ ngoại ngữ của nhiều giảng viên CTXH còn hạn chế nên việc tiếp cận tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài và đào sâu kiến thức gặp nhiều khó khăn.
Sinh viên loay hoay tìm việc
Thạc sĩ Lê Chí An cho biết theo mục tiêu Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020, nhu cầu nhân lực trong ngành LĐ-TB-XH giai đoạn 2010 - 2020 là tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho 60.000 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH.
Tuy nhiên theo ông An, những người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đào tạo này tỏ ra hết sức lo âu, trăn trở khi hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường phải loay hoay tìm việc và phải làm công việc không đúng chuyên ngành đã đào tạo. Một số rất ít được tuyển dụng vào các vị trí trong ngành nhưng chưa phát huy chuyên môn, còn đại đa số tự thân vận động.
Trong khi đó, bà Lê Thị Ngân, Giám đốc Trung tâm bảo trợ Thảo Đàn, nhìn nhận: "Khi đến thực hành có những sinh viên chưa hiểu rõ để áp dụng lý thuyết vào thực hành. Kiến thức và kỹ năng mềm chưa được trang bị, ví dụ như luật trẻ em, tâm lý trẻ em...".
Sinh viên chưa hiểu rõ về nghề khi chọn ngành học
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thực hiện khảo sát với 137 sinh viên năm nhất ngành CTXH năm học 2017 - 2018 của 3 trường ĐH (Sư phạm, Mở, Khoa học xã hội và nhân văn). Hầu hết sinh viên chưa thực sự hiểu rõ về ngành khi quyết định chọn ngành này nên có một số bỏ học vì không hứng thú và cảm thấy không phù hợp.
TP.HCM: thu nhập 8 - 10 triệu đồng/tháng
Riêng tại TP.HCM, ông Phạm Đình Nghinh, Giám đốc Trung tâm CTXH trẻ em (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), cho biết cơ hội việc làm vẫn rộng lớn với sinh viên các ngành CTXH và xã hội học, ví dụ các vị trí: cán bộ trẻ em, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo, chính sách người có công... Ngoài các trung tâm bảo trợ xã hội của TP, sinh viên có thể làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, 50 - 60 cơ sở bảo trợ ngoài công lập và nhiều tổ chức an sinh xã hội khác. "Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thu nhập trung bình từ 8 - 10 triệu đồng/tháng. So ra với hệ số bảng lương các ngành nghề khác thì có thể thấy khá cao", ông Nghinh khẳng định.
Theo thanhnien
Từ cuộc chia tay trong sân trường Trần Đại Nghĩa "Mấy ngày nay, Sài Gòn mưa rất nhiều, sân trường Trần Chuyên lúc nào cũng ướt đẫm. Và rồi hôm nay, mưa rơi ở Trần Chuyên (cách học sinh gọi Trường chuyên Trần Đại Nghĩa) - cơn mưa ngoài trời, cơn mưa trong lòng tất cả những học sinh, cựu học sinh, giáo viên, công nhân viên dưới mái trường Trần Đại Nghĩa...