Người ta nhớ gì về Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Obama?
Vào ngày 10/1, nhà lãnh đạo Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama sẽ có bài phát biểu chia tay trước người dân nước này. Dưới đây là những tuyên bố ồn ào và gây tranh cãi nhất của vị Tổng thống thứ 44 của Mỹ do Ria Novosti tổng hợp.
“Không nghe theo” Nga
Nói về những quốc gia có thể cạnh tranh với Mỹ trên trường quốc tế, ông Obama đã thường áp dụng cách tiếp cận truyền thống của mình bằng cách nhắc qua loa…. Ông đã áp dụng hoàn toàn điều này đối với các tuyên bố liên quan đến Nga.
“Mỹ đang gặp phải rất nhiều thách thức. Nga là một cường quốc khu vực không phải do sức mạnh, mà do yếu thế nên đe dọa một số nước láng giềng lân cận mình”, Tổng thống Obama nói vào năm 2014 ở The Hague, Hà Lan. Một năm sau đó, khi đưa ra ý kiến về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga, Barack Obama cho biết Moscow đã bị cô lập và nền kinh tế của Nga đang bị “xé tan thành từng mảnh”.
Hãng tin Ria Novosti bình luận, có vẻ như ông Obama chú trọng đến lối văn khoa trương, màu mè. còn trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Jeffrey Goldberg thuộc tờ The Atlantic, các nhà phân tích phương Tây cho rằng các quan điểm đối ngoại của Tổng thống là o ép, ông nhắc lại cuộc gặp gỡ với Tổng thống Putin và thừa nhận rằng, người đồng nhiệm Nga “lịch sự một cách hoàn hảo” và “rất thẳng thắn”, cuộc đối thoại diễn ra theo kiểu “thẳng thắn trong kinh doanh”. Tuy nhiên, khi có mặt các nhà lãnh đạo khác trên thế giới, Tổng thống Mỹ thường coi Nga như là quốc gia không được lắng nghe”.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Goldberg, Barack Obama nói rằng, ảnh hưởng của Nga trên thế giới đang suy giảm nghiêm trọng và cho rằng, “không nên nghe theo” Putin trong các cuộc họp xác định chương trình nghị sự toàn cầu, ví dụ các cuộc họp thượng đỉnh của G20. Tài liệu về “Thuyết Obama” đã được công bố trên The Atlantic số ra tháng 4, nhưng trong tháng 11, nhà lãnh đạo Mỹ lưu ý rằng, Nga là một nước quan trọng, một siêu cường quân sự, có ảnh hưởng trên thế giới. Tuy nhiên, trong tháng qua Nga lại một lần nữa nhanh chóng “suy yếu”.
“Họ (Nga) nhỏ bé hơn, yếu hơn (so với Mỹ). Nền kinh tế của họ không sản xuất ra bất cứ thứ gì mà các nước khác muốn mua, ngoại trừ dầu mỏ, khí đốt và vũ khí”, Tổng thống Mỹ nhận định vào tháng 12 năm ngoái.
Video đang HOT
Tại cuộc họp báo trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 5/2016, Tổng thống Obama nói rằng, Mỹ đứng về “lẽ phải của lịch sử” trong Chiến tranh Lạnh, mặc dù “có một số chỗ hơi thái quá”. Tạp chí Foreign Policy đã xếp hạng những lời này vào danh sách các phát ngôn tệ nhất trong năm.
“Vâng, có thể có những sự kiện đặc biệt xảy ra ở những nước Đông Nam Á. Trong khi, Barack Obama đã trở thành nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên đến thăm Lào. Chuyến thăm mang “tính chất hòa giải”: dự kiến tổng thống sẽ xin lỗi người dân Lào. Tuy nhiên, đã không có một lời xin lỗi chính thức nào từ Washington. Ông Obama hạn chế thừa nhận “sự đau khổ và thương vong đối với tất cả các bên trong cuộc xung đột” và hứa hẹn hàng năm Mỹ sẽ chi cho Lào 30 triệu USD trong việc khắc phục những “hậu quả chết người” của không quân Mỹ – đó là các quả mìn và bom chưa nổ.
“Những ai ngã xuống ở đây cũng là để cho chúng ta có ngày hôm nay. Chúng ta không có lỗi trong quá khứ, chúng ta có thể học hỏi, chúng ta có thể lựa chọn. Chúng ta có thể kể cho con cháu về một câu chuyện khác”, Tổng thống nói và kêu gọi không xem xét vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki là “bình minh của kỷ nguyên vũ khí hạt nhân”, mà là khởi đầu của “sự thức tỉnh về đạo đức”.
Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin
Sai lầm lớn nhất
Hãng thông tấn Ria Novosti bình luận “Chuyến công du hối lỗi” của người giành giải Nobel Hòa bình đã cho thấy sự kéo dài dai dẳng về quan điểm cho rằng, sự bành trướng của Mỹ là xấu xa khi nó được thực hiện “sai”, vụng về và có quy mô tàn phá nhiều hơn.
Gần cuối nhiệm kỳ tổng thống của mình, bản thân ông Obama giống như nhà tiên tri đặc biệt của Mỹ. Vào năm 2011, khi thảo luận về cuộc xâm lược Libya, Tổng thống Mỹ nói rằng, một số quốc gia có thể nhắm mắt cho những tội ác diễn ra ở các nước khác, nhưng không phải Mỹ. 5 năm sau, ông Obama kêu gọi không kích Libya. Đó là sai lầm lớn nhất của ông.
“Chúng ta không thể cố nắm bắt và thay đổi bất kỳ nước nào đang rơi vào khủng hoảng. Đó không phải là quốc gia dẫn đầu, mà đó là sự đảm bảo rằng chúng ta sẽ thỏa hiệp, máu của người Mỹ sẽ đổ xuống và rồi cuối cùng chúng ta sẽ suy yếu. Đó là các bài học ở Iraq – và chúng ta cần lĩnh hội cho đến tận ngày nay”, Tổng thống cho biết trong cuộc họp thường niên trước Quốc hội vào năm 2016.
Mỹ không nên tham gia vào kiểm soát Libya, ông Obama nói. “Về nguyên tắc, chúng tôi không có nghĩa vụ kiểm soát ở Trung Đông và Bắc Phi. Đây là sai lầm cơ bản của chúng tôi”, ông nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với Goldberg.
Cuối cùng Ria Novosti kết luận: Điều gì có thể xảy ra, khi đầu tàu Obama và những người có quan điểm “diều hâu” của đảng Dân chủ khẳng định sẽ tiếp tục các chính sách của Nhà Trắng tại Syria. Đội của ông Trump sẽ xác định quan điểm của Mỹ về tình hình của đất nước trên thế giới, ít nhất là cho đến khi diễn ra cuộc bầu cử tại Quốc hội. Để “khôi phục lại nước Mỹ vĩ đại”, tổng thống đắc cử sẽ phải bỏ đi nhiều trang trong lịch sử của ông Obama. Và có vẻ như ông Trump đã sẵn sàng để làm điều đó.
(Theo Infonet)
Obama nỗ lực cứu vãn di sản tại diễn đàn APEC
Tổng thống Barack Obama cho rằng nếu TPP bị phá bỏ như tuyên bố của tổng thống đắc cử Donald Trump, vị thế của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ bị hạ thấp.
Ngày 20/11, Tổng thống Obama đã bảo vệ những di sản về tự do thương mại và an ninh của mình trước các lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương đang cảm nhận sự bất định sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 8/11.
Tổng thống Obama đến hội nghị APEC trong một tình huống oái oăm khi người kế nhiệm ông có thể sẽ lật lại tất cả những thành quả của ông. Ảnh: Reuters.
Hội nghị Diễn đàn Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru là điểm dừng chân cuối trong chuyến công du nước ngoài cuối cùng của ông Obama trên cương vị tổng thống Mỹ.
Tại đây, ông Obama trấn an các đối tác hãy kiên định với quá trình tự do hóa thương mại, trong khi người kế nhiệm Donald Trump của ông luôn đổ lỗi việc này làm mất công ăn việc làm của người Mỹ. Những di sản trong 2 nhiệm kỳ của Obama, điển hình là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), có thể sẽ không được thông qua dưới thời Trump.
Tổng thống Obama cho rằng nếu TPP đổ vỡ, vị thế của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ bị hạ thấp, theo Reuters. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ vẫn đề nghị cộng đồng quốc tế hãy dùng đầu óc cởi mở và cho tổng thống tân cử Trump thêm thời gian.
Các lãnh đạo APEC trong tấm ảnh chụp chung tại hội nghị ở Lima. Ảnh: Reuters.
AFP dẫn dự thảo tuyên bố chung sau hội nghị APEC cho thấy khối này tiếp tục ủng hộ tự do thương mại, lên án chủ nghĩa bảo hộ và cho rằng việc hạn chế tự do thương mại sẽ làm tổn hại đến quá trình phục hồi kinh tế thế giới.
Các thành viên APEC sẽ hứa đảm bảo lợi ích của tự do thương mại được phân chia đồng đều hơn, hỗ trợ những người thiệt thòi trong tiến trình này.
Cũng trong chuyến đi này, Tổng thống Obama đã nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin 4 phút về tình hình Ukraine, Nga.
Ông Obama thúc giục Nga tuân thủ cam kết trong hiệp ước hòa bình Minsk về tình hình Ukraine. Đối với cuộc xung đột ở Syria, ông Obama nói rằng việc ngừng bắn là cần thiết để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao chính trị nhưng tổng thống Mỹ cũng "không lạc quan" sẽ có tiến triển ở Syria trong ngắn hạn.
Trong cuộc gặp có lẽ là cuối cùng giữa hai nhà lãnh đạo trước khi Tổng thống Obama rời Nhà Trắng, Tổng thống Putin cho biết ông đã cảm ơn Obama về "những năm hợp tác vừa qua" và chào đón Obama đến Moscow bất cứ khi nào ông muốn.
(Theo Zing News)
Donald Trump đòi mở cuộc điều tra Tổng thống Barack Obama Donald Trump kêu gọi mở một cuộc điều tra nhằm vào Tổng thống Barack Obama về vụ bê bối thư điện tử cá nhân của bà Hillary Clinton. Donald Trump có mặt tại bang Florida cho một sự kiện vận động bầu cử (ảnh: EPA) Vào ngày 25/10, trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Reuters, tỷ phú Donald Trump cho...