Người Thái ăn lẩu Thái, chè Thái ở Sài Gòn: Xứ chùa Vàng không có món này
Sống ở TP.HCM, tôi rất thích lê la quán xá cùng các bạn người Việt vì món ăn Việt rất ngon. Có lúc, các bạn thấy tôi nhớ nhà nên rủ đi ăn món Thái. Và nhiều chuyện bất ngờ pha lẫn khôi hài đến từ đây.
Món Som Tum (goi đu đu) chua chua cay cay rất dễ “gây nghiện”
Ở Thái không có lẩu Thái
Nhiều món ăn nổi tiếng Sài Gòn có tên gắn với chữ “Thái” khiến tôi vô cùng tò mò khi nghe đến, đặc biệt là lẩu Thái và chè Thái. Tôi rất ngạc nhiên khi biết nhiều hàng quán bán hai món này, thậm chí có cả một con đường sầm uất bán chè Thái. Nhưng… ở Thái Lan, không hề có món lẩu Thái và chè Thái giống vậy!
Cứ nói đến đồ ăn Thái là mặc định vị cay nồng và chua, nên nồi lẩu Thái ở Sài Gòn cũng theo đó có màu cam đỏ như màu ớt và rau ăn kèm là các loại hợp vị chua, còn thịt hay hải sản thì tùy ý người gọi. Ăn đến lần thứ 3 thì tôi ngẫm ra, có lẽ lẩu Thái ở Sài Gòn lai giữa 2 món ăn Geang Som và Tomyum phổ biến ở Thái Lan.
Geang Som là món canh rau thập cẩm, thường gặp nhất là rau muống. Khi nấu, người Thái giã ớt đỏ khô, ớt hiểm khô, hành tím, rễ của cây lưỡi cọp, mắm ruốc trong cối đá rồi hòa vào nước, nấu sôi lên, cho rau và thêm gia vị gồm nước me, đường được làm từ dừa, nước mắm và chanh. Món ăn này có vị chua, cay, mặn, ngọt và ít béo.
Tod Man (chả cá cay), một trong những món Thái được người nước ngoài ưa thích
Video đang HOT
Khao Moo Daeng (cơm xá xíu)
Trong khi đó, Tomyum là món súp nấu từ các loại cây gia vị và không có rau. Khi nấu nước dùng, bắt buộc phải có củ riềng, sả, hành tím và lá chanh Thái, nêm bằng nước mắm, ớt, chanh và ngò gai. Một số vùng còn cho thêm sữa vào món Tomyum. Cả Geang Som và Tomyum đều dùng chung với cơm.
Còn món chè Thái thì đến bây giờ tôi vẫn chưa nghĩ ra là sự kết hợp của những món tráng miệng nào ở Thái Lan.
Vậy thì làm sao để biết đâu mới đúng là món ăn Thái Lan chính hiệu?
Khao Soi (hủ tiếu cà ri), một trong những đặc sản của miền Bắc Thái Lan
Những ai mê món Thái đều biết đến Pad Thai (hủ tiếu xào)
Khám phá lễ hội ẩm thực Zap’Ver
Đây là sự kiện nhằm giới thiệu những món ăn đường phố Thái Lan đầy màu sắc và đa dạng, do Lãnh sự quán Thái Lan kết hợp với 12 nhà hàng Thái tại TP.HCM tổ chức. Zap’Ver là tên kết hợp giữa từ “Zap” (tiếng Thái nghĩa là ngon) và Ver (viết tắt của từ “Over”, tiếng Anh nghĩa là hơn thế). Lễ hội nhấn mạnh đến những món ăn đơn giản, phổ biến nhưng ngon hơn tưởng tượng.
Tại lễ hội này, các nhà hàng sẽ phục vụ các món ăn Thái đúng vị chua cay từ các vùng miền khác nhau như Đông Bắc với món Som Tum (Gỏi đu đủ), gà nướng hay miền Bắc với Khao Soi (hủ tiếu cà ri)… và các món phổ biến với du khách như Pad Thai (hủ tiếu xào), Khao Moo Daeng (cơm xá xíu), Tod Man (chả cá cay)…
Bên cạnh đó, công chúng sẽ có dịp thưởng thức rượu ngâm truyền thống của Thái với tên gọi Ya Đong, bia và trà Thái. Chương trình của lễ hội còn có các buổi biển diễn nghệ thuật đường phố.
Sự kiện chỉ diễn trong ngày 11.9.2018 tại Lãnh sự quán Thái Lan (Q.3, TP.HCM), bắt đầu lúc 6 giờ chiều.
Theo Thanhnien
5 địa chỉ ăn vặt nổi tiếng gắn liền với các khu chợ ở Hà Nội
Xuất phát điểm với hàng chè được giới trẻ đánh giá là ngon với đủ món như chè Thái, chè bưởi, chè khoai môn.., khu ẩm thực chợ Nam Đồng (quận Đống Đa) ngày càng phát triển với món nem thính, nộm bò khô, nem cuốn...
Mỗi chiều, khu vực này rất đông khách, thậm chí có người đến sau phải gửi xe phía ngoài chợ để đi vào. Giá một bát chè dao động 15.000 - 25.000 đồng, nem rán 30.000 đồng một đĩa.
Chợ Nghĩa Tân
Đây được coi là "thiên đường" ăn vặt giá rẻ ở khu vực Cầu Giấy với san sát các hàng quán bán đủ món từ đầu giờ chiều đến tối khuya. Những món ăn vặt chợ Nghĩa Tân được nhiều người yêu thích là bánh gối (8.000 đồng một cái), bánh giò (10.000 đồng một cái), trứng vịt lộn ngải cứu (8.000 đồng một quả)... Từ chiều tối có các quán ốc, nem rán, đồ nướng, bún cá... cũng rất đông khách.
Chợ Đồng Xuân
Khu chợ này được khách nước ngoài khám phá nhiềukhông chỉ vì sự đa dạng của hàng hóa mà còn bởi những món ăn Hà Nội được lan truyền trên các blog du lịch. Nổi tiếng nhất là bún ốc đặc trưng Hà Nội (30.000 - 40.000 đồng một tô), bún chả que tre (30.000 đồng một phần), bánh rán mặn (3.000 đồng một chiếc) và các loại chè ngọt mát (10.000 - 15.000 đồng một ly). Chợ thuộc quận Hoàn Kiếm, ngay trong khu phố cổ.
Chợ Thành Công
Ngoài cháo trai trứ danh, chợ Thành Công (quận Đống Đa) còn có thức quà chiều cho học sinh ở những trường học gần đó và ngày càng thu hút giới trẻ ghé thưởng thức. Miến cua, miến trộn, bún mọc... được bán với giá 25.000 đồng một tô. Trong chợ có nhiều hàng chè, bán đủ loại với giá 8.000 - 15.000 đồng một ly. Ở phía ngoài chợ bán ngô luộc, khoai nướng bình dị nhưng ngon miệng. Ngô luộc 6.000 đồng một bắp.
Chợ Ngô Sỹ Liên
Quận Ba Đình không có nhiều khu vực được bán hàng vỉa hè như các quận khác, vì thế chợ Ngô Sỹ Liên (gần ga Hà Nội, cổng Trần Quý Cáp) cũng là một điểm đến khám phá ẩm thực thú vị. Nơi đây cũng biết đến với món "bún chửi" nổi tiếng. Từ sáng sớm, các hàng bún bò, bún thang, miến trộn, bún chả... (20.000 - 35.000 đồng một phần) đã rất rộn ràng. Từ đầu giờ chiều trở đi có các hàng bánh giò, quẩy nóng, bánh trôi tàu, mì xào chua ngọt, trứng cút lộn. Giá cả đồ ăn vặt ở chợ Ngô Sỹ Liên vừa phải, tuy nhiên không gian hàng quán hơi hẹp.
Theo VnExpress
Học mẹ Gold nấu chè Thái ngon xuất sắc, tiệm cũng phải chào thua! Chè Thái nấu đúng cách thì ngọt mát, thơm mùi sầu riêng, các hương vị được kết hợp hài hòa, bạn chỉ có thể dừng ăn vì quá no chứ không thể vì chán ngán được! Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu chè Thái: Sầu riêng: 500gr Thanh long 1 quả Dưa hấu 1 khoanh tròn Nhãn: 200g Mít:...