Người Thái cũng ưa thích hàng Việt
Thời gian qua, đã có 1 số mặt hàng của Việt Nam thâm nhập thị trường Thái như: Sản phẩm bún tươi, bánh hỏi thương hiệu Ba cô gái, hay bánh Bông lan… được khách hàng không chỉ là người Thái mà cả người Ấn Độ, Malaisia… ưa chuộng.
Các DN cho biết, nhiều mặt hàng của Việt Nam đưa sang Thái Lan bán hiện có giá rẻ hơn cả hàng Thái. Chất lượng cũng đảm bảo, nên có thể cạnh tranh được với hàng Thái ngay trên đất Thái.
Cạnh tranh về giá ngay trên đất Thái
Lần đầu đi tiếp thị tại Thái Lan, bà Nguyễn Thái Nga, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang cho biết, các sản phẩm của DN nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng tại đây.
Khách hàng ban đầu còn lạ lẫm vì thương hiệu mới, nhưng thấy giá rẻ hơn hàng nội địa, lại được giới thiệu là sản phẩm của DN hàng đầu Việt Nam nên tin tưởng. “Chỉ trong 1 buổi sáng chúng tôi đã bán hết sạch số hàng mang theo. Đây là cơ hội mở ra để DN thâm nhập thị trường. Tới đây, chúng tôi sẽ lên kế hoạch đưa hàng sang Thái Lan bán”, bà Nga nói.
Ông Đào Duy Tùng, Phó giám đốc Công ty thực phẩm Dakmark cho biết: “Sản phẩm cà phê của chúng tôi đã được xuất sang thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhưng chưa đưa sang Thái Lan. Lần đầu sang thị trường Thái nhưng không ngờ người tiêu dùng Thái Lan lại tỏ ra rất ưa thích. Điều này thôi thúc chúng tôi nhanh chóng đưa sản phẩm thâm nhập Thái Lan”.
Video đang HOT
Hàng Việt được chào đón trên đất Thái
Thực tế, thời gian qua, đã có 1 số mặt hàng của Việt Nam thâm nhập thị trường Thái và mang lại thành công bước đầu. Sản phẩm bún tươi, bánh hỏi thương hiệu Ba cô gái, hay bánh Bông lan… đã được bán tại nhiều siêu thị trên khắp Thái Lan và được khách hàng không chỉ là người Thái mà cả người Ấn Độ, Malaisia… ưa chộng.
Thái Lan là quốc gia có thế mạnh về nuôi và chế biến thủy sản, nhưng đến nay đã trở thành thị trường tiêu thụ lớn cá tra của Việt Nam. Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Thái Lan đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2015 và đạt kim ngạch 12 triệu USD trong quý 1.2016.
Ông Philippe Broianigo, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Central Group cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam thông qua Central Group vào Thái Lan tăng đều và đã đạt mức 20 triệu USD. Chắc chắn sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, bởi có rất nhiều sản phẩm của Việt Nam được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng.
Các DN Việt Nam cho biết, ban đầu họ không tự tin khi mang hàng sang Thái tiếp thị. Mình có sản phẩm gì họ cũng có sản phẩm đó, cái gì của họ cũng được đánh giá tốt, nên nghĩ rằng mang hàng sang đây sẽ khó cạnh tranh. Nhưng khi tới nơi mới biết, người Thái rất cá tính và thích sự khác biệt. Họ luôn muốn sự đổi mới, nên những sản phẩm mang từ Việt Nam sang, mặc dù Thái Lan cũng có, nhưng vẫn thích sự mới lạ, bà Đặng Thị Trúc Lan Chi, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Tiến, chuyên các sản phẩm về dừa tại Bến Tre nói.
Một số DN cũng cho biết, so về giá cả, hàng Việt hoàn toàn có khả năng cạnh tranh. Nhiều mặt hàng của Việt Nam đưa sang Thái Lan bán hiện có giá rẻ hơn cả hàng Thái. Chất lượng cũng đảm bảo, nên có thể cạnh tranh được với hàng Thái ngay trên đất Thái.
Cơ hội vươn ra toàn cầu
Ông Philippe Broianigo cho rằng: “Đừng nên lo ngại khi các tập đoàn Thái Lan thâm nhập vào Việt Nam. DN Thái vào Việt Nam, cũng sẽ phát triển hệ thống nhà cung cấp tại chỗ, để cung cấp các sản phẩm không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn cầu, trong đó có Thái Lan. Phải coi đây là cơ hội hợp tác giữa các DN, nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.
“Việt Nam có chi phí nhân công rẻ và có tay nghề cao, nhất là trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, đó là lợi thế lớn. Cái cần nhất là phải nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và nhất là hiện đại hóa khâu bao bì, đóng gói. Giải quyết xong vấn đề này, thì cơ hội thành công của hàng Việt Nam sẽ rất lớn trên thị trường quốc tế”, Philippe Broianigo nói.
Mới đây, Central Group và Bộ Công thương Việt Nam đã tổ chức hội chợ hàng Việt Nam tại Bangkok. Các sản phẩm bày bán tại đây như đồ gỗ, may mặc, vải thiều, thanh long, thậm chí cả khoai lang Việt Nam, đã làm nhiều người tiêu dùng Thái mê mẩn, ông Philippe Broianigo cho biết.
Theo Trần Thủy (Vietnamnet)
Hàng Việt đang bị 'o ép' bởi 2 gọng kìm
Hàng Việt Nam đang chịu sự tấn công trực diện trên sân nhà bởi 2 gọng kìm thít chặt. Đó là hàng Trung Quốc vẫn không ngớt "làm mưa làm gió" và nay là hàng "Made in Thailand" tung hoành khắp các con phố thị thành, từ các hệ thống siêu thị đến đại lý bán lẻ, chợ truyền thống... Sức ép tấn công ngày càng tăng mạnh khi Cộng đồng ASEAN (AEC) đã hình thành.
Đẹp, rẻ, bền hơn hàng nội
Khảo sát tại Hà Nội cho thấy, các cửa hàng bán đồ Thái Lan nằm rải rác tại nhiều tuyến phố Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng. Thông qua các Cty phân phối, nhập khẩu trong nước, hàng Thái vào Việt Nam (VN) một cách công khai và âm thầm chiếm lĩnh thị trường nội địa. Chị Thương (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Gia đình chị đã dùng hàng Thái Lan từ nhiều năm nay, từ kem đánh răng, khăn tắm, quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng... chất lượng đều rất bền. Nước rửa chén, nước giặt, nước xả vải hay nước lau sàn dùng không bị nhờn dính như các sản phẩm thông thường trong nước. Giá cả hàng gia dụng Thái rất hợp lý, chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn tuỳ mặt hàng, nên gia đình chị rất yên tâm sử dụng".
Tại các chợ Bình Tây (Q.6), Bến Thành (Q.1), chợ Cũ, quận 1 (TPHCM), các mặt hàng bánh kẹo, mứt tết được coi là "chủ lực" mùa tết cũng đều mang thương hiệu của Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia với đủ các chủng loại, màu sắc để trên các kệ hàng. Hàng Thái có mặt ở hầu hết các hệ thống phân phối, từ các siêu thị Citimart, Big C, Co.op Mart... đến hệ thống các chợ lớn - nhỏ tại TPHCM. Thông dụng nhất là mì gói với khoảng 3 - 4 nhãn hiệu với đủ chủng loại mì chay, mặn, mì ly, mì tô. Riêng các loại cá đóng hộp cũng không dưới 4 loại như Ba cô gái, Lucky Roza...
Hàng Việt Nam đang bị hàng Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc... cạnh tranh gay gắt.Ảnh: KỲ ANH
Ngay cả trái cây, các mặt hàng vốn là thế mạnh của VN như cam, quýt, sầu riêng, xoài cát, vải, nhãn, chôm chôm cũng chịu cạnh tranh gay gắt của trái cây Thái Lan và hàng VN hiện chỉ chiếm một phần không đáng kể. Tại khu vực chợ Cũ, quận 1, hỏi mua bánh kẹo VN mang về quê làm quà, phóng viên được đa số tiểu thương cho biết hàng của Thái Lan, Malaysia chiếm chủ yếu. Tiểu thương tên H cho hay, kẹo bánh cao cấp của Thái Lan, Malaysia mùa này bán chạy nhất. Chị Nguyễn Thị Nguyệt (nhà quận 4, TPHCM) đang mua một hộp thạch rau câu của Thái Lan ở khu chợ Cũ tâm sự: "Giá các mặt hàng của Thái không cao hơn hàng VN là mấy, nhưng chất lượng của họ thì an tâm hơn, nên gia đình yên tâm mua cho trẻ".
Doanh nghiệp Việt chỉ thích ăn xổi!
Anh Ngọc (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "DN Việt thường hô khẩu hiệu "Người VN ưu tiên dùng hàng VN" nhưng chất lượng nhiều mặt hàng kém, giá thành cao, mẫu mã xấu, lỗi nhiều... gây mất niềm tin cho người tiêu dùng (NTD). DN Việt chỉ gia công "ăn xổi" là giỏi, xuất hàng thô rồi lại nhập hàng thành phẩm về bán, khi khó bán thì nhờ bảo hộ hô hào kêu gọi ủng hộ. Điều đáng nói là hiện tượng hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt bán tràn lan, chất lượng kém đã làm hàng Việt mất uy tín, mất thương hiệu dẫn đến người dùng tẩy chay". "Nhà sản xuất Việt làm ăn "chộp giật", hàng lúc mới ra khá tốt, sau đó chất lượng kém dần theo thời gian. Tôi tin tưởng hàng Việt, mua liền một lúc 3 chiếc quạt của một hãng sản xuất có uy tín, nhưng chỉ một thời gian ngắn, cả 3 chiếc đều hư hỏng phần nhựa, chỉ còn phần sắt. Nhưng, có 2 chiếc quạt Thái tôi mua từ năm 1992 và năm 2000, tuy cũ nhưng vẫn còn sử dụng tốt, nguyên vẹn chưa hề sứt mẻ" - chị Cúc (Cầu Giấy, Hạ Nội) cho hay. Với những lí do trên, hàng VN ngày càng mất niềm tin trong mắt NTD, hàng hóa Việt thường bị gắn mác là hàng "xịn" giá "chát"; nếu giá rẻ, chất lượng ngang bằng Trung Quốc thì mẫu mã lại thua. Do đó, hàng Thái Lan là lựa chọn tối ưu nhất hiện nay.
Theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội, gần tết, nhiều DN bán hàng Thái Lan sẽ tung nhiều chiêu khuyến mãi kích cầu, giảm giá sản phẩm... để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Không chỉ mạnh ở hàng tiêu dùng, Thái Lan hiện vượt qua cả Trung Quốc trở thành quán quân xuất khẩu rau quả vào VN. Hiện nay, các DN Thái không những đầu tư mạnh vào hệ thống phân phối mà còn đầu tư cả sản xuất. Để đuổi kịp người Thái trong 5 - 10 năm nữa, ông Phú cho rằng, điều mấu chốt DN Việt cần phải làm là từng bước tổ chức lại sản xuất, đầu tư khoa học - công nghệ, có chính sách rõ ràng, hiệu quả, tổ chức tốt hệ thống phân phối và cùng nhau liên kết tạo sức mạnh trước ngưỡng cửa hội nhập. "Doanh nghiệp Việt chần chừ là mất sân" - ông Phú nói.
Theo Lao đông
Hàng Việt trong AEC: Người tiêu dùng chỉ chọn khi nó thực sự tốt Người tiêu dùng chỉ chịu móc túi ra mua hàng Việt khi hài lòng đối với những sản phẩm làm tốt. Việt Nam chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa là động lực, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Tại ĐBSCL, vùng kinh tế sản xuất...