Người Thái, người Ấn giữ giống lúa như thế nào?
Không phải ngẫu nhiên Thái Lan trở thành cường quốc xuất khẩu lúa gạo thế giới, và cũng không phải tự nhiên mà Ấn Độ nổi tiếng với cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp… họ đều có kế hoạch và chính sách rất cụ thể, rõ ràng. Một trong những chính sách đó là bảo hộ và phát triển những giống cây bản địa đặc sắc.
Những năm 1950-1951 khi Việt Nam còn đang trong thời kỳ đầu đổi mới, xây dựng đất nước thì Cục Lúa gạo Thái Lan đã ban hành chỉ thị về việc phát triển các giống lúa để chọn ra những giống tốt nhất phục vụ sản xuất và tiêu thụ. Khi đó, một quan chức chính phủ có tên là Sunthorn SiHaNuen đã đến các địa phương vùng phía đông Thái Lan để thu thập các giống lúa đặc sản.
Sau một thời gian tìm tòi, ông mang về Trạm nghiên cứu lúa Khoksamrong 199 bông lúa thuộc các giống khác nhau và các nhà khoa học bắt đầu tiến hành nhân giống để đánh giá, chọn lọc.
Nhờ làm tốt công tác bảo hộ các nguồn gen cũng như các giống cây trồng bản địa mà Thái Lan đã nhanh chóng trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới. Ảnh: T.L
Năm 1957, dòng thuần của giống lúa Hom Mali được gửi đi trồng thử nghiệm tại nhiều khu vực ở Thái Lan. Năm 1959, Hom Mali số 105 đã được chứng nhận là giống lúa đạt yêu cầu và được đặt tên là Khao Dawk Mali 105.
Sau đó, Khao Dawk Mali 105 được dùng làm giống cha mẹ để lai chéo và được kích thích tạo đột biến bằng tia gamma để tạo ra giống RD15. Giống lúa này được trồng phổ biến ở phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan từ năm 1965.
Nhận thức được vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao giá trị gạo thơm jasmine Thái cũng như để hoàn thành được các nhiệm vụ về mở rộng thị trường, năm 2008, Thái Lan thành lập Cơ quan chỉ dẫn địa lý Thung Kula Rong-Hai thuộc Hiệp hội Thương mại lúa gạo Thai Hom Mali. Theo bà Pajchima Thanasanti – Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan, thuộc Bộ Công Thương Thái Lan, gạo Thung Kula Rong-Hai là loại gạo đầu tiên ở ASEAN đăng ký chỉ dẫn địa lý ở các nước châu Âu.
Video đang HOT
Việc đăng ký và bảo hộ loại gạo thơm Thung Kula Rang-Hai của Thái Lan dưới dạng một sản phẩm chỉ dẫn địa lý ở châu Âu sẽ cho phép gạo Thái sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm của mình. Điều này sẽ có ích cho việc xây dựng lòng tin với khách hàng châu Âu, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thu nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu cho gạo thơm Thung Kula Rang-Hai trong khi nâng tầm sản phẩm này trên thị trường quốc tế – bà Pajchima Thanasanti nói.
Tương tự, ở Ấn Độ các tổ chức phi chính phủ và chính phủ đều nỗ lực bảo tồn các giống lúa bản địa. Có thể kể đến một số cơ quan tiêu biểu như phòng thí nghiệm kiểm định hạt giống tiểu bang (SSTL) ở Bhubaneshwar, Viện Nghiên cứu lúa gạo trung ương (CRRI) ở Cuttak, Odisha và Hội đồng Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) ở New Delhi.
Mục tiêu của các đơn vị này là nuôi cấy các giống lúa bản địa, bảo tồn chúng để từ đó nghiên cứu, lai tạo, cho ra đời các giống năng suất cao. Đơn cử như CRRI đã thu thập được gần 30.000 giống bản địa, bảo quản ở điều kiện 4 độ C và độ ẩm tương đối 30%.
Sau khâu thu thập giống là công việc của các nhà di truyền học, thanh lọc ra những giống bản địa quý, phù hợp với nhu cầu, hạn chế những điểm yếu như năng suất thấp, hình thức xấu… Ấn Độ từ lâu cũng đã liên kết, hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế trong bảo tồn các giống lúa quý.
Điển hình là việc 5.000 giống lúa thuộc các bang miền đông bắc nước này đã được chuyển đến Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ở Philippines vào năm 1965. Động thái này hiện đã cho thấy hiệu quả; hàng loạt giống lúa ở vùng Assam vốn đã biến mất tại Ấn Độ nhưng hoàn toàn có thể phục hồi nhờ được bảo tồn tại IRRI.
Theo Danviet
Gạo sạch ITA RICE đạt nhiều chứng nhận chất lượng cao
Với mục tiêu mang đến những bữa cơm gia đình ấm cúng, chất lượng, ngay từ những ngày đầu thành lập, nhãn hiệu gạo ITA Rice luôn theo đuổi quy trình chất lượng, khép kín, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.
Ông Trần Hoàng Ân - Tổng giám đốc ITA Rice cho biết, để có được sản phẩm gạo sạch, phải bắt đầu từ khâu chọn giống, bón phân, chăm sóc đến thu hoạch, chế biến... Các quy trình này hiện ITA Rice thực hiện theo quy trình trồng lúa sạch GAP (Good Agricutural Practices), nhà máy đạt chuẩn HACCP, đảm bảo ATVSTP... Chưa hết, các thông số liên quan đến sản phẩm như hạn sử dụng, chỉ số ATVSTP, các yêu cầu về bảo quản, phân phối... phải được công khai, minh bạch.
Nhờ vậy, mới đây, ITA Rice đã đạt Chứng nhận chỉ số thực hành sản xuất tốt 2018 (Manufacturing Best Practice 2018). Đây là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất.
Các tiêu chí để đạt chứng nhận này bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm ..., nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn.
Nhà máy chế biến đạt chuẩn HACCP của ITA Rice
Quá trình, phạm vi kiểm tra đối với doanh nghiệp tham gia thực hành sản xuất tốt rất nghiêm ngặt, đảm bảo các tiêu chí trong lĩnh vực nhân sự, nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh sản xuất, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân...
Các thao tác của công nhân, thực hiện các yêu cầu về nguyên vật liệu, về tiêu chuẩn sản phẩm, công thức pha chế, về điều kiện vật chất của sản xuất, đánh giá việc cung ứng của nhà cung cấp nguyên vật liệu....trong suốt quá trình sản xuất cũng được kiểm tra, đánh giá trước khi doanh nghiệp được công bố đạt Chứng nhận chỉ số thực hành sản xuất tốt hay không, ông Ân cho biết thêm.
Ngoài ra, đơn vị kiểm tra cũng sẽ lấy mẫu sản phẩm để thử nghiệm, kiểm tra từng khâu trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng, vệ sinh... Cùng với đó là cách doanh nghiệp xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng, thậm chí, cách doanh nghiệp lưu trữ tài liệu, hồ sơ thực hiện...
Cũng trong năm 2018, ITA Rice là doanh nghiệp đạt chứng nhận chỉ số tín nhiệm xanh 2018 (Trusted Green 2018). Theo đó, Chứng nhận Trusted Green là một thước đo chuẩn xác những bằng chứng về hành động thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, an toàn, có trách nhiệm và nhiều quyết định mang tính đột phá hướng đến tiêu dùng bền vững.
Doanh nghiệp được cấp chứng nhận này phải đáp ứng các tiêu chí theo chuẩn mực quốc tế như đạt được chỉ số tín nhiệm lợi thế cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về thân thiện với môi trường, có ý thức tiết kiệm tiêu thụ năng lượng mang tính bền vững, có trách nhiệm với xã hội.
Doanh nghiệp đạt Chứng nhận Trusted Green cũng phải có ý thức ngăn chặn các tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời, mở rộng thị trường mới bằng cách tạo ra các sản phẩm xanh.
Gạo sạch ITA Rice vừa đạt giải vàng cuộc thi Lúa sạch, gạo thơm, Cơm ngon, tổ chức tại Long An mới đây.
Nhờ kiên trì theo đuổi quy trình sản xuất sạch, đến nay, gạo ITA Rice có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị như Coop Mart, Bách hóa Xanh, BigC... và nhiều cửa hàng bán lẻ khác. Bên cạnh đảm bảo quy trình sản xuất sạch, gạo sạch ITA RICE cũng không ngừng nghiên cứu ra giống lúa có khẩu vị được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Mới đây, trong khuôn khổ Lễ hội Lúa gạo và Triển lãm Nông nghiệp Công nghệ cao khu vực ĐBSCL năm 2018, sản phẩm Gạo Nàng Quỳnh của ITA RICE đã đạt giải Vàng cuộc thi Lúa sạch, Gạo thơm, Cơm ngon với số điểm cao nhất. Đặc biệt, trong cuộc thi này, ban tổ chức không tìm ra đơn vị nào có kết quả điểm thi cao hơn để trao giải Kim Cương.
Theo Danviet
Chợ đầu năm sốt gạo ST24, thương lái đổ về miền Tây đặt hàng Những ngày này, các thương lái bắt đầu đổ về các tỉnh miền Tây chọn giống đặt hàng chuẩn bị gạo thơm, ngon cơm bán vào dịp tết. Chị Nguyễn Thị Đan, Giám đốc Công ty Thắng Lợi ở khu công nghiệp An Thạnh, huyện Cái Bè (khu vực chợ gạo Bà Đắc) chuyên gia công, chế biến gạo cung cấp thị trường...