Người Thái Lan kiếm tiền nhờ biểu tình
Cờ, còi, mũ, đồ ăn… là những gì người biểu tình ở Thái Lan cần trong những ngày này, và đó cũng là nguồn kinh doanh của nhiều người dân.
Ảnh hưởng của cuộc biểu tình chống Chính phủ diễn ra tại thủ đô Bangkok, nền kinh tế Thái Lan đã chịu những tổn thất nặng nề, khi nhiều cơ quan công quyền phải đóng cửa, khách du lịch e ngại hủy các tour tới đây. Ảnh: AP
Tuy nhiên, trong tình hình hỗn loạn vì biểu tình, nhiều người Thái vẫn tìm ra cách để kinh doanh kiếm lời. Nhu cầu về cờ, băng rôn, quần cáo, mũ… của đoàn biểu tình lên tới hàng triệu người thực sự là cơ hội kinh doanh béo bở. Ảnh: AP
Từ những chiếc còi càng to càng tốt…. (Ảnh: Reuter)
… đến mũ.. (Ảnh: Baynhe)
… Cờ, găng tay, quạt… (Ảnh: Baynhe)
Video đang HOT
… hay những món phụ kiện đều được cung ứng trên các đường phố Bangkok, nơi dòng người biểu tỉnh đang chiếm đóng. Ảnh: Baynhe
Thậm chí cả dây thép gai cũng là món kinh doanh thu lời vào thời điểm này. Ảnh: AP
Người biểu tình ngủ trong lều cá nhân tại một quảng trường. Ảnh: AP
Riêng nước uống, thức ăn được phát miễn phí. Ảnh: Richard Barrow
Một người bán hàng rong trên đường phố Bangkok với những món đồ hái ra tiền thời biểu tình. Ảnh: AP
Kính chống hơi cay rao bán trên vỉa hè. Ảnh: Richard Barrow
Theo Tri Thức
Chân dung Suthep Thaugsuban Lãnh đạo biểu tình Thái Lan
Biểu tình đòi lật đổ chính phủ ở Thái Lan đang leo thang và đã có dấu hiệu bạo động. Hôm 1/12, lãnh đạo của những cuộc biểu tình này là Suthep Thaugsuban đã yêu cầu Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải &'trả lại quyền lực cho nhân dân' trong vòng hai ngày tới. Vậy Suthep Thaugsuban là ai và động cơ của ông ta là gì?
Theo Wikipedia, Suthep Thaugsuban sinh năm 1949 tại quận Phunphin , tỉnh Surat Thani, Thái Lan. Ông là người có ảnh hưởng lớn trong đảng Dân Chủ suốt nhiều thập niên, từng làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Viễn thông, làm Phó Thủ tướng dưới thời Abhisit Vejjajiva từ 2008 đến 2011. Năm 2013, khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra cân nhắc dự luật ân xá gây tranh cãi, ông Suthep đã rời đảng Dân Chủ để tập hợp những người phản đối cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và lãnh đạo các cuộc biểu tình đòi lật đổ chính phủ.
Nhiều bê bối
Trong sự nghiệp chính trị của mình, Suthep bị vướng vào khá nhiều bê bối. Năm 1995, ông bị cáo buộc giao đất cho người giàu trong một chương trình có mục tiêu giao đất cho người nghèo. Sự việc này khiến Thủ tướng Chuan Leekpai giải tán Hạ viện vào tháng 7/1995 để tránh một cuộc tranh luận bất tín nhiệm. Trong cuộc bầu cử tiếp theo, Đảng Dân tộc Thái đã giành được đa số, dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ do Đảng Dân chủ lãnh đạo của Chuan Leekpai.
Lãnh đạo biểu tình ở Thái Lan Suthep Thaugsuban ở Bộ Tài Chính sau khi những người biểu tình chiếm nơi này hôm 26/11/2013.
Năm 2009, Suthep đã bị buộc tội vi phạm Hiến pháp Thái Lan khi giữ cổ phần trong một công ty truyền thông nhận được sự hỗ trợ của chính phủ. Theo Hiến pháp năm 1997 của Thái Lan, các thành viên của Quốc hội bị cấm có cổ phần trong các công ty nhận được sự hỗ trợ của chính phủ.
Tháng 7/2009, Ủy ban bầu cử tuyên bố sẽ yêu cầu Tòa án Hiến pháp loại bỏ Suthep và 12 nghị sĩ Đảng Dân chủ khác vì vi phạm điều lệ trên. Suthep đã tổ chức một cuộc họp báo ngay ngày sau, thông báo quyết định từ chức khỏi Quốc hội. Hành động này đã giúp Suthep giữ được vị trí Phó thủ tướng và thành viên nội các. Ông cho biết lý do từ chức là nhằm giữ chức phó thủ tướng chứ không phải để thừa nhận là ông đã làm gì sai.
Năm 2010, Suthep là người ký lệnh giải tán các nhóm biểu tình "áo đỏ" ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin. Tám tuần biểu tình và trấn áp khi đó khiến gần 100 người thiệt mạng và khoảng 1.800 người bị thương. Đây là đợt trấn áp đẫm máu nhất trong nhiều thập kỷ của Thái Lan.
Biểu tình phản đối chính phủ tại Bangkok, Thái Lan.
Trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/7/2011, Đảng Dân chủ bị đánh bại. Suthep bước xuống làm tổng thư ký của đảng này. Khi chính phủ đảng Pheu Thai của Thủ tướng Yingluck Shinawatra nhậm chức vào ngày 9/8/2011, nhiệm kỳ phó thủ tướng của Suthep chính thức kết thúc.
Nổi loạn và "sẵn sàng chết"
Phong trào chống chính quyền bùng phát hồi tháng 10 sau khi Đảng Pheu Thai cân nhắc đạo luật ân xá có thể cho phép ông Thaksin về nước. Giữa tháng 11, Suthep chính thức từ chức nghị sĩ để tập hợp những người phản đối Thaksin và lãnh đạo các cuộc biểu tình.
Suthep kêu gọi bà Yingluck từ chức, thay chính quyền dân cử bằng một hội đồng không qua bầu cử. Suthep còn mạnh miệng tuyên bố sẵn sàng dùng vũ lực và chết cho trận chiến chính trị này.
Suthep nói: "Chúng tôi thích phương pháp hòa bình. Nhưng nếu không thành công, tôi sẵn sàng chết trên chiến trường. Người dân sẽ không từ bỏ cho đến khi quyền lực nhà nước nằm trong tay của họ". Ông này khẳng định: "Sẽ không có đàm phán".
Suthep đã từ chối tiến hành các cuộc bầu cử mới vì biết rằng Đảng Dân chủ đối lập chắc chắn sẽ bị thua.
Ông nhấn mạnh rằng không có tham vọng trở thành thủ tướng mà chỉ đang làm việc phải làm. Phát biểu với các phóng viên khi đang mặc một bộ đồ thông thường màu đen, ông nói: "Là một thành viên của Quốc hội, bạn sẽ được mặc một bộ comple và cà vạt, được làm việc trong một phòng máy lạnh. Khi bạn đứng lên và nói điều gì đó, mọi người đều hoan nghênh. Ở đây, bạn sẽ phải nói cho đến khi bạn không còn nói được nữa. Nhưng tôi đã quyết định rằng tôi sẽ làm việc ở đây vì người dân của đất nước này".
Theo hãng tin Reuters, trong những năm qua, Suthep đã tạo lên cho mình một hình ảnh là một chính trị gia tài giỏi. Theo một tài liệu ngoại giao bị rò rỉ của Mỹ từ năm 2008, Suthep là người chuyên tạo ra &'những món hời' cho đảng của mình. Tài liệu này cho biết: "Ông ta duy trì liên lạc với tất cả các phe phái, bao gồm cả quân đội. Ông ta được cho là đã liên lạc với cả Thaksin sau khi Thaksin bị lật đổ khỏi vị trí thủ tướng. Ông ta đã bác bỏ thông tin đã liên lạc với Thaksin".
Cũng theo tài liệu bị rò rỉ này, Suthep thường làm những công việc &'không trong sạch' cho Đảng Dân chủ Thái Lan: "Một số đảng viên Đảng Dân chủ đã nói với chúng tôi rằng ông ta (Suthep) đã thực hiện nhiều hành vi tham nhũng và phi đạo đức".
Theo Infonet
Làn sóng đỏ tràn về thủ đô Thái Lan, bạo lực bùng phát Bạo lực giữa những người ủng hộ và chống chính phủ Thái Lan đã bùng phát tại Bangkok hôm qua khiến ít nhất một người chết, 5 người bị thương trong bối cảnh phe áo đỏ bắt đầu tiến về thủ đô để bảo vệ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. AP đưa tin những tiếng súng vang lên vào tối 30/11, khi một nhóm...