Người tát, bóp cổ trẻ có bằng đại học sư phạm mầm non
Chủ nhóm trẻ gia đình Phương Anh có bằng đại học chuyên ngành giáo dục mầm non của trường ĐH Sài Gòn, nhưng lại là người trực tiếp đánh trẻ dã man.
UBND phường đã nhiều lần nhắc nhở và xử phạt nhóm trẻ
Sáng nay 17/12, bà Trần Thị Minh Nguyệt – Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức) – cho biết UBND phường đã có công văn khẩn báo cáo về vụ bạo hành tại nhóm trẻ gia đình Phương Anh (số 18 đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức) do bà Lê Thị Đông Phương, 32 tuổi, làm chủ.
Chủ trường có bằng sư phạm nhưng trực tiếp đánh trẻ dã man (Ảnh cắt từ clip của báo Tuổi trẻ)
Theo báo cáo, tháng 10/2013, bà Phương mở điểm giữ trẻ Phương Anh với quy mô giữ 3 cháu do bà Phương trực tiếp trông giữ. Đến ngày 15/11, đoàn kiểm tra liên ngành của phường tiến hành kiểm tra thì tại đây có giữ 9 trẻ (từ 12 tháng tuổi trở lên) do bà Phương phụ trách và có thuê người giúp việc trông giúp trẻ. UBND phường đã yêu cầu bà Phương ngưng việc nuôi dạy trẻ ở địa chỉ trên; đồng thời hướng dẫn bà Phương làm các thủ tục để được cấp phép hoạt động theo quy định. Đoàn kiểm tra cũng yêu cầu bà tháo biển hiệu cơ sở này khi chưa được cấp phép hoạt động.
Đến ngày 6/12, đoàn kiểm tra phường tiếp tục kiểm tra thì tại đây lại tiếp tục nuôi giữ trẻ không phép. Phường đã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và yêu cầu điểm giữ trẻ của bà Phương ngưng ngay đến việc giữ trẻ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến ngày 13/12, người dân phản ánh và gửi công an phường bằng chứng là một clip quay lại hình ảnh quản lý, bảo mẫu của nhóm trẻ tư thục Phương Anh có hành vi hành hạ nhiều cháu bé.
Chủ nhóm trẻ có bằng sư phạm mầm non
Bạn đọc có thông tin, hình ảnh, video về các vụ bạo hành trẻ em xin mời cộng tác với Dân trítheo địa chỉ dantri@dantri.com.vn , xahoi@dantri.com.vn hoặc gọi ngay về đường dây nóng 0973567567.
Cũng theo báo cáo của UBND phường và hình ảnh trực tiếp từ clip, chủ nhóm trẻ là bà Lê Thị Đông Phương là người trực tiếp đánh trẻ. Bên cạnh đó, Nguyễn Lê Thiên Lý, 19 tuổi, hộ khẩu thường trú ở ấp Thác Lác, xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang giúp việc cho nhóm trẻ cũng dùng tay đánh vào mông, lưng, cánh tay,… trẻ. Thức ăn trẻ ói ra tô Lý tiếp tục đút cho trẻ ăn tiếp; dốc người trẻ vào thùng phuy để dọa trẻ ăn nhanh hơn.
Điều đáng nói là bà Phương có bằng đại học chuyên ngành mầm non do ĐH Sài Gòn cấp, từng có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ ở trường Mầm non Hoa Lư (quận 1). Trong khi đó, Nguyễn Lê Thiên Lý trình độ văn hóa 12/12 đang thử việc 3 tháng qua thỏa thuận miệng cũng đang học lớp cấp dưỡng tại trường ĐH Sài Gòn.
Theo bà Trần Thị Minh Nguyệt – Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Phước – hiện công an phường phối hợp với công an quận đã triệu tập bà Phương và Lý để xử lý theo thầm quyền. UBND phường tăng cường kiểm tra các hoạt động nhóm trẻ gia đình trên địa bàn để không xảy ra bạo hành trẻ như sự vụ nhóm trẻ gia đình Phương Anh.
Phụ huynh bàng hoàng sau khi chứng kiến cảnh bảo mẫu đánh trẻ
Sự việc bạo hành tại nhóm trẻ này khiến nhiều phụ huynh từng gửi con ở đây bức xúc, bàng hoàng. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, bà ngoại bé Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hơn 30 tháng tuổi, cho biết cha mẹ bé ở trọ đối diện điểm giữ trẻ này. Cháu được gửi ở đây gần 2 tháng nhưng thấy cháu về bị ốm nhiều nên gia đình đã cho cháu nghỉ cách đây 2 ngày. Bà Phụng chia sẻ: “Bình thường đưa cháu đến thấy các cô vui vẻ lắm nhưng sao vẫn có cảm giác không yên tâm. Không ngờ họ lại đối xử với trẻ như vậy”.
Lê Phương – Hoài Nam
Theo Dantri
Quảng Bình: Tàu cá thứ 3 bị mất tích
Liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tuần đã có 3 tàu cá của ngư dân của huyện Quảng Trạch, Quảng Bình bị nạn ngoài khơi, con số ngư dân mất tích được cơ quan chức năng địa phương xác nhận lên đến 28 người.
Thông tin từ UBND xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho biết, xã đã nhận được tin báo từ người nhà ông Nguyễn Văn Chuẩn, ở thôn Xuân Lộc về tàu đánh cá mang số hiệu QB 93977 TS của họ đã mất liên lạc từ 2 ngày nay.
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang tích cực tìm kiếm 13 ngư dân bị mất tích trên biển
Trước đó, chiếc tàu đánh cá do ông Nguyễn Văn Chuẩn làm thuyền trưởng ra khơi đánh bắt từ ngày 26-12-2012 tại vùng biển gần đảo Hải Nam (Trung Quốc). Khi đi trên tàu có 7 ngư dân đều trú tại xã Quảng Phúc. Bình thường trên tàu chỉ trang bị máy liên lạc tầm ngắn nên thường giữa khoảng thời gian đó ông Chuẩn vẫn hay mượn máy liên lạc tầm xa của các tàu cùng đánh bắt trong khu vực để liên lạc về nhà. Nhưng lần này đã 9 ngày ông Chuẩn không liên lạc. Hiện chính quyền địa phương và người nhà gia đình ông Chuẩn đã cử 2 tàu đi tìm kiếm, tìm cách liên lạc, xác định vị trí con tàu này.
Trong quá trình tìm kiếm, lực lượng cứu hộ, cứu nạn tiếp tục nhận được tin có thêm 2 tàu cá được cho là mất tích trên biển
Trước đó, vào ngày 30-12-2012 chiếc tàu cá mang số hiệu QB 93714TS bị mất tích ngoài khơi khiến 13 ngư dân mất tích. Cũng trong ngày 30-12 thêm một chiếc tàu cá khác mang số hiệu QB 93469TS do ngư dân Nguyễn Đức Thắng (SN 1975, trú thôn Tân Định, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch) làm thuyền trưởng, bị mất tích đến nay không liên lạc được.
Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn vẫn đang được gia đình, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích và xác định vị trí 2 con tàu cá bị đắm.
Theo 24h
Truy tố ông Đoàn Văn Vươn tội giết người Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng vừa kết luận anh em ông Đoàn Văn Vươn phạm tội "giết người - chống người thi hành công vụ" với khung hình phạt từ từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng, 4 người trong gia đình ông...