Người Thái Lan đi bầu cử lại
Các điểm bầu cử tại 5 tỉnh ở Thái Lan, từng bị phe đối lập gây cản trở trong cuộc tổng tuyển cử tháng trước, vừa mở cửa cho phép người dân tiếp tục đi bỏ phiếu bầu chính phủ mới.
Người dân Thái Lan giận dữ giơ cao chứng minh thư và hô vang khi bị chặn lối vào một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Bangkok hôm 2/2. Cuộc bỏ phiếu tại đây bị hủy do người biểu tình ngăn việc vận chuyển tài liệu bỏ phiếu. Ảnh: AFP.
“Các điểm bầu cử đang diễn ra trong hòa bình, mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát và không có vấn đề nào cả”, AFP dẫn lời Somchai Srisutthiyakorn, ủy viên Hội đồng Bầu cử Thái Lan, nói. Srisutthiyakorn cho biết khoảng 120.000 người đã đăng ký bỏ phiếu tại 101 điểm bầu cử trên cả 5 tỉnh.
Cuộc tổng tuyển cử hôm 2/2 không giúp giải quyết tình trạng khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng qua ở Thái Lan, khi phe đối lập cản trở hoạt động bỏ phiếu tại nhiều điểm bầu cử.
Khoảng 10.000 điểm bỏ phiếu, phần lớn là ở thủ đô Bangkok và phía nam Thái Lan, bị người biểu tình ngăn cản ngay từ khi mở cửa, gây ảnh hưởng đến vài triệu cử tri. Ủy ban Bầu cử Thái Lan cho biết, kết quả sẽ không được công bố cho đến khi tất cả điểm bầu cử hoàn thành bỏ phiếu, với thời hạn là tháng 4.
Theo luật bầu cử Thái Lan, nếu việc bỏ phiếu không giúp lấp đầy 95% trên tổng số 500 ghế tại hạ viện, quốc hội Thái Lan sẽ không thể bổ nhiệm chính phủ mới. Bà Yingluck Shinawatra giữ vai trò thủ tướng tạm quyền và bị giới hạn quyền lực trong thời gian này.
Chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị phe đối lập cáo buộc tham nhũng, trong khi bản thân bà bị tố là “con rối” của anh trai, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Tỷ phú này đang sống lưu vong để tránh các cáo buộc tham nhũng sau khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006.
Video đang HOT
Những người biểu tình đòi chính phủ đương nhiệm phải được thay thế bằng một hội đồng nhân dân với các thành viên được chỉ định và thực hiện cải cách trước khi tổ chức bầu cử. Họ muốn xóa bỏ tận gốc ảnh hưởng của gia tộc Shinawatra khỏi chính trường Thái Lan.
Theo VNE
Thủ tướng Thái cứng rắn, người biểu tình đầu hàng?
Thủ lĩnh biểu tình Suthep hôm qua, 28/2 cuối cùng đã phải tuyên bố chấm dứt chiến dịch phong tỏa thủ đô Bangkok nhằm gây sức ép buộc Thủ tướng Yingluck phải từ chức. Phải chăng, lực lượng biểu tình đã buộc phải đầu hàng sau khi nản chí trước thái độ cứng rắn và kiên quyết của nữ Thủ tướng?
Thủ lĩnh biểu tình Suthep
Những người biểu tình chống chính phủ sẽ dỡ trại khỏi những con đường chính mà họ phong tỏa ở thủ đô Bangkok suốt từ giữa tháng 1.
Lực lượng biểu tình chống chính phủ từ tháng 11 năm ngoái đã bắt đầu phát động chiến dịch gây sức ép nhằm lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, và xóa bỏ ảnh hưởng chính trị của cựu Thủ tướng Shinawatra - cũng là anh trai bà. Phe đối lập cáo buộc ông Thaksin mới là người nắm quyền thực sự ở Thái Lan, thông qua việc "giật dây" em gái.
Trong một nỗ lực được xem là cao nhất nhằm dồn ép đến cùng nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck, phe biểu tình dưới sự dẫn dắt của cựu Phó Thủ tướng Suthep đã tiến hành chiến dịch phong tỏa thủ đô Bangkok từ hồi giữa tháng 1.
Tuy nhiên, thời gian kéo càng dài, chiến dịch đóng cửa thủ đô Bangkok của phe biểu tình càng cho thấy tính thiếu hiệu quả. Số người tham gia biểu tình ngày càng sụt giảm mạnh, người dân ngày càng chán nản với hành động của người biểu tình. Trong khi đó, nữ Thủ tướng Yingluck vẫn thể hiện một thái độ điềm tĩnh, tự tin nhưng không kém phần cứng rắn và kiên quyết. Bà nhất quyết không lùi bước trước sức ép dồn dập từ mọi phía của những người biểu tình.
Diễn biến ngày càng trở nên bất lợi cho phe biểu tình khi tình trạng bạo lực diễn ra thường xuyên hơn. Lực lượng biểu tình trở thành mục tiêu thường xuyên của những vụ tấn công bằng súng và lựu đạn từ một thành phần bí ẩn.
Rõ ràng, chiến dịch phong tỏa thủ đô Bangkok của người biểu tình đã thất bại. Thay vì dồn Thủ tướng vào đường cùng, chiến dịch trên chỉ khiến người dân Thái Lan có cái nhìn ít thiện cảm hơn với lực lượng biểu tình bởi hành động đóng cửa thủ đô chỉ gây tổn thất cho dân thường, cho nền kinh tế của đất nước và gây hại chính cho bản thân những người tham gia biểu tình.
Nhận thức được chiều hướng thất bại trên, thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban hôm qua (28/2) đã t uyên bố với những người ủng hộ rằng: "Chúng ta sẽ chấm dứt chiến dịch đóng cửa thủ đô Bangkok và trả lại các giao lộ cho người dân nơi đây. Chúng ta sẽ ngừng phong tỏa thủ đô từ ngày thứ Hai (3/3)".
Sau khi tuyên bố rút bỏ chiến dịch mà thủ lĩnh biểu tình Suthep từng rất hăng hái phát động và từng đặt rất nhiều kỳ vọng, ông này vẫn cố gắng thể hiện sự cứng rắn bằng lời khẳng định tiếp tục gây sức ép với Thủ tướng. "Chúng ta sẽ tiếp tục đẩy cao chiến dịch đóng cửa trụ sở của các bộ ban ngành chính phủ cũng như các tập đoàn kinh doanh của gia đình Shinawatra", ông Suthep nhấn mạnh.
Ông Sophon Pisutwong - một quan chức cảnh sát trực tiếp tham gia giám sát việc thực thi sắc lệnh tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Bangkok cho biết, những người biểu tình đã tìm cách đóng cửa 82 trụ sở của các bộ và cơ quan nhà nước từ hồi tháng 11. Tuy nhiên, đến nay, 63 trụ sở này đã mở cửa trở lại, trong đó có Bộ Tài chính.
Trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Lao động lâm thời Thái Lan - ông Chalerm Yoobamrung đã lên tiếng thẳng thừng bác bỏ đề nghị của thủ lĩnh biểu tình Suthep về một cuộc tranh luận trực tiếp mặt đối mặt với Thủ tướng Yingluck trên truyền hình.
"Bà Yingluck là Lãnh đạo hợp pháp của đất nước, trong khi ông Suthep là người đang đối mặt với lệnh bắt giữ vì đứng đầu một phong trào bất hợp pháp. Thủ tướng không nên đối thoại với ông Suthep. Ông ta chỉ đề nghị đàm phán khi số người biểu tình sụt giảm mạnh. Trước đó, ông ta liên tục bác bỏ mọi lời đề nghị đàm phán từ chính phủ", ông Chalerm nói thêm.
Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần 4 tháng qua ở Thái Lan đã làm tổn thương nền kinh tế nước này với chỉ số niềm tin và nhu cầu nội địa đều sụt giảm. Tuy nhiên, trong một diễn biến tích cực đối với chính phủ của bà Yingluck, Trung Quốc đã đồng ý mua 400.000 tấn gạo của Thái Lan, đem đến nguồn tiền giúp chính phủ có thể trả cho những người nông dân đang mòn mỏi chờ đợi khoản thanh toán này trong suốt nhiều tháng qua.
Ngày mai, Thái Lan tổ chức bầu cử bổ sung
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Thái Lan là nơi chứng kiến cuộc đối đầu giữa một bên là tầng lớp trung lưu, thành thị được hậu thuẫn bởi giới hoàng gia, với bên kia là những người nông dân, dân nghèo ủng hộ bà Yingluck và ông Thaksin. Sự chia rẽ này đã kéo dài suốt nhiều năm qua kể từ khi cựu Thủ tướng Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu năm 2006. Trong 8 năm qua, mâu thuẫn này thỉnh thoảng lại bùng lên, đẩy Thái Lan vào những cuộc khủng hoảng chính trị không lối thoát.
Sau một thời gian tạm yên ắng sau khi bà Yingluck giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử năm 2011 để thẳng tiến vào chiếc ghế Thủ tướng, phe đối lập Thái Lan bắt đầu nổi lên khi chính phủ tìm cách đưa trở lại dự luật ân xá gây tranh cãi. Phe đối lập cáo buộc dự luật trên là nỗ lực của Thủ tướng Yingluck nhằm "xóa sạch tội danh" cho anh trai và đưa ông này trở về nước.
Để tháo gỡ cuộc khủng hoảng, bà Yingluck đã nhanh chóng giải tán Quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử sớm vào ngày 2/2. Tuy vậy, cuộc bầu cử này đã bị phe biểu tình ngăn cản, phá hoại. Vì thế, cho đến giờ, Ủy ban Bầu cử Thái Lan vẫn chưa thể công bố kết quả bầu cử.
Theo dự kiến, Ủy ban Bầu cử Thái Lan sẽ cố gắng tổ chức các cuộc bầu cử phụ trong ngày mai (2/3) ở 5 tỉnh mà cuộc bỏ phiếu chưa được hoàn tất. Việc tổ chức bầu cử lại vào tháng 4 ở những điểm bỏ phiếu bị gián đoạn bởi hành động chống phá của người biểu tình hiện tại đang phải hoãn lại để chờ quyết định của tòa.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ tố Nga điều hàng trăm binh sĩ đến Crimea (TNO) Các quan chức quốc phòng Mỹ ngày 28.2 cho rằng Nga đã gửi hàng trăm binh sĩ đến khu tự trị Crimea của Ukraine, sau khi Kiev kêu gọi Moscow rút hết lực lượng Nga khỏi khu này. Những người đàn ông có vũ trang được cho là binh sĩ Nga chiếm giữ một sân bay ở Crimea ngày 28.2 - Ảnh:...