Người thanh niên Điện Biên làm giàu thành công từ trang trại
Với mô hình trang trại khép kín, trang trại của Phạm Anh Dũng mỗi năm cho thu nhập ổn định trên 900 triệu đồng, tạo nhiều việc làm cho bà con.
Theo đuổi giấc mơ làm chủ trang trại từ nhỏ, Phạm Anh Dũng (sinh năm 1983) đã trở thành một trong những thanh niên trẻ tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Điện Biên. Đến nay, mô hình trang trại của anh đã cho thu nhập ổn định hơn 900 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra anh Dũng còn giúp cho hàng chục hộ khác trên địa bàn có công ăn việc làm, tư liệu sản xuất để xóa đói giảm nghèo.
Mỗi tháng Phạm Anh Dũng xuất đều từ 5 đến 6 tạ thỏ thịt.
Sau khi Tốt nghiệp trường Cao đẳng Điện lực Sơn Tây, Hà Nội, trải qua nhiều năm bôn ba làm đủ mọi nghề để kiếm sống, Phạm Anh Dũng đã xin được vào làm ở một cơ quan nhà nước với công việc có thể nói là mơ ước của rất nhiều người. Nhưng với ước mơ ấp ủ, làm chủ trang trại từ nhỏ, Dũng đã quyết định bỏ việc để theo đuổi đam mê của mình.
Thời gian đầu, anh Dũng đi khắp các tỉnh thành, tìm đến các cơ sở, trang trại chăn nuôi, trồng trọt điển hình để học hỏi kỹ thuật cách thức nuôi trồng, mày mò hướng đi cho riêng mình. Năm 2013, trở lại quê hương, trên mảnh đất có sẵn của gia đình, anh bắt đầu xây dựng trang trại, với số vốn 500 triệu vay ngân hàng.
Nhận thấy gấc và đinh lăng là 2 loại cây trồng có thể phù hợp với thổ nhưỡng ở Điện Biên, lại có khả năng cho kinh tế cao, anh Dũng đã quyết định chọn 2 giống cây này làm cây trồng chủ lực cho trang trại của mình. Tuy nhiên, khi gấc bắt đầu cho thu hoạch cũng là lúc anh vấp phải những khó khăn lớn trong lần đầu khởi nghiệp của mình.
Video đang HOT
“Trồng gấc được hơn 1 năm tính ra cũng thu được hơn 10 tấn nhưng khâu vận chuyển tiêu thụ rất vất vả, vì số lượng ít, gấc lại không chín đồng loạt nên mình quyết định bỏ gấc giữ lại đinh lăng. Sau đó mình tìm hiểu về vật nuôi nhận thấy con gà thịt, gà đẻ và chim bồ câu và con thỏ có lợi thế nên đã lại xây dựng lại trang trại nuôi”, Phạm Anh Dũng chia sẻ.
Cuối năm 2015, anh Dũng tiếp tục bắt tay cải tạo lại trang trại, xây dựng theo mô hình vườn chuồng khép kín, mạnh dạn mở rộng thêm diện tích trồng cây đinh lăng, với hơn 7.000 mét vuông, nuôi thêm bồ câu, gà, vịt, ngan, thỏ. Do chưa từng học qua một lớp thú y nào nên hễ con vật nuôi nào bị bệnh, anh tra kiến thức trên mạng để tìm hiểu nguyên nhân và các chữa trị. Mò mẫm từng chút một, bỏ qua những áp lực từ phía gia đình, cuối cùng anh đã gặt hái được thành công trên chính nông trại của mình.
Hiện tại, trang trại của anh Dũng đã có hơn 1,5 ha chăn nuôi khép kín, với hệ thống tưới nước, xử lý chất thải xây dựng theo quy trình hiện đại; hơn 1.000 đôi bồ câu mỗi tháng cho xuất từ 700 – 800 con; riêng thỏ xuất đều thịt trung bình từ 5 – 6 tạ và khoảng 2.000 con giống mỗi tháng.
Ngoài ra, mỗi năm gà, vịt nuôi thịt cũng xuất ra thị trường trung bình 12 tấn và 7.000 mét vuông Đinh Lăng cho thu hoạch đều trên 15 tấn. Tổng thu nhập trừ mọi chi phí, mỗi năm trang trại đưa về hơn 900 triệu đồng.
Bên cạnh đó, anh Dũng còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động, với mức lương khoảng 6 triệu đồng/tháng và cung cấp, hỗ trợ cho nhiều hộ chăn nuôi, trồng trọt khác trên địa bàn về giống, phương pháp, kỹ thuật, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con địa phương.
“Mình vẫn muốn tổ chức liên kết các trại với nhau để việc chăn nuôi trở thành quy mô lớn như vậy mới bền vững. Hiện tại, bà con xung quanh ai có ý tưởng chăn nuôi hoặc trồng trọt, nhất là về cây đinh lăng mình sẵn sàng giúp đỡ tạo dựng tổ hợp”, anh Dũng chia sẻ ý định.
Với những thành tích đáng ghi nhận, năm 2016, Phạm Anh Dũng đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu của toàn quốc và có nhiều đóng góp cho xã hội.
Trang trại của anh Dũng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động trong khu vực.
Nói về Phạm Anh Dũng, bà Cao Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Điện Biên cho biết, Hội đánh giá rất cao hội viên Phạm Việt Dũng sản xuất, kinh doanh làm giàu và giúp đỡ được nhiều hộ tạo công ăn việc làm thoát nghèo. Anh Dũng đã giúp cho 4 lao động có việc làm thường xuyên, 16 lao động thời vụ và giúp được 5 – 10 hộ vươn lên thoát nghèo.
Phạm Anh Dũng chia sẻ, trong thời gian tới, anh sẽ mở rộng diện tích của mình thêm 1 ha nữa để trồng thêm cây dược liệu quý, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao hơn. Đồng thời, phát triển hệ thống nuôi trồng theo mô hình nông nghiệp sạch tiêu chuẩn VietGAP….
Mục tiêu cao nữa là Dũng muốn giúp đỡ người dân địa phương phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi, để tạo thành tổ hợp chăn nuôi, liên kết giữa các trang trại tạo chuỗi cung ứng hàng hóa, nhằm phát triển bền vững, bảo vệ quyền lợi người nông dân và cung cấp cho người tiêu dùng những nông sản chất lượng cao.
Với tinh thần “cháy” hết mình vì đam mê tuổi trẻ, ý chí dám nghĩ, dám làm của người nông dân Việt Nam xuất sắc, tin rằng Phạm Anh Dũng có thể sớm đạt được những mục tiêu của riêng mình.
Theo Vũ Lợi (VOV-Tây Bắc)
Phân vân khi sinh thêm con vì bé đầu rất hay ốm
Mỗi lần con ốm động lực sinh thêm của tôi lại không còn. Các bác sĩ nói cháu bị hen rồi kê thuốc nhưng cháu vẫn cứ ốm suốt.
Phân vân khi sinh thêm con vì bé đầu rất hay ốm
Vợ chồng tôi đều là công chức nhà nước, thu nhập ổn định khoảng 13 triệu/ tháng cả 2 người. Dù không giàu có nhưng so với ở nông thôn thì chúng tôi có cuộc sống khá thoải mái. Ai nhìn vào cũng thắc mắc tại sao chúng tôi không sinh thêm con dù con đầu đã 5 tuổi. Thật lòng tôi rất mong có thêm con nhưng tôi sợ vợ chồng không thể lo được. Cháu đầu 5 tuổi nhưng rất hay ốm, quanh năm ho và mũi. Tôi cố gắng chăm sóc nhưng có lẽ không biết nuôi con nên cháu hay ốm. Mỗi lần con ốm động lực sinh thêm của tôi lại không còn. Các bác sĩ nói cháu bị hen rồi kê thuốc nhưng cháu vẫn cứ ốm suốt. Thật sự tôi rất nản, bao nhiêu tiền của tôi đều dành mua thuốc bổ rồi đưa con đi khám. Tôi thấy mệt mỏi. Tôi sợ sinh bé thứ 2 cũng giống đứa đầu thì tôi không lo nổi.
Hơn nữa, tôi sinh thêm con sợ không ai trông, ông bà ngoại không giúp được, ông bà nội còn phải trông con của các em tôi nữa, thuê giúp việc tôi sợ không còn tiền lo cho các con.
Chúng tôi là công chức, không giàu có gì, chỉ có thể cố gắng lo đủ cho các con. Nếu sinh thêm, không biết đến bao giờ mới được đi đây đó tham quan rồi nghỉ ngơi. Hiện nay mọi thứ trong nhà chủ yếu là tôi lo, chồng chỉ hỗ trợ một phần, đầu tư học hành cho con cái cũng là tôi. Anh không hỗ trợ và không muốn đầu tư, do đó tôi cũng lo 2 đứa thì tôi không thể lo nổi. Vì vậy nghĩ đến sinh thêm con tôi rất nản, nhưng đẻ một con tôi lo con buồn, cô đơn sau này. Mong các anh chị có kinh nghiệm cho tôi lời khuyên sáng suốt. Tôi cảm ơn.
Theo VNE
Đêm đầu tiên với bạn trai sắp cưới tôi để lại cho anh 2 tờ 500 ngàn và bỏ đi biệt tích... Nhưng điều mà tôi không ngờ đó là, "chuyện ấy" vừa xong xuôi, ngay lập tức Long lấy ví rút ra 2 tờ 500 ngàn đưa tôi và bảo: "Của em đấy" Tôi không còn muốn dính líu gì tới anh nữa, hóa ra anh cũng chỉ là một kẻ giàu có hám gái mà thôi. (Ảnh minh họa) Tôi là một cô...