Người thân tranh nhau giữ tro cốt giáo chủ bị hành quyết ở Nhật
Gia đình Shoko Asahara, cựu thủ lĩnh giáo phái từng gây ra vụ tấn công khí sarin ở Nhật, tranh cãi về việc ai nên giữ tro cốt.
Shoko Asahara, người đứng đầu giáo phái Aum. Ảnh: AFP.
Con gái thứ tư của Asahara khẳng định cha cô đã nói với các nhân viên bảo vệ trại giam trước khi chết rằng cô nên giữ tro cốt. Trong khi đó, vợ của Asahara và ba người con khác trình đơn đề nghị Bộ Tư pháp cho phép họ giữ tro cốt của Asahara.
Con gái thứ ba của Asahara là Rika Matsumoto viết trên blog rằng cha cô không thể chỉ định người được giữ tro cốt vì tình trạng tinh thần của ông, theo Guardian. Cô mô tả cha mình “suy nhược”, không có khả năng giao tiếp.
Tro của Asahara đang được lưu trữ tại trung tâm giam giữ Tokyo, nơi Asahara bị treo cổ cùng 6 cựu thành viên khác của giáo phái Aum Supreme Truth vì vai trò của họ trong cuộc tấn công bằng khí sarin gây chết người trên tàu điện ngầm Tokyo vào năm 1995.
Các nhà chức trách lo ngại rằng các cựu thành viên vẫn trung thành với Asahara có thể tìm cách lấy cắp tro cốt và sử dụng chúng để kêu gọi trả thù vụ hành quyết giáo chủ. Trung tâm giam giữ đang được bảo vệ nghiêm ngặt trong khi giới chức quyết định số phận của tro cốt Asahara.
Giáo phái Aum đã bị cấm sau khi bị phát hiện tiến hành vụ tấn công tàu điện ngầm khiến 13 người thiệt mạng và 6.000 người bị bệnh năm 1995, cũng như một cuộc tấn công trước đó tại thành phố Matsumoto khiến 8 người chết.
Video đang HOT
Năm 2000, giáo phái hoạt động dưới tên mới, Aleph. Các thành viên khẳng định đã từ bỏ bạo lực, từ bỏ giáo lý của Asahara và đồng ý bồi thường cho các nạn nhân của Aum. Tuy nhiên, các nhà chức trách tin rằng một số thành viên Aleph vẫn tiếp tục tôn sùng Asahara, lấy cảm hứng từ các bức ảnh và băng ghi âm giọng nói của cựu giáo chủ.
Vợ chồng Asahara có 6 con gồm hai nam và 4 nữ. Vợ của Asahara từng là thành viên cấp cao của Aum và hiện tham gia một nhánh mới của giáo phái. Tháng 11 năm ngoái, con gái thứ tư của Asahara tuyên bố từ bỏ đức tin với Aum đồng thời cắt đứt tất cả quan hệ với gia đình cô và các nhóm nhỏ hơn phát triển từ giáo phái ban đầu.
Asahara, tên thật là Chizuo Matsumoto, thành lập Aum vào giữa những năm 1980, sử dụng sự kết hợp kỳ lạ giữa thiền Phật giáo và Ấn Độ giáo, những giáo lý khải huyền và yoga để thu hút những người trẻ tuổi, có học thức cao, những người ngày càng chán chường cuộc sống hiện đại. Theo Nikkei, Aum vẫn có ảnh hưởng tại Nhật và giáo phái này đang tìm cách chiêu mộ tín đồ.
Tuyết Mai
Theo VNE
CĐV TQ ghen tị với màn trình diễn của Hàn, Nhật ở World Cup
Trung Quốc cần phải lấy màn trình diễn của Nhật Bản và Hàn Quốc ở World Cup để làm hình mẫu cải thiện bóng đá nước nhà, theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP).
Nhiều cổ động viên Trung Quốc đến Nga xem World Cup dù đội tuyển quốc gia không có cơ hội tham dự. Ảnh minh họa.
Ngoài sân vận động Ekaterinburg, mối hận thù giữa Nhật Bản và Trung Quốc thể hiện ở việc cổ động viên Trung Quốc giương cao lá cờ quốc gia và hô to: "Sen-e-gal! Sen-e-gal!". Đó là bởi đội tuyển Nhật Bản sẽ thi đấu trận quan trọng tại vòng bảng gặp đại diện đến từ châu Phi.
Trận hòa 2-2 với Senegal tiếp tục mở ra cơ hội lọt vào vòng trong với cả hai đội. Nhưng đối với các cổ động viên Nhật, hai trận đấu và 4 điểm giành được, trong đó có chiến thắng trước đội bóng rất mạnh là Colombia, đã vượt qua mọi sự mong đợi.
Đối với Hàn Quốc, đại diện đến từ Đông Á gần như bị loại sau 2 trận toàn thua. Nhưng tinh thần chiến đấu của các cầu thủ Hàn Quốc là rất đáng khâm phục. Họ chỉ để thua sát nút Thụy Điển và thi đấu đến kiệt sức trong trận thua Mexico.
Có thể nói, đây là điều mà các cổ động viên Trung Quốc có mặt tại Nga và cả ở quê nhà hết sức ghen tị. Nhật Bản đã 6 lần liên tiếp tham dự World Cup, trong khi Hàn Quốc đã tham gia từ năm 1954 và liên tục góp mặt kể từ năm 1986.
Tại World Cup 2002, đồng chủ nhà Hàn Quốc thậm chí còn vươn xa đến bán kết. Đó là thách tích đáng nể mà giới tinh hoa ở Bắc Kinh không thể không chú ý.
"Các cổ động viên Trung Quốc quan tâm đến các trận đấu của Hàn Quốc và Nhật Bản vì các quốc gia này khá tương đồng với nhau", nhà báo Zhou Chao làm việc cho tờ Sina nói.
"Chúng tôi đến từ cùng một khu vực và chúng tôi rất muốn xem họ thi đấu với các đối thủ đến từ châu Âu, Nam Mỹ, châu Phi để học hỏi".
Các cổ động viên Trung Quốc rất muốn đội tuyển quốc gia có màn trình diễn như Nhật Bản, Hàn Quốc ở World Cup.
Đó cũng là chiến lược mà Trung Quốc cần phải áp dụng để tìm ra những tên tuổi triển vọng trong số hơn 1,4 tỷ dân.
"Nhiều huấn luyện viên Nhật Bản đang làm việc tại Trung Quốc ở các lứa cầu thủ dưới 17, dưới 18 và dưới 20", Okada, người dẫn dắt Nhật Bản đến vòng chung kết World Cup 1998 và 2010 nói.
"Nhưng vấn đề là các đội bóng hàng đầu Trung Quốc không muốn cải thiện năng lực của các cầu thủ trẻ. Họ chỉ muốn tập trung vào đội hình chính. Tôi hy vọng điều này sẽ thay đổi".
Okada có những trải nghiệm riêng khi từng là huấn luyện viên cho đội Hangzhou Greentown trong hai mùa giải kể từ năm 2012.
Những khoản đầu tư kếch xù khiến các ông chủ Trung Quốc hướng đến môi trường bóng đá châu Âu, chiêu mộ các ngôi sao thế giới. "Nhưng màn trình diễn của các &'samurai xanh" tại World Cup 2018 có thể khiến họ phải nghĩ lại để nhìn vào Nhật Bản để học tập", Okada nói.
Theo Okada, Trung Quốc cần phải gác lại những bất đồng về chính trị với Nhật Bản sang một bên. Bởi nền bóng đá châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng cần phải được cải thiện, để từ đó Nhật Bản mới có thể tiếp tục vươn lên sánh vai với các thế lực ở châu Âu hay Nam Mỹ.
"Khi đó, đội tuyển Nhật Bản sẽ được chơi nhiều trận đấu ở đẳng cấp cao hơn và chúng tôi phải tiếp tục trở nên mạnh mẽ để vươn lên", Okada nói.
"Nhật Bản có thể là số một ở châu Á, nhưng đối với châu Âu hay Nam Mỹ, khoảng cách về trình độ vẫn còn rất xa. Vậy nên cả nền bóng đá châu Á phải vươn lên. Chúng tôi muốn Trung Quốc và các đội tuyển châu Á khác trở nên mạnh mẽ".
Theo Danviet
Mỹ, Nhật, Ấn Độ tập trận chung "nắn gân" tham vọng bành trướng của Trung Quốc Mỹ, Nhật và Ấn Độ dự kiến sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung thường niên Malabar vào ngày mai trên khu vực ngoài khơi đảo Guam nhằm gia tăng hợp tác quân sự giữa các nước trong khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương và đối phó tham vọng bành trướng trên đại dương của Trung Quốc. Các tàu chiến trong một...