Người tài xế ‘chở ấm no’ tới đồng bào vùng cao
Bên cạnh công việc là một tài xế taxi, anh Nguyễn Thái Ngọc hằng ngày vẫn bận rộn với những chuyến xe chở nhu yếu phẩm hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại vùng cao tỉnh Thanh Hóa.
Anh Nguyễn Thái Ngọc, Chủ nhiệm CLB Thiện nguyện Thanh Hóa. (Ảnh: NVCC)
Anh Nguyễn Thái Ngọc (45 tuổi ở TP Thanh Hóa) hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Thiện nguyện Thanh Hóa. Trong gần 6 năm hoạt động, CLB đã tổ chức nhiều chuyến thiện nguyện tới các xã, bản miền núi trong tỉnh, hỗ trợ bà con Nhân dân và đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn những đồ dùng thiết yếu như quần áo ấm, sách vở, máy lọc nước…
Người tài xế với cơ duyên làm thiện nguyện
Là người con của mảnh đất Yên Cát (Như Xuân), anh Ngọc thấm thía những vất vả, thiếu thốn của những người dân miền núi, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Với công việc chính là tài xế taxi, anh đã chứng kiến những khó khăn, vất vả của bà con ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đó cũng chính là động lực thôi thúc người tài xế này tham gia vào các hoạt động thiện nguyện.
Vào năm 2017, trong một lần hữu duyên công tác tại chùa Thiên Thanh (Triệu Sơn), anh Ngọc cùng sư trụ trì và các Phật tử thành lập CLB Thiện nguyện chùa Thiên Thanh. Tuy CLB chỉ hoạt động trong 1 năm, nhưng đó là tiền đề sau này anh thành lập CLB thiện nguyện của riêng mình.
Sau chuyến thiện nguyện giúp đỡ đồng bào tại bản Sa Ná ( Na Mèo, Quan Sơn) trong trận lụt lịch sử năm 2019, anh quyết định thành lập CLB Thiện nguyện Thanh Hóa với mục đích tổ chức thường xuyên các chuyến thiện nguyện để giúp đỡ được nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ.
Anh Ngọc chia sẻ, những ngày đầu thành lập, CLB gặp không ít khó khăn bởi chưa nhận được sự tin tưởng từ cộng đồng. Đồng thời, bản thân các thành viên trong CLB cũng là những cá nhân có điều kiện kinh tế cơ bản, vì yêu thích việc làm thiện nguyện nên chung tay cùng anh xây dựng CLB. Có thể nói, tài chính là một trong những bài toán lớn được đặt ra của CLB Thiện nguyện Thanh Hóa tại thời điểm đó.
Đối với cá nhân anh Ngọc, những ngày đầu làm thiện nguyện, anh nhận về không ít sự phản đối từ bạn bè, người thân. Ngay cả vợ anh khi ấy cũng không ủng hộ. Tuy nhiên, sau khi nhìn thấy những việc làm có ích cho xã hội của anh được công nhận, chị không chỉ ủng hộ mà còn trực tiếp tham gia vào những chuyến thiện nguyện cùng chồng.
Video đang HOT
Một chuyến thiện nguyện của CLB Thiện nguyện Thanh Hóa. (Ảnh: NVCC)
Chia sẻ với những hoàn cảnh đặc biệt
Sau 5 năm chính thức đi vào hoạt động, CLB Tình nguyện Thanh Hóa đã có 40 thành viên đến từ khắp nơi trên địa bàn tỉnh.
“Nhận được sự ghi nhận của địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh, đến nay CLB đã tổ chức được gần 50 chương trình thiện nguyện, chủ yếu hỗ trợ và giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn tại vùng cao, đặc biệt là các trường tiểu học tại các xã, bản miền núi Thanh Hóa. Mỗi chương trình được tổ chức với kinh phí từ 40 – 50 triệu đồng”, anh Ngọc cho biết.
CLB hỗ trợ bà con kinh phí, thực phẩm và những đồ dùng thiết yếu như quần áo, chăn ấm… và đặc biệt là hỗ trợ máy lọc nước cho các trường tiểu học vùng cao. Kinh phí tổ chức các chương trình thiện nguyện do anh và các tình nguyện viên vận động, quyên góp từ cộng đồng, các nhà hảo tâm và từ chính các thành viên của CLB.
Anh kể lại một chuyến đi khiến anh nhớ nhất, đó là lần CLB tổ chức thiện nguyện vào mùa đông tại bản Nà Đang (xã Lâm Phú, Lang Chánh) vào năm 2021. Khi đó, trên đường lên bản Nà Đang, xe chở vật phẩm quyên góp bỗng tụt dốc. Các thành viên cùng một số người dân bản liền đẩy xe lên dốc và vác hàng hóa đi bộ lên bản để có thể tiếp tục chuyến thiện nguyện. Hình ảnh các thành viên với gương mặt lấm lem khói đen nhưng trên môi vẫn nở nụ cười chính là hình ảnh anh không thể nào quên được trong suốt hành trình làm thiện nguyện của mình.
Không chỉ tổ chức các chuyến thiện nguyện trên địa bàn vùng cao, anh còn thường xuyên giúp đỡ những hộ gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xung quanh mình. Gần đây nhất là trường hợp của chị Nguyễn Thị Thoa (46 tuổi ở xã Quảng Minh, TP Sầm Sơn).
Chị Thoa bị tai biến 4 năm nay, đã mất hoàn toàn khả năng lao động, hiện sống cùng mẹ là bà Bùi Thị Ban (73 tuổi) và có một con gái 4 tháng tuổi. Toàn bộ chi phí sinh hoạt của gia đình đều trông chờ vào khoản trợ cấp cựu thanh niên xung phong ít ỏi của bà Ban.
Theo chân anh Ngọc đến thăm và động viên gia đình chị Thoa, ủng hộ chị những bộ quần áo cho em bé, đồng thời kêu gọi các nhà hảo tâm quyên góp, ủng hộ cho chị Thoa, mới thấy rằng anh tâm huyết với công việc thiện nguyện này đến nhường nào.
Anh Thái Ngọc cùng CLB Thiện nguyện Thanh Hóa tổ chức chuyến thiện nguyện tại bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện Mường Lát. (Ảnh: NVCC )
Chia sẻ những mục tiêu trong tương lai của CLB, anh Ngọc cho biết thêm: Thời gian tới CLB sẽ cố gắng tổ chức ít nhất 4 chương trình tình nguyện trong 1 năm. Đồng thời, nỗ lực đưa CLB Thiện nguyện Thanh Hóa ngày càng phát triển nhằm duy trì đều đặn các hoạt động và tổ chức kịp thời, có hiệu quả những chuyến thiện nguyện hướng về cộng đồng.
Cô gái tự tay cạo trọc đầu...
Đoạn video ghi lại khoảnh khắc một cô gái không chút do dự đưa tông đơ lên cạo trọc đầu đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Câu chuyện đằng sau khiến nhiều người xúc động.
Không tiêu cực cũng không biến cố
Nhân vật chính trong video là Nguyễn Thu Trang (25 tuổi), ngụ tại Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng. Chia sẻ về hành động này, Trang bộc bạch: "Năm 2016, mình bắt đầu tham gia hoạt động thiện nguyện và được tiếp xúc với rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, trong đó có các bệnh nhân ung thư. Trải qua quá trình điều trị, ngoài đau đớn về thể xác, người bệnh bị rụng tóc nên đi đâu cũng phải đội mũ, khăn... với những mặc cảm riêng. Từ đó, bản thân mong muốn hiến tặng mái tóc để góp phần động viên người bệnh, giúp họ tự tin hơn".
Câu chuyện cạo trọc đầu của Thu Trang khiến nhiều người xúc động
CHỤP MÀN HÌNH
Với Trang, từ bỏ mái tóc dài yêu thích là thay đổi cực kỳ lớn. Đó là điều mà cô chưa bao giờ làm. "Hơn 1 năm trước, mình đã có suy nghĩ cạo trọc đầu để hiến tóc. Điều này sẽ giúp mình dễ dàng trò chuyện và chia sẻ với bệnh nhân. Tuy nhiên tại thời điểm đó, mình vẫn chưa có đủ dũng khí và tâm lý vững vàng để thực hiện", Trang nói.
Cách đây không lâu, trong một chuyến thiện nguyện đến tỉnh Thái Bình, chứng kiến hình ảnh bệnh nhân không có tóc, cụt tay và chân... khiến Trang vô cùng xót xa. Cô gái này quyết tâm thực hiện mong ước còn dang dở.
Ngày 30.9.2023, Trang đến một salon có hỗ trợ cắt miễn phí cho người hiến tóc. Cả chủ tiệm lẫn nhân viên đều ngỡ ngàng, lo lắng vì nghĩ rằng cô đang gặp phải biến cố nào đó, nhất thời muốn cạo trọc đầu. Thế nhưng, khi nghe Trang trình bày rõ nguyện vọng muốn hiến tặng tóc cho bệnh nhân ung thư thì mọi người đã nhận lời hỗ trợ cô. Trong video, Trang cầm lấy tông đơ tự tay cạo từng đường tóc với tâm thế vui vẻ: "Mình vô cùng hạnh phúc khi được thực hiện trọn vẹn mong ước ấp ủ bấy lâu, sẽ không bao giờ hối hận về việc làm này".
Luôn luôn xinh đẹp và tự tin
"Trước mình cũng đã có rất nhiều người dũng cảm hơn thế, âm thầm đóng góp mà không cần một lời tán thưởng nào. Mình chỉ mong muốn qua đây, mọi người sẽ yêu thương và có sự đồng cảm hơn với bệnh nhân ung thư. Mình cũng từng là cô gái quanh năm làm bạn với bệnh viện, có những lúc chán nản, tiêu cực nhưng chưa từng bị bỏ lại. Mỗi lần có sự cố thì bằng cách nào đó đều được giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Cho đến hiện tại, mình mong muốn được sống trọn vẹn từng ngày, đón nhận mọi nhân duyên", Trang chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quản lý và Công nghệ Hải Phòng (trước đây có tên là Trường ĐH dân lập Hải Phòng), Trang rẽ hướng và bén duyên với công việc làm bánh kem. Hiện tại, bên cạnh quản lý cửa hàng, cô gái này còn là một trong những "thủ lĩnh" của nhóm tình nguyện Hải Đăng Hải Phòng.
Hình ảnh tự tin của cô gái trước và sau khi cạo trọc đầu NVCC
Người truyền động lực cho Trang tham gia các hoạt động vì cộng đồng chính là mẹ của cô, bà Đỗ Thị Hường (45 tuổi), ngụ tại TP.Hải Phòng. "Tôi không có cơ hội tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện như con gái, chỉ giúp đỡ được những người khó khăn khi tình cờ gặp ngoài đường. Mặc dù không dư dả gì nhưng cái tâm mình có thì vẫn sẻ chia được cho người khác. Hy vọng con gái sẽ làm được điều mong muốn và những việc mà mẹ chưa làm được", bà Hường nói.
Khi được hỏi cảm nhận về thay đổi mới của Trang, bà Hường cho hay: "Dù với mái tóc dài hay không, tôi vẫn luôn tự hào và thấy con gái thật xinh đẹp. Tôi hoàn toàn ủng hộ và tôn trọng quyết định của Trang. Tóc của con rồi sẽ dài lại nên mình giúp được gì cho các bệnh nhân ung thư thì cứ làm thôi".
Xem được video khoảnh khắc Trang cạo trọc đầu, Lê Thị Kiều Na (22 tuổi), ngụ tại đường Cù Chính Lan, P.Hòa Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng, bày tỏ: "Mình vô cùng ngưỡng mộ việc làm dũng cảm của chị. Mình tin rằng với hành động đó, chị sẽ nhận lại những điều tốt đẹp nhất. Cô gái giàu tình yêu thương ấy đã truyền động lực rất lớn để mình nuôi tóc dài hiến tặng cho bệnh nhân ung thư".
Nhiếp ảnh gia bén duyên với vùng cao, được ngàn trẻ em yêu quý Lê Quang Long từng bán cả xe máy để mua máy ảnh thực hiện đam mê. Và rồi anh trở thành một người hết lòng với việc giúp trẻ em nghèo vùng cao. Đam mê nhiếp ảnh, thương người dân vùng cao Lê Quang Long (30 tuổi) là một nhiếp ảnh gia tự do đến từ Quảng Nam. Khi còn ngồi trên ghế...