Người thành phố nên học nhà quê!
Chị nghĩ gì, nếu như tôi cũng khẳng định với chị và độc giả rằng, những người thành phố đều giựt chồng và thấp hèn như nhau…
Đâu phải chỉ có người nhà quê mới biết giựt chồng?
Chị Mai Hà thân mến!
Tôi không phải là người có “đẳng cấp” như chị. Tôi cũng chỉ sinh ra từ một vùng quê yên bình. Giống như những vùng quê khác trên đất nước Việt Nam, quê tôi cũng nghèo lắm. Nhưng người dân vẫn sống với nhau bằng thái độ rất hiền lành và thật thà.
Tôi hiểu chị đau đớn như thế nào khi biết người chồng đầu gối tay ấp với mình lại bỏ đi theo một người đàn bà khác. Vì không giấu gì chị, tôi cũng là một người phụ nữ bị chồng phản bội.
Chồng tôi và tôi cùng quê. Do điều kiện kinh tế ở quê tôi khó khăn, đồng lương của một công chức quèn không đủ sống, nên chồng tôi đã quyết định từ bỏ công việc để ra thành phố làm cai xây dựng công trình với hy vọng ổn định kinh tế để con cái yên tâm học hành.
Video đang HOT
Nhưng thật trớ trêu, lúc kinh tế trở nên khá giả, cũng là lúc người đàn ông ấy đã không còn thuộc về tôi nữa. Anh ta cặp kè với một cô gái người Hà Nội và đang là sinh viên. Mới đầu họ còn giấu giếm, sau đó một thời gian thì công khai đưa nhau về quê tôi để giới thiệu với bạn bè, gia đình. Cô ta thậm chí còn không biết cách lịch sự tối thiểu là chào hỏi tôi- chủ nhà khi đến nhà, vậy mà chồng tôi vẫn hết lời khen ngợi và yêu chiều cô ta.
Tôi cũng không biết người thành phố các anh chị cao sang và thanh lịch như thế nào, nhưng có một điều dễ dàng nhận thấy rằng, những người dân quê tôi ra thành phố sống đều đổ đốn và không còn giữ được hồn cốt của con người. Thay vào đó là sự khôn lỏi, lừa lọc và có một lối sống không đoàng hoàng.
Giống như chồng tôi, anh ta sau vài năm ra thành phố làm ăn thì đã biến thành một người đàn ông hoàn toàn khác, bồ bịch và vô trách nhiệm với vợ con. Còn nhiều người đàn ông khác ở quê tôi cũng như thế lắm, và những người phụ nữ quê mùa chúng tôi vẫn phải một mình nuôi dạy con cái để chồng đi nuôi bồ.
Và người quyến rũ chồng chúng tôi lại không phải là những cô gái quê mùa, mà lại chính là những cô gái thành phố, trẻ trung, xinh đẹp và có học thức đoàng hoàng. Chị nghĩ gì, nếu như tôi cũng khẳng định với chị và độc giả rằng, những người thành phố đều giựt chồng và thấp hèn như nhau?. Như vậy có chạm vào lòng tự ái của chị và rất nhiều người đang tự nhận mình là người “thanh lịch” hay không?.
Nhưng tôi sẽ không làm như chị đâu. Bởi người nhà quê chúng tôi vẫn bảo với nhau rằng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” rồi “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”… nên không thể hồ đồ, phát biểu lung tung, để nói xong người ta chửi lại vào mặt mình được.
Chúng tôi ngu dốt và chẳng thanh lịch tẹo nào đâu, nhưng chúng tôi biết tôn trọng người khác bằng cách cân nhắc từng câu nói chị Mai Hà ạ. Tôi nghĩ, chị và những người đang ủng hộ chị nên học những người nhà quê chúng tôi để hoàn thiện chính mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Làm sao để sống với chồng là người đồng tính
Anh thấy sợ khi phải chạm tay vào người tôi. Anh còn cho tôi xem những tin nhắn yêu thương của anh và cậu đồng nghiệp gửi hàng đêm.
Sau khi bài viết "Kết cục buồn của hôn nhân đồng tính" được đăng tải, Ngôi Sao đã nhận được thư tâm sự của những độc giả chung cảnh ngộ. Trong đó, có một lá thư của một độc giả nữ giấu tên chia sẻ: Chị là vợ của một người đồng tính và hiện tại, cuộc hôn nhân của họ đang đứng trước nguy cơ tan vỡ. Nội dung bức thư của chị như sau:
"Tôi đã kết hôn được ba năm và có một bé trai gần một tuổi. Trong suốt ba năm chung sống, mọi việc gia đình gần như chỉ mình tôi lo lắng. Còn anh thì luôn thờ ơ, lạnh nhạt. Chưa bao giờ anh chủ động tâm sự hay sẻ chia với tôi. Mọi thứ anh làm như thể là trách nhiệm, ngay cả chuyện ân ái vợ chồng cũng vậy. Tôi không cảm nhận được hạnh phúc gia đình thực sự và có cảm giác anh cũng vậy.
Đột nhiên, tháng trước anh viết đơn ly hôn và yêu cầu tôi ký. Nhưng điều làm tôi sốc hơn nữa là anh thú nhận với tôi một sự thật được giấu giếm suốt 3 năm nay. Anh bảo không yêu tôi. Anh lấy tôi vì bố mẹ muốn thế. Thời gian đầu, anh cũng cố gắng để có được cảm xúc bên tôi nhưng càng cố càng không có kết quả. Bây giờ, anh thấy sợ khi phải chạm tay vào người tôi. Mà tôi cũng có phải xấu xí gì đâu. Cũng có da, có thịt và gái một con như tôi khối người phải ao ước. Tôi căn vặn anh vì sao?
Cuối cùng, anh cũng nói cho tôi biết rằng anh là một người đồng tính. Tình yêu của anh dành cho cậu đồng nghiệp cùng phòng. Anh cho tôi xem những tin nhắn yêu thương mà hai người vẫn gửi cho nhau hàng đêm để chứng minh điều đó.
Tôi không hiểu hết đồng tính là gì và cũng không quan tâm đến điều đó. Tôi có thể làm tất cả để níu giữ anh. Bởi tôi không muốn đứa con mình lớn lên sẽ không có cha. Nhưng khi anh viết đơn ly hôn có nghĩa là anh đã không chịu đựng được nữa rồi. Tôi rối bời quá!".
Người đồng tính dễ bị tổn thương và cần sự cảm thông nhiều nhất từ "nửa kia"
Khi trò chuyện với một số bạn thuộc giới tính thứ ba, Ngôi Sao nhận thấy rằng: Có nhiều bạn vì áp lực từ gia đình, bạn bè, xã hội... đã chấp nhận kết hôn với một người bình thường như là bức bình phong để che giấu sự thật. Số khác lại cưới người bình thường với hy vọng rằng cuộc sống hôn nhân sẽ giúp họ tìm lại giới tính thật... Liệu những cách thức này có tác dụng không hay chỉ đem đến một kết quả buồn và người tổn thương nhiều nhất chính là "một nửa" còn lại và làm cách nào để một gia đình trái dấu về giới chung có thể chung sống lâu dài?
Phóng viên Ngôi Sao đã đến gặp chị Nguyễn Thị Thu Hiền, một chuyên gia tham vấn tâm lý tại Hà Nội. Chị Hiền chia sẻ, hôn nhân giữa một người bình thường và một người đồng tính là cuộc hôn nhân không trọn vẹn. Tuy họ vẫn sinh con, chung sống dưới một mái nhà nhưng nhất định có những lo lắng, căng thẳng, thậm chí là sợ hãi về mặt tinh thần.
Việc bộc lộ thân phận thật sẽ làm cho người thân đau khổ, thậm chí xấu hổ. Thêm vào đó, đời sống tình dục, điều không thể thiếu trong đời sống vợ chồng, cũng chẳng bao giờ tìm được tiếng nói chung. Chính vì thế, cả hai sẽ không cảm thấy thoả mãn. Nhiều trường hợp người chồng là đồng tính nam còn sợ hãi khi phải đối diện với áp lực này. Chính việc kỳ thị của xã hội, sức ép từ gia đình đã khiến họ luôn sống trong tình trạng phấp phỏng lo lắng thân phận bị bại lộ. Vì thế, những người đồng tính phải "giấu mình" bằng cách này hay cách khác.
Tuy nhiên, vượt qua tất cả những khó khăn ở trên, thực tế vẫn có những gia đình mà một trong hai người thuộc giới tính thứ ba. Họ vẫn cùng nhau chăm sóc con cái và vun vén hạnh phúc chung. Trong những gia đình này, mọi người cần hiểu và chia sẻ với nhau, tôn trọng sự đặc biệt của thành viên, chấp nhận sự khác biệt, đa dạng về giới.
Còn riêng với trường hợp của độc giả giấu tên phía trên cũng như tất cả những người vợ có chồng là đồng tính nam khác, chị Hiền cho rằng: Không có một khuôn mẫu nào cho cách hành động của người vợ khi ở vào trường hợp đó. Bởi nó phụ thuộc vào quan niệm của họ về tình yêu. Có người cho rằng tình yêu là sở hữu, người khác nói tình yêu là sự hy sinh hay yêu là chia sẻ... Với mỗi quan điểm thì sẽ có một cách hành động khác nhau.
Nhưng có một điều chắc chắn là sau khi biết được giới tính thật của chồng, người vợ cần phải bắt đầu tìm hiểu về thế giới người đồng tính. Bởi việc hiểu được tâm tư, tình cảm và nhu cầu của chồng một cách đúng đắn, khách quan thì người vợ sẽ biết rõ hơn vì sao chồng không hạnh phúc và muốn ly hôn. Bằng việc này, người vợ cũng sẽ bớt sự tổn thương trong tình cảm.
Hôn nhân là một việc làm tự nguyện của cá nhân mỗi người và cần được người xung quanh tôn trọng. Chuyện giới tính không ảnh hưởng nhiều tới quyết định này. Còn đối với những gia đình có "một nửa đặc biệt" thì càng cần sự thông cảm và thấu hiểu của người còn lại để hạnh phúc và bình yên luôn ngự trị.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gã giảng viên đồi bại đòi bố vợ trả "tình phí" Hắn "yêu" như kẻ nhịn đói lâu ngày nay muốn thỏa mãn cái dục vọng thấp hèn. "Mưu mô, thủ đoạn, lừa tình lấy điểm, trơ trẽn đòi tình phí... nhưng dường như, ngần ấy từ vẫn chưa đủ để nói hết về bộ mặt thật của gã giảng viên này." Dương Minh Vũ (tên của nhân vật đã được thay đổi -...