Người tham gia chống dịch COVID-19 được phụ cấp 200.000 đồng/ngày
Người tham gia chống dịch COVID-19 được phụ cấp 200.000 đồng/ngày. Nếu tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên. Nếu tham gia chống dịch vào ngày lễ, Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quy định chế độ đặc thù trong phòng chống dịch bệnh từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp. Trường hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã bố trí kinh phí, ngân sách Thành phố sẽ không thanh toán, tránh trùng lặp.
Cụ thể, Thành phố hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/ngày/người trong thời gian cách ly y tế với các trường hợp là người Việt Nam và người nước ngoài bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại khu vực phong tỏa cách ly do BCĐ phòng chống dịch COVID-19 các cấp ra quyết định, tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung.
Ảnh minh họa.
Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế có yêu cầu bữa ăn riêng theo nhu cầu của mình nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở, địa phương thực hiện cách ly y tế thì phải tự chi trả phần chi phí tăng thêm (nếu có).
Các vật dụng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của những người bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế trong thời gian cách ly y tế theo quy định chung của Thành phố. Sau khi Bộ Y tế ban hành vật dụng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của những người bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế trong thời gian cách ly y tế thì các đơn vị thực hiện theo định mức của Bộ Y tế ban hành
Về các chế độ đối với người tham gia chống dịch, Thành phố quyết định chế độ phụ cấp chống dịch: 200.000 đồng/ngày/người. Nếu tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên. Nếu tham gia chống dịch vào ngày lễ, Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
Hỗ trợ tiền ăn: 100.000 đồng/ngày/người với người trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc dịch bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Cán bộ, lao động tham gia thực hiện khoanh vùng, phong tỏa cách ly khu vực có dịch COVID-19 ở từng mức độ theo cấp xã, huyện, tỉnh do BCĐ phòng chống dịch COVID-19 các cấp ra quyết định.
Chế độ phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ: 130.000 đồng/ngày/người, áp dụng cho tất cả các loại dịch; vào ngày nghỉ hằng tuần bằng 1,3 lần mức phụ cấp thường trực vào ngày thường; vào ngày lễ, Tết bằng 1,8 lần mức phụ cấp thường trực vào ngày thường (áp dụng cho các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ thường trực chống dịch 24/24 giờ).
Video đang HOT
Với các cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch COVID-19 được hỗ trợ mức 130.000 đồng/ngày/người. Mức 80.000 đồng/ngày/người đối cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập.
UBND Thành phố giao Sở Y tế, Sở LĐTB&XH, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, tổng hợp nhu cầu kinh phí để thực hiện các chế độ, báo cáo UBND Thành phố. UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ động cân đối, bố trí ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ được giao…
Lê Mai
Đang cách ly, du học sinh Mỹ góp 18 triệu tiết kiệm để chống dịch
Cảm thấy biết ơn vì được về nước cách ly, Đinh Quang Nghị (sinh năm 2000, Hà Nội) quyết định dành toàn bộ 18 triệu tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác chống dịch Covid-19 ở Việt Nam.
Chia sẻ với Zing.vn từ khu cách ly ở Pháp Vân (Hà Nội), Đinh Quang Nghị - du học sinh Mỹ - cho biết tinh thần cậu rất tốt, sức khỏe ổn định sau 4 ngày sống tại đây.
Chàng trai 20 tuổi này vừa quyết định dành toàn bộ 18 triệu đồng tiền tiết kiệm của mình để đóng góp cho công tác chống dịch Covid-19 ở Việt Nam. Trước đó, nam sinh đã xin phép và nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ bố mẹ.
Nghị cho biết 18 triệu này là số tiền mình tích lũy được từ việc dạy thêm tiếng Anh và hoạt động khác ở Mỹ. Cậu muốn thể hiện sự biết ơn khi được về nước cách ly, cũng như thực hiện trách nhiệm với cộng đồng trong thời điểm khó khăn.
"Một lý do nữa khiến mình quyết định quyên góp là nhiều học sinh, sinh viên khác có thể đưa ra ý kiến không đồng tình với cách kiểm soát, thực hiện cách ly trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, đây là trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Bởi vậy, việc bắt bẻ, chê bai các khu cách ly là có phần quá đáng", Nghị nói.
Ngoài việc ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, Nghị vẫn đảm bảo việc học trực tuyến và rèn luyện sức khỏe ở khu cách ly.
Đinh Quang Nghị lên máy bay từ New York, Mỹ trở về Việt Nam hôm 18/3 và đáp xuống sân bay Nội Bài 2 ngày sau đó. Tại đây, cậu thực hiện khai báo y tế, làm thủ tục nhập cảnh và kiểm tra sàng lọc y tế trước khi được đưa lên xe di chuyển về khu cách ly tập trung ở Pháp Vân.
Chàng trai được sắp xếp ở chung phòng với 3 người, là du học sinh từ Nhật Bản, Mỹ trở về. Không khí ở phòng thoải mái, vui vẻ, giờ giấc sinh hoạt của các thành viên khá tương đồng.
Do chênh lệch múi giờ ở Việt Nam và Mỹ, Nghị thường tham gia lớp học trực tuyến từ 21h tối tới 0h sáng hôm sau. Sau đó, cậu nghỉ ngơi đến 2h và thức dậy học tiếp. Tới 8h, 10X ăn sáng rồi nghỉ ngơi để tối tiếp tục học online.
Nghị cho hay bữa sáng thường là xôi hoặc bánh mì. Cơm hộp ở khu cách ly cho bữa trưa và tối đều dễ ăn.
Ngoài việc được ăn uống đầy đủ và đảm bảo việc học, Nghị cũng dành thời gian tập thể dục để giữ gìn sức khỏe. Đây cũng là thói quen của cậu từ khi còn ở Mỹ.
"Mọi thứ ở đây đều ổn. Mình không quá nhớ nhà hay muốn về vì đã quen với việc sống tự lập xa nhà", Nghị cho hay.
10X cũng gửi lời cảm ơn các y bác sĩ, nhân viên y tế, chiến sĩ, tình nguyện viên đang ngày đêm vất vả chống dịch. Với cậu, việc mỗi người tuân thủ nghiêm túc việc cách ly đã phần nào san sẻ gánh nặng với họ.
Không gian phòng ở của Đinh Quang Nghị trong khu cách ly ở Pháp Vân.
Chia sẻ với Zing.vn, anh Đinh Quang Minh - bố của du học sinh Đinh Quang Nghị - cho biết kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, gia đình đã nhắc nhở Nghị giữ sức khỏe, rèn luyện thường xuyên ở Mỹ.
Ban đầu, gia đình dự định cho Nghị tự cách ly tại nhà khi về Việt Nam. Tuy nhiên, ngay khi biết chính phủ yêu cầu thực hiện cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ Mỹ, các nước châu Âu, các nước ASEAN từ 0h ngày 18/3, gia đình anh hoàn toàn tuân thủ.
"Gia đình tôi không có gì lo lắng cho con. Đây là biện pháp rất tốt mà Việt Nam thực hiện", anh Minh cho hay.
Từ khi Nghị vào khu cách ly, gia đình anh Minh thường xuyên liên lạc để con đỡ buồn. Ông bố này không ủng hộ việc tiếp tế đồ ăn cho người đang được cách ly.
"Hai bố con thống nhất rằng không những mình tuân thủ, mà còn phải động viên người xung quanh tuân thủ vì hoàn cảnh đất nước đang khó khăn. Có gì ăn nấy, có gì dùng đấy. Việc tiếp tế đồ ăn, tụ tập ăn uống thừa mứa là không thể chấp nhận. Tôi chỉ gửi cho con sạc pin điện thoại, chút vitamin để con tăng cường sức đề kháng. Mẹ cháu gửi một chút hoa quả", anh Minh nói.
Góc học tập của Nghị ở khu cách ly. 10X từng giành học bổng 80.000 USD từ Đại học Pace, New York, Mỹ - ngôi trường xếp hạng 177 trong top 200 của xứ cờ hoa.
Chia sẻ về việc con trai quyên góp 18 triệu đồng cho công tác chống dịch, anh Minh nói không hẳn tự hào mà thấy vui vì con có tinh thần trách nhiệm, suy nghĩ chín chắn, trưởng thành.
"Con suy nghĩ Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác, đang phải gồng mình chống lại dịch bệnh và suy thoái kinh tế. Khi còn tiền, con không muốn đất nước phải chăm sóc y tế cho mình miễn phí. Con đi làm có tích lũy được 18 triệu và muốn xin phép bố mẹ để ủng hộ quỹ", anh Minh cho hay.
Người bố này cho biết thêm: "Lý do con xin phép là bởi gia đình đang gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh mùa dịch. Tuy nhiên, tôi nói với con rằng nếu bố có phá sản thì 18 triệu cũng không thể giải quyết vấn đề gì. Công ty tôi cũng đang kêu gọi ủng hộ công tác 'chống dịch như chống giặc'. Con nhờ bố chuyển cùng khoản quyên góp này".
Theo anh Minh, chi phí cách ly cho một người trong vòng 14 ngày có thể lên tới hàng chục triệu. Bởi vậy, du học sinh, người đi làm ở nước ngoài về có điều kiện kinh tế, đang được Nhà nước cho đi cách ly nên đóng góp để cùng chia sẻ với khó khăn này.
Bảo vệ "lá chắn" nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19 Ngày 23/3, Việt Nam đã ghi nhận trường hợp nhân viên y tế đầu tiên lây nhiễm chéo Covid-19 từ bệnh nhân. Theo các chuyên gia y tế, dù đã cố gắng thực hiện phòng hộ, giữ an toàn nhưng nguy cơ lây Covid-19 là khó tránh khỏi. Không bảo hộ nào bảo vệ 100% Ngày 23/3, Việt Nam đã ghi nhận trường...