Người Tatar ở Crimea dọa tiến hành chiến tranh du kích chống Nga
Một đại diện của cộng đồng Hồi giáo thiểu số Tatar ở Crimea cảnh báo họ sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh du kích chống lại quân Nga.
Một người Hồi giáo thiểu số Tatar ở Crimea – Ảnh: Reuters
Theo AFP ngày 7.3, khoảng 200 người thiểu số Tatar đã rời khỏi khu tự trị Crimea để đến thành phố Lviv (phía tây Ukraine, sát biên giới với Ba Lan) sau khi chính quyền Crimea thông qua sắc lệnh ủng hộ việc sáp nhập vào Nga.
“Ở đây tôi cảm thấy an toàn. Tôi lo lắng cho sự an nguy của con cái tôi do lính Nga có mặt ở Crimea”, một bà mẹ trẻ người Tatar rời khỏi Crimea cùng ba đứa con, nói với AFP.
Chính quyền Lviv tuyên bố họ hoan nghênh những người Tatar đến tá túc, và thiết lập đường dây nóng cho bất kỳ ai từ Crimea muốn lánh đến thành phố này, theo AFP.
Video đang HOT
Cũng theo AFP, không chỉ chính quyền thành phố mà người dân địa phương Lviv cũng đang mở rộng vòng tay đón chào hơn 500 người Tatar đến từ Crimea. Các chủ khách sạn ở Lviv còn cho họ ở trọ miễn phí.
Tại Lviv, ông Alim Aliyev, người đại diện cho cộng đồng thiểu số Tatar, cho biết ông vẫn rất lạc quan về tình hình Ukraine.
Những người đàn ông Tatar đã để cho người thân của họ rời khỏi Crimea, và họ ở lại để bảo vệ Crimea, ông Aliyev nói.
“Một khi người Tatar còn ở Crimea, Crimea vẫn là một phần của Ukraine”, ông Aliyev nhấn mạnh.
Ông Aliyev cảnh báo người Tatar sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh du kích chống lại quân Nga ở Crimea nếu lính Nga không rút lui.
Hôm 6.3, chính quyền khu tự trị Crimea đã thông qua sắc lệnh ủng hộ tái sáp nhập vào Nga. Phản ứng lại động thái này, Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt chống lại Nga và Liên minh châu Âu cũng đe dọa trừng phạt Nga.
Theo tờ Le Monde (Pháp), người Tatar, gốc Thổ – Mông Cổ và theo đạo Hồi, chiếm khoảng 12% dân số Crimea, có mặt tại bán đảo này từ thế kỷ 18. Trong thập niên 1940, phần lớn cộng đồng dân tộc này ở Crimea bị đưa sang Siberia và một số vùng ở Trung Á vì bị cáo buộc ủng hộ phát xít Đức. Đến năm 1991, người Tatar mới được trở về Crimea. Chính vì lý do nói trên mà cộng đồng Tatar là thiểu số ở bán đảo này phản đối Ukraine thắt chặt quan hệ với Nga. Lan Chi
Theo TNO
Nga thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa thành công
Nga bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa(ICBM) từ khu thử nghiệm tên lửa Kapustin Yar ở miền nam nước Nga vào ngày 4.3.
Bệ phóng di động tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-12M Topol tại một bảo tàng quân sự của Nga - Ảnh: Reuters
Hãng tin RIA Novosti (Nga) dẫn lời Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Yegorov cho biết cuộc phóng thử nghiệm ICBM RS-12M Topol đã diễn ra thành công.
Theo AFP, ICBM RS-12M Topol có tầm bắn khoảng 10.000 km và Kapustin Yar cách biên giới với Nga - Ukraine khoảng 450 km về phía đông.
Cuộc phóng tên lửa trùng hợp vào thời điểm báo đài thế giới đưa tin Nga đưa quân đến khu tự trị Crimea của Ukraine, theo RIA Novosti.
Trong cuộc họp báo ngày 4.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ thông tin lực lượng mặc quân phục không phù hiệu đang hiện diện ở Crimea là quân đội Nga.
Nga cũng đã thông báo trước với Mỹ về vụ phóng tên lửa ngày 4.3, theo AFP.
Theo TNO
Nga sẽ trả giá đắt cho hành động quân sự tại Ukraine? Các nhà phân tích nhận định rằng Nga sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế lẫn chính trị, hơn là đạt được lợi ích gì, khi can thiệp quân sự vào Ukraine, theo AFP. Các binh sĩ trong quân phục không có phù hiệu, được cho là quân Nga, hiện diện tại khu tự trị Crimea - Ảnh:...