Người Thái Lan biểu tình sau chuỗi ngày chết chóc vì Covid-19
Hơn 1.000 người Thái Lan đã tham gia biểu tình tại thủ đô Bangkok, đòi Thủ tướng từ chức trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tăng kỷ lục.
Đám đông biểu tình tại Bangkok, Thái Lan ngày 18/7 (Ảnh: Reuters).
Cảnh sát Bangkok ngày 18/7 đã bắn vòi rồng, đạn cao su và hơi cay vào những người biểu tình đòi Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từ chức và chính phủ phải chịu trách nhiệm về việc quản lý yếu kém đối với đại dịch Covid-19. Ước tính hơn 1.000 người đã tham gia biểu tình.
Đám đông biểu tình đã đụng độ với cảnh sát, sau khi một số người biểu tình tìm cách tháo dỡ hàng rào thép gai và rào chắn kim loại mà các nhà chức trách dựng lên để ngăn họ tuần hành đến Tòa nhà Chính phủ – nơi Thủ tướng làm việc.
Một số người bị thương, và một khu vực gần Tượng đài Dân chủ đã được thiết lập để các tình nguyện viên y tế giúp đỡ những người bị thương trong cuộc đụng độ dữ dội với cảnh sát.
Nhiều người biểu tình mang theo túi đựng thi thể giả, tượng trưng cho người tử vong vì Covid-19. Họ đổ lỗi cho Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và chính phủ của ông vì ứng phó không tốt với đại dịch Covid-19, khiến dịch bùng phát dữ dội.
Video đang HOT
Các nhà tổ chức biểu tình kêu gọi cuộc biểu tình kết thúc sau 6 giờ chiều. Tuy nhiên, cuộc đối đầu giữa cảnh sát và hàng trăm người biểu tình vẫn tiếp tục kéo dài thêm vài giờ, cho đến khi cảnh sát giải tán đám đông trước 9 giờ tối – thời điểm lệnh giới nghiêm tại Bangkok.
Một số người biểu tình đã tấn công cảnh sát. 8 cảnh sát và ít nhất một phóng viên bị thương trong các cuộc đụng độ. Cảnh sát không cho biết có người biểu tình nào bị thương hay không, nhưng xác nhận 13 người biểu tình đã bị bắt.
Các cuộc biểu tình trên đường phố Thái Lan nhằm phản đối thủ tướng đã diễn ra trong bối cảnh người dân ngày càng thất vọng về tình hình dịch bệnh gia tăng cũng như những thiệt hại mà đại dịch đã gây ra cho nền kinh tế.
Biểu tình diễn ra bất chấp lệnh cấm của chính phủ đối với việc tụ tập quá 5 người ở Bangkok nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Lệnh phong tỏa ở 10 tỉnh, bao gồm cả thủ đô, đã được kéo dài đến ngày 2/8, trong khi 3 tỉnh khác sẽ bị phong tỏa tương tự từ ngày 20/7.
Thái Lan ngày 18/7 đã ghi nhận 11.397 ca nhiễm và 101 trường hợp tử vong vì Covid-19, mức tăng cao nhất kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát tại nước này. Thái Lan liên tục trải qua ngày chết chóc nhất vì Covid-19 trong những tuần gần đây.
Tính đến nay, Thái Lan có 403.386 người mắc Covid-19 và 3.341 ca tử vong, phần lớn do đợt bùng phát dịch từ đầu tháng 4 khi xuất hiện các biến thể Alpha và Delta có khả năng lây nhiễm cao.
Thái Lan ngày 18/7 đã công bố mở rộng hàng loạt biện pháp mới nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan rộng hơn, bao gồm hạn chế di chuyển, đóng cửa trung tâm thương mại, thực hiện giờ giới nghiêm vào ban đêm.
Hệ thống y tế Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu quá tải và các quan chức cảnh báo dịch có thể kéo dài thêm vài tháng nữa. Do thiếu giường bệnh trầm trọng, các nhà chức trách đã cho phép bệnh nhân triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng được cách ly tại nhà và các trung tâm cộng đồng.
Myanmar truy nã ứng viên hoa hậu
Chính quyền quân sự Myanmar truy nã Han Lay vì lên tiếng kêu gọi thế giới hỗ trợ đất nước tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế.
Tờ Global New Light, do chính quyền quân sự Myanmar quản lý, tối 6/4 đăng danh sách cập nhật những người bị nước này truy nã, trong đó có Han Lay, đại diện của Myanmar tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2020. Tờ báo này từ ngày 4/4 đến nay đã đăng thông tin truy nã 100 người nổi tiếng lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình chống đảo chính khắp cả nước.
Han Lay tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế tại Bangkok hôm 27/3. Ảnh: CTV News.
Các nguồn tin tại Thái Lan và Myanmar cho hay lệnh bắt Han Lay được chính quyền quân sự Myanmar đưa ra sau khi cô lên tiếng phản đối đảo chính trong cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế tuần trước. Họ cũng truy nã người đã giúp Han Lay sang Thái Lan.
Chính quyền quân sự Myanmar chưa bình luận về thông tin này, nhưng các nguồn tin cho hay bài phát biểu "khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế" hỗ trợ Myanmar của Han Lay đã khiến họ hành động.
Han Lay, 22 tuổi, chưa từng dính líu tới chính trị cho tới khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính hôm 1/2. Cô sau đó tận dụng cơ hội dự thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế ở Bangkok, Thái Lan, cuối tháng 3 để kêu gọi cộng đồng thế giới giúp đỡ đất nước mình.
"Đã có rất nhiều người chết. Hãy giúp Myanmar. Chúng tôi cần sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế ngay lúc này", Han Lay phát biểu tại đêm chung kết Hoa hậu Hòa bình Quốc tế.
"Tôi có thể nói rằng những công dân Myanmar chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Họ nói với tôi họ sẽ đấu tranh trên đường phố và tôi cũng đang chiến đấu theo cách riêng của mình trên sân khấu này", cô nói. Han Lay không giành giải trong cuộc thi, nhưng bài phát biểu của cô đã gây ấn tượng sâu sắc.
Han Lay xuất hiện lần cuối trước công chúng tại đảo Phuket, Thái Lan vào cuối tháng ba, khi cô xuất hiện cùng top 5 Hoa hậu Hòa bình Quốc tế. Cô khi ấy cho biết sẽ tạm trú ở Thái Lan do tình hình trong nước vẫn bất ổn.
Người hâm mộ Han Lay hy vọng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế, với mục đích chống chiến tranh và bạo lực, có thể giúp cô an toàn cho tới khi tình hình Myanmar ổn định.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức trong chính quyền dân sự, với lý do cáo buộc gian lận bầu cử tháng 11/2020 không được giải quyết. Sự việc làm dấy lên phong trào biểu tình phản đối đảo chính, với tình trạng bạo lực ngày càng leo thang, tới nay đã khiến hơn 500 người thiệt mạng, theo một nhóm quan sát địa phương.
Nhiều nước phương Tây đã lên án việc chính quyền quân sự Myanmar dùng vũ lực với người biểu tình và áp lệnh trừng phạt với các tướng quân đội nước này.
Cảnh sát Thái Lan xịt vòi rồng dẹp biểu tình Lực lượng chức năng Thái Lan dùng vòi rồng giải tán những người biểu tình đòi cải cách chế độ quân chủ gần Hoàng cung ở thủ đô Bangkok. Hơn 1.000 người ngày 20/3 tập trung trước Hoàng cung tại Bangkok đòi thả các lãnh đạo biểu tình và yêu cầu cải cách chế độ quân chủ Thái Lan. Hàng trăm cảnh sát...