Người thân che giấu tội phạm chỉ bị xử nhẹ
Đó là quan điểm của Chính phủ được thể hiện trong dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi), được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay 7-4.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường – Ảnh: Lê Kiên
Theo ông Cường, một trong những sửa đổi căn bản trong nội dung Bộ luật hình sự lần này được Chính phủ đề xuất là “vấn đề trách nhiệm hình sự đối với hành vi che giấu tội phạm của những người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội)”.
Giảm nhẹ hình phạt
Tuy nhiên, vấn đề này còn những quan điểm khác nhau. “Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, trên cơ sở cân nhắc tính đặc thù của mối quan hệ gia đình cũng như tâm lý, truyền thống đạo lý của nước ta thì chỉ nên giới hạn phạm vi trách nhiệm hình sự đối với hành vi che giấu tội phạm trong một số tội phạm” – ông Cường cho biết.
“Theo đó, người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp che giấu một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (ví dụ: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác, tội phạm về ma tuý, tội phạm về chức vụ…)”.
Trong khi đó, loại ý kiến thứ hai cho rằng che giấu tội phạm là hành vi tích cực, cố ý.
“Hành vi che giấu có thể là tiêu hủy chứng cứ, xóa dấu vết tội phạm, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra tội phạm. Vì vậy, Bộ luật hình sự hiện hành không loại trừ trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm đối với những người thân của người phạm tội là phù hợp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong xu hướng nhân đạo, trên cơ sở cân nhắc yếu tố truyền thống đạo lý thì cần thiết bổ sung quy định về việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội” – ông Cường cho hay.
Vẫn theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, “Chính phủ thấy rằng trên tinh thần nhân đạo, có tính đến yếu tố truyền thống đạo lý gia đình và mối quan hệ đặc biệt, gắn bó giữa những người ruột thịt trong gia đình, Bộ luật hình sự cần có quy định hạn chế phạm vi trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi che giấu tội phạm của người thân trong gia đình”.
“Trên tinh thần đó, dự thảo bộ luật thể hiện theo hướng người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác” – ông Cường nói.
Không tố giác thì không có tội?
Lập luận tương tự cũng được Chính phủ áp dụng với vấn đề trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của những người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội), người bào chữa.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng cần sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật hình sự hiện hành theo hướng quy định người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội và người bào chữa của họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác bất kỳ tội phạm nào.
Theo loại ý kiến thứ hai, nên giữ như quy định hiện hành. Theo đó, người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội mà họ không tố giác không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc một số tội đặc biệt nghiêm trọng khác được Bộ luật hình sự quy định.
Chính phủ cho rằng xuất phát từ truyền thống quan hệ gia đình Việt Nam cũng như yêu cầu về hoạt động bào chữa, cần mở rộng diện các trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm đối với người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội, đồng thời bổ sung đối tượng người bào chữa của người phạm tội.
Theo Tuổi Trẻ
An toàn thông tin - quản lý phải chặt như với... vũ khí
Sáng 6/4, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật An toàn thông tin. Cả cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cùng thống nhất quan điểm, việc quản lý chặt chẽ thông tin phải áp dụng như đối với vũ khí.
Trình bày tờ trình về dự án luật An toàn thông tin, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son cho biết, dự thảo luật quy định về hoạt động an toàn thông tin bao gồm bảo đảm an toàn thông tin trên mạng; bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; mật mã dân sự; quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin; quản lý nhà nước về an toàn thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin.
Đáng chú ý, dự luật quy định, việc gửi thông tin trên mạng phải bảo đảm không được giả mạo, làm sai lệch nguồn gốc gửi thông tin; không được gửi thông tin mang tính thương mại vào địa chỉ điện tử của người tiếp nhận khi chưa có sự đồng ý, yêu cầu của người nhận.
Về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng, dự luật quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng còn phải thực hiện chống lại việc phát tán thông tin sai lệch nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của tổ chức trong và ngoài nước hoặc gây nguy hại cho an ninh quốc gia; ngăn chặn phát tán vũ khí thông tin cho mục đích xung đột thông tin. Quy định về nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; thu thập và sử dụng thông tin cá nhân; cập nhật sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân; đảm bảo an toàn thông tin cá nhân; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ thông tin cá nhân.
Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son trình dự án luật trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân, dự luật quy định trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, đối với việc thu thập, sử dụng thông tin cá nhân, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân biết để xin ý kiến chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích cụ thể của việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân trước khi tiến hành thu thập thông tin; thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân biết để xin ý kiến trước khi sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập vào mục đích khác mục đích ban đầu khi tiến hành thu thập thông tin; không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân thu thập, tiếp cận hoặc kiểm soát được cho bên thứ ba trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, chủ thể thông tin cá nhân còn có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cung cấp thông tin cá nhân của mình do tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân đó thu thập, lưu trữ.
Dự thảo luật An toàn thông tin cũng quy định về sản xuất sản phẩm mật mã dân sự; tiêu thụ sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; an toàn, bảo mật mật mã dân sự; kiểm tra, đánh giá và giám sát mã dân sự.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng (Chủ tịch Hội đồng thẩm định luật của Bộ) cho rằng, để bảo đảm dự luật phù hợp với quy định về bảo vệ bí mật cá nhân trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ về quy định ngoại trừ, không phải xin ý kiến chủ thể thông tin cá nhân khi thu thập, sử dụng thông tin cá nhân, tổ chức trong trường hợp để tính giá cước, lập hóa đơn, chứng từ, cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng, ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc pháp luật có quy định khác.
Đối với các trường hợp phải xin ý kiến của chủ thể thông tin cá nhân, đề nghị bổ sung quy định xử lý trường hợp chủ thể thông tin cá nhân không cho phép thu thập, sử dụng thông tin.
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cũng thông tin, có ý kiến khác cho rằng, việc quy định chặt chẽ về việc lựa chọn đơn vị nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự là phù hợp với điều kiện thực tế đất nước và nhằm bảo đảm được an ninh, chủ quyền của quốc gia, tránh để kẻ xấu lợi dụng mật mã để hoạt động phi pháp chống lại nhà nước.
Ông Tụng nhấn mạnh, việc quản lý phải chặt chẽ thông tin phải tương đương như quy định áp dụng đối với vũ khí.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận định, vấn đề quan trọng nhất của dự án luật này là vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh an ninh mạng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn, báo chí cũng là thông tin, mạng xã hội, blog cũng là thông tin, những loại hình truyền thông này đưa thông tin tốt, an toàn, chính xác nhưng nếu bị đột nhập, lấy cắp, xuyên tạc thì trở thành không an toàn. Khi đó, các hoạt động tấn công vào người truyền tin, người nhận tin, luật phải làm rõ trách nhiệm.
Dự kiến luật An toàn thông tin sẽ được hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 bắt đầu vào tháng 5 tới đây.
P.Thảo
Theo dantri
Ông Chấn gửi đơn lên Quốc hội đề nghị xem xét việc đòi bồi thường Ngày 17/3, người tù oan Nguyễn Thanh Chấn (56 tuổi), ở huyện Việt Yên, Bắc Giang đã có buổi làm việc tại Tòa phúc thẩm TAND Tối cao và gửi đơn lên Quốc hội đề nghị xem xét giải quyết việc đòi bồi thường tổn thất cho hơn 10 năm ngồi tù oan của mình. Sáng 17/3, ông Chấn cùng vợ là bà...